K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 7 2017

Có những người lướt qua cuộc đời của mỗi chúng ta dù là hữu ý hay vô ý đều để lại những dư âm cảm xúc buồn vui khó quên. Họ như cơn gió nhẹ nhàng mang theo sự hấp dẫn cuốn hút chúng ta nhưng ta sẽ chẳng bao giờ gặp lại cơn gió ấy nữa. . Họ không phải là một bờ vai trường tồn, vững chãi để chúng ta dựa dẫm mãi mãi. Dù họ đã và đang ở bên cạnh ta nhưng chắc gì ta đã có thể gặp lại họ một lần nữa ? Tương lai khó đoán, ngày mai khó biết, chúng ta nào có hay ? Chúng ta ra đời, lăn lộn với cuộc sống bên ngoài cũng như gặp nhiều người như vậy, những lúc mệt mỏi trông cậy mình vào ai đây ? Bạn có kêu trỡi hỡi đất nhưng có gì, có người nào là mãi mãi sao ? Chỉ tích tắc vài giây thôi và đôi lúc bạn vô ý quên mất gia đình của bạn - nơi tổ ấm luôn luôn dang rộng đôi tay đón bạn về. Gia đình - một ngôi nhà tinh thần cho bạn dựa vào, vực bạn dậy sau mỗi khổ đau, khó khăn tưởng chừng như không thể nào vượt qua. Cũng như câu nói trong bộ phim " Quá nhanh quá nguy hiểm " rằng: " Cho dù cậu có ở đâu, cách hàng dặm xa hay là nửa vòng trái đất, cậu sẽ ở mãi trong tim chúng tôi và chúng tôi sẽ mãi là gia đình của cậu. " . Đúng vậy dù bạn có đi đâu về đâu nhưng hãy nhớ rằng gia đình luôn sát cánh bên bạn. Và hãy nói với họ là bạn yêu họ nhé.

Một đoạn thôi =)) Dở quá hic

22 tháng 7 2017

-__________________-

21 tháng 7 2017

Bài 1: Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.

Khái niệm “học” mà Lênin sử dụng ở đây có thể hiểu theo những cách khác nhau, tùy theo mức độ rộng hay hẹp trong ý nghĩa.

Theo nghĩa hẹp: học là hoạt động thu nhận và tái hiện tri thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của thầy giáo trong nhà trường. Hoạt động học như thế gắn liền với một giai đoạn cụ thể trong cuộc đời: lứa tuổi thanh thiếu niên, gắn liền với một khòng gian xác định: nhà trường.

Theo nghĩa rộng: Hoạt động học diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, trong suòt cuộc đời một con người. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi cuóc đời là “trường đời”. đây là mái trường mở ra theo bước chân của con người trên mọi nẻo đường đời, ở mọi lứa tuổi. Theo ý nghĩa này, Gorki đã gọi cuộc đời là “trường đại học của tôi”. Và đây cũng là ý nghĩa chính trong khai niệm học của Lènin. Bản thân cuộc đời Lênin là một minh chứng cho quan niệm này. Qua trường đời, Lênin thu nhận tri thức để trở thành nhà trường có kiến thức sâu rộng. Qua trường đời, Lênin “học làm cách mạng" rồi trở thành nhà cách mạng vĩ đại. Tri thức của nhà trường theo nghĩa hẹp dù phong phú, toàn diện đến đâu cũng có giới hạn. Tri thức của tnrờng đời mới là nguồn tri thức rộng lớn, phong phú. Trong trường đời moi sự kiện, mọi lĩnh vực đời sống là trang sách. Mọi người quanh ta đều là thầy ta. Người ta phải học tất thảy mọi điều dù là nhỏ nhặt nhất như câu tục ngữ đã tổng kết: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Với cách hiểu trên, hoại động học là rất cần thiết. Nhờ học mà xã hội loài người luôn phát triển. Thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước để từ đó tạo lập nên những thành tựu mới. Lí giải về sự thành công của mình, nhà bác học Niutơn đã nói một cách hõm hỉnh: Tôi đã đứng trên vai người khổng lồ. “Người khổng lồ” ở đây lá một cách nói hình tượng về những tri thức đã được nhà bác học tiếp thu qua nhưng hoạt động học tập của mình.

Nghĩa gốc của từ “học” trong tiếng Nga mà Lênin sử dụng chỉ hoạt động diễn ra trong một quá trình kéo dài. Người lặp lại từ này ba lần chính là để nhàn mạnh tính thường xuyên, liên tục, không ngừng của hoạt động học. Có điều đó là bởi tri thức trong trường đời là vô hạn. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn luôn được bổ sung, phát triển. Đây chính là lí do để chúng ta phải “học nữa, học mãi”. Ngừng học tập cũng tức là chúng ta đặt mình ra khỏi vòng quay của cuộc sống đang không ngừng đổi thay, phát triển.

Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quvết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.

Chúng ta đang sống trong một xã hội được mệnh danh là “xã hội tri thức”, “xã hội thông tin”: Hơn bao giờ hết, phương châm “Học, học nữa, học mãi” của Lênin thật sự trở nên thiết yếu với mồi con người. Sự giàu có đích thực của mỗi con người, mỗi quốc gia ngày nay là sự giàu có tri thức. Chỉ có phát triển tri thức mới đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.

Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật gián dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.

Bài 2:

Ông Hai, thật vậy, đã yêu cái làng chợ Dầu của mình bằng một tình yêu đặc biệt. Đấy là nơi tổ tiên, cha mẹ ông đã từng sinh trưởng và cũng là nơi chôn rau cắt rốn của ông. Do vậy, ông yêu làng này bằng một tình yêu vốn có từ lâu, sâu sắc và bền vững như tình yêu của một nông dân gắn bó với quê hương, nói cụ thể hơn là gắn bó với cảnh vật và con người của mảnh đất quê hương ấy. Bởi thế, mỗi lần nói đến làng chợ Dầu ấy, ông đều nói với giọng say mê, náo nức lạ thường. “Hai con mắt sáng hẳn lên. Cái mặt biến chuyển hoạt động”... Ông yêu tất cả những cảnh vật ở làng ông, nên mạnh dạn tự hào: ”Nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh”, đường trong làng ”toàn lát đá xanh, trời mưa đi, bùn không dính đến gót chân”, “phơi thóc rơm thì tốt thượng hạng”. Đôi khi ông cường điệu, ông tự hào mãnh liệt đến cả cái sinh phần của cụ Thượng “vườn hoa cây cảnh nom như động ấy”.

Mãi đến sau cách mạng thánh Tám, ông mới nhận ra chính cái dinh cơ của quan Tổng đốc ấy đã đem lại bao nỗi khổ ải cho dân làng. Có người bệnh, có người chết, bao nhiêu người làm việc không công. Riêng phần ông đã bị một đống gạch đổ vào bại một bên hông. Cả cái chân ông sau này khập khiểng, đi đứng không ngay ngắn được cũng là do cái lăng tai ác ấy. Dưới mắt ông, cái gì của làng chợ Dầu cũng lớn, cũng đẹp hơn hẳn những thứ của thiên hạ. Từ cái phòng thông tin triển lãm “sáng sủa và rộng rãi nhất vùng”, đến cái chòi phát thanh trong làng, cả đến cây lúa ngoài đồng... Cái gì của làng cũng làm ông say mê, hãnh diện, tự hào.

Lúc cuộc kháng chiến của cả dân tộc bùng lên, lòng yêu mến làng quê của ông Hai đã có những chuyển biến rõ rệt. Nếu trước kia, ông hãnh diện vì làng chợ Dầu giàu có, tươi đẹp, cái sinh phần của cụ Thượng tốt tươi, mới lạ, thì sau cách mạng tháng Tám, nhờ giác ngộ chính trị, ông lại tự hào về không khí cách mạng sôi nổi ở làng ông. Từ những buổi tập quân sự, những hố, những ụ, những giao thông hào chiến đấu, ông đã bộc lộ niềm sung sướng của mình truớc những sự thay đổi đó. Sự xuất hiện của những phòng thông tin, chòi phát thanh, đúng là cuộc đời, số phận ông thực sự gắn liền với những thăng trầm của làng Dầu yêu dấu của ông. Đối với ông Hai khi ấy, tình yêu làng mạc và tình yêu đất nước đã chan hoà làm một trong tình cảm và nhận thức của ông. Những ngày đầu kháng chiến, ông luôn luôn tự hào về việc làng Dầu của mình đã tham gia vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Ngay bản thân ông cũng đã nhiệt tình cùng với mọi người đi đào đường, đắp ụ để cản giặc và ông tha thiết muốn ở lại làng để trực tiếp chiến đấu. Nhưng sau đó ông Hai phải theo vợ con tản cư đến một làng khác. Nỗi nhớ làng không nguôi, ở nơi tản cư, ông đã tin tức về kháng chiến. Không đọc được báo, ông đã tìm hỏi tin cho bằng được. Trước tin một em bé ở ban tuyên truyền xung phong dũng cảm cắm cờ lên Tháp Rùa; một anh trung đội trưởng giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng quả lựu đạn cuối cùng, ông Hai cứ tấm tắc khen: “Khiếp thật! Tinh là những người giỏi cả”. Ngoài việc khâm phục những người anh hùng trong kháng chiến, ông Hai còn hả hê trước thất bại của địch: Chỗ này giết được tên Pháp với hai tên việt gian, chỗ kia phá đổ một xe tăng và một xe díp “ruột gan của lão cứ múa cả lên, vui quá”. Nhưng không có gì đâu đớn, tủi nhục cho ông Hai bằng khi nghe một người đàn bà tản cư từ dưới xuôi lên nói: “Cả làng chúng nó (làng Dầu) việt gian theo Tây”, “Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông à!”, “cổ ông Hai cứ nghẹn lại, da mặt tê rân rân”. “Ông lặng đi tưởng như không bao giờ thở được”. Niềm tự hào bao lâu bỗng chốc tan tành, sụp đổ. Giá không yêu nơi sinh trưởng của mình, ông đâu cảm thấy đau đớn và nhục nhã đến thế. Ông vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng, “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Về đến nhà, “ông nằm vật ra giường”, nước mắt ông cứ tràn ra. Khi nhìn đàn con, chưa bao giờ ông đau đớn đến thế, nghĩ rằng: “Chúng nó là trẻ con làng việt gian đấy ư?” Ông Hai căm ghét bọn phản bội làng, phản bội Tổ quốc. Nỗi đau đớn và nhục nhã và lo sợ của ông lên tới cao độ khi nghe tin nhân dân địa phương có người làng Dầu tản cư đến là họ tẩy chay dân làng ông, “đến đâu có người chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi”, ngay mụ chủ nhà cũng đã đuổi khéo vợ chồng, con cái ông ra khỏi nhà. Trước tình cảnh ấy, ông Hai bế tắc nhưng nhất định không chịu trở về làng: “Về làng là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”. Cũng không thể đi đâu, ở đâu, người ta cũng đuổi người làng chợ Dầu của ông. Từ đau đớn nhục nhã như thế, ông Hai lại biết bao vui sướng khi nhận được tin làng ông bị giặc phá, nhà ông bị giặc đốt. Nghĩa là làng Dầu của ông không hề theo giặc. “Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ, đốt nhẵn rồi”. Ông Hai cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy cho mọi người. “Vui mừng vì nhà mình bị đốt!” một niềm vui thể hiện một cách đau xót và đầy xúc động thể hiện tinh thần yêu nước, yêu cách mạng của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nỗi vui mừng của ông Hai ở đây thật vô bờ bến. Ông hào phóng mua quà cho các con, ông muốn san sẻ niềm vui sướng ấy cho mọi người trong đó có cả mụ chủ nhà từng gieo cho ông nhiều nỗi bực dọc, căm tức. Từ một người yêu mến đắm say làng mạc của mình, ông Hai đã gắn tình yêu ấy với tình yêu đất nước, chính vì thế mà làng Dầu của ông có như thế nào đi nữa, ông vẫn một lòng, một dạ ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ.

Thật đúng như nhà văn I-li-a Ê-ren-bua nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu đồng quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Quả thật, ông Hai là hình ảnh đẹp của những người nông dân bình thường nhưng giàu lòng yêu nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây (1946-1954). Nhà văn Kim Lân đã có những thành công trong việc xây dựng hình tượng người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp với những tình cảm chân thực và thăm đượm tình yêu quê hương, đất nước.

21 tháng 7 2017
1. Bài làm: Nhân dân ta hầu như ai cũng biết đến câu nói sâu sắc của nhà bác học thiên tài Lê Nin: 'Học, học nữa, học mãi'. Câu nói này quả nhiên là một lời khuyên răn đối với chúng ta về vấn đề học tập kinh nghiệm, rằng học mãi để hiểu cao biết rộng vì kiến thức như là một đại dương bao la vô tận không bao giờ học hết được. Câu nói:'' Học, học nữa, học mãi'' quả là không sai. 'Học' có nghĩa là học hỏi, tìm tòi, sự tiếp thu bài, kiến thức của con người dưới sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy co, người dạy học. Khi học, chúng ta phải tìm hiểu thêm về nó để biết sâu hơn và có thể mở rộng những kiến thức mà chúng ta đã học được như lời Lê Nin đã nói, 'Học, học nữa, học mãi'. Câu nói đó có ý nghĩa rằng chúng ta phải học hỏi, tìm tòi không ngừng ề những kiến thức chúng ta học được ở những người xung quanh mình. Qua đó, ta thấy câu nói đó là một chân lí sâu sắc, đúng đắn từ trước đến nay, con người kể cả những nhà toán học, văn học, sử học, thiên văn,... cũng phải học hỏi, tìm hiểu chuyên sâu vào ấn đề thì mứi trở nên thành tài, thành các nhà bác học như vậy. Nhưng không phải trở thành nhà bác học là đã học được hết các kiến thức vì kiến thức là cả một đại dương, hoặc có thể nói rằng, kiến thức là một kho báo bí hiểm mà chúng ta cần phải khám phá. Chỉ cần một ngày trôi qua thôi, có thể sẽ có một phát minh, hoặc một kiến thức mà ai đó khám phá được ra đời. Vì thế, chúng ta phải nỗ lực học tập không ngừng để khám phá ra kho báu bí hiểm kia.
Đất nước ta có rất nhiều nhà bác học nổi tiếng như: Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh,... hay nhà toán học ngày nay như Ngô Bảo Châu. Hay các nhà toán học, bác học nước ngoài như là toán học Pitago, O clit, Newton,... Học đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi suốt đời và đã cống hiến, phát iện ra nhiều khiến thức quý báu cho nhân loại, con người. Ngoài ra, em thấy câu nói của Lê Nin còn là một lời giáo dục, dạy bảo có giá trị dành cho con người, giáo dục lí tưởng, chân lí sống cao quý.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng có câu: 'Học hỏi là một việc phải liên tục suốt đời' hoặc câu nói nổi tiếng của Kalinin: 'đường đời là chiếc thang không nấc chốt, việc học là quyển sách không trang cuối cùng'. Qua đó, ta thấy những câu nói của các danh nhân về iệc học, tìm hiểu không ngừng đã phần nào bổ sung thêm tính đúng đắn cho câu nói của Lê Nin. Nhưng chúng ta có thể cũng cảm thấy buồn vì xã hội ngày nay có rất nhiều học sinh trong độ tuổi đi học rất lười biếng, không chăm chỉ tìm tòi, ngoài ra còn một số người đã đạt được danh hiệu, bằng cấp nên tự kiêu, tự mãn, cho là mình giỏi nên không tiếp tục tìm hiểu , học nữa. Còn có một số học sinh kiến thức hạn hẹp, có giới hạn, ham chơi nên đã khiến cho những người đó bị phê bình, phê phán. Do đó, tiếp tục học là việc cần phải làm. Nhưng trước đó, ta phải xác định mục tiêu cần đến để có thể nỗ lực học hơn. Chớ nên bỏ dở, thấy mình kém thì bỏ, tự ti.
Em có một lời khuyên cho những bạn đó bằn một câu nói mà em cảm thấy rất tâm đắc: ' Khi bạn muốn kết thúc thì hãy nghĩ đến lí do bạn bắt đầu'. Chúng ta phải xác định xem chúng ta học để làm gì thì mới có thể học được, có thể chúng ta học để phục vụ đất nước,... Bên cạnh đó, ta cần phải có thái độ học nghiêm túc, học ở trường, học ngoài xã hội. Khi đã đáp ứng đủ các yếu tố đó, chúng ta có thể sẽ mang lại lợi ích cho xã hội, làm cho xã hội thêm văn minh hơn, phát triển kinh tế,... để có thể sẵn sàng đấu tranh với mọi thử thách. Qua đó, ta thấy câu nói của Lê Nin rất đúng đắn, theo em nghĩ, chính Lê Nin cũng muốn các nước đều phát triển. Em cũng sẽ cố gắng thực hiện theo lời của Lê Nin. 2. Bài làm: Kim Lân là nhà văn có vốn sống vô cùng phong phú và sâu sắc về nông thôn Việt Nam.Các sáng tác của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Văn bản “Làng” đươc sáng tác vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ,với nhân vật chính là ông Hai ,một lão nông hiền lành ,yêu làng ,yêu nước và gắn bó với kháng chiến.
Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng.Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .
Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách . Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật.Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc.Từ phòng thông tin ra,đang phấn chấn,náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng,ông Hai quay phắt lại,lắp bắp hỏi,hy vọng được nghe những tin tốt lành,nào ngờ biết tin dữ:“Cả làng Việt gian theo Tây ”.Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn :“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được,một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ.Ông cất tiếng hỏi,giọng lạc hẳn đi ”nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật.Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về.Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :“cha mẹ tiên sư nhà chúng nó ,đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương,cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.
Về đến nhà ông chán chường “nằm vật ra giường”,nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra “ chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”.Ông căm thù những kẻ theo Tây,phản bội làng,ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ”.Niềm tin,nỗi ngờ giằng xé trong ông.Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả “có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy ”.Ông đau xót nghĩ đến cảnh “người ta ghê tởm,người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”.Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu,“chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình”,lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý,đang bàn tán đến cái chuyện làng mình.Nỗi ám ảnh,day dứt,nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông.Ông đau đớn,tủi hổ như chính ông là người có lỗi...
Tình thế của ông càng trở nên bế tắc,tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian.Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến,bỏ Cụ Hồ là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”.
Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu,niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt.Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát:“Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”.Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương.Bởì thế mà ông càng xót xa,đau đớn...
Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy,ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nhỏ.Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình.Ông hỏi con những điều đã biết trước câu trả lời:“Thế nhà con ở đâu?”,“thế con ủng hộ ai ?”…Lời đứa con vang lên trong ông thiêng liêng mà giản dị:“Nhà ta ở làng Chợ Dầu”,“ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !”…Những điều ấy ông đã biết,vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm.Ông mong “anh em đồng chí biết cho bố con ông, tấm lòng bố con ông là như thế đấy,có bao giờ dám đơn sai,chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ”.Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt.Ông xúc động,nước mắt “chảy ròng ròng trên hai má”.Tấm lòng của ông với làng,với nước thật sâu nặng,thiêng liêng.Dẫu cả làng Việt gian thì ông vẫn một lòng trung thành với kháng chiến,với Cụ Hồ …
May thay,tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được cải chính .Ông Hai sung sướng như được sống lại.Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên ”.Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã,lật đật đi khoe với mọi người.Đến đâu cũng chỉ mấy câu“Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ !Đốt sạch !Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính.Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo Tây ấy mà .Láo!Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả .” “Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người”.Ông khoe nhà mình bị đốt sạch,đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc,thậm chí còn rất sung sướng,hạnh phúc.Bởi lẽ,trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến.Đó là một niềm vui kỳ lạ,thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng,yêu nước,tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược .
Cách miêu tả chân thực,sinh động,ngôn ngữ đối thoại,độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng,tự nhiên như cuộc sống cùng với những mâu thuẫn căng thẳng,dồn đẩy, bức bối đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của câu chuyện, đồng thời còn thể hiện sự am hiểu và gắn bó sâu sắc của nhà văn với người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước.
Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam cũng như tác giả ở thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược :Yêu làng,yêu nước và gắn bó với kháng chiến.Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
20 tháng 7 2017

Nói chung câu hỏi trên có đúng hay ko hay em có đồng tình hay ko đc bởi lẽ ý kiến trên vừa có ý đúng nhưng cũng vừa có ý sai

Sai ở chỗ là PHỤ THUỘC NHIỀU VÀO TÌNH CẢM CỦA NG CHẤM

1 cái bí quyết quan trọng nhất là phải có say mê nhập tâm vào môn học là sẽ học giỏi thôi. Tuy nhiên cũng cần chăm chỉ có kiến thức chớ ko đc làm bừa

20 tháng 7 2017

-Ko thể kết luận đc vì Ý kiến trên vừa đúng vừa không đúng. Nếu bài làm của thí sinh trả lời đúng và đủ, chuẩn theo đáp án, diễn đạt hay, có sáng tạo thì sẽ có điểm cao. Ngữ văn vẫn có đáp án biểu điểm rất rõ ràng.Tuy nhiên , sáng tạo hợp lý đúng đắn chớ đừng bịa

Tuy nhiên, cảm nhận của các thầy cô chấm thi cũng sẽ ảnh hưởng một phần vì cùng một lối viết, cùng đáp án, nhưng có thầy cô bảo hay có thầy cô bảo rườm rà hay là chữ viết đẹp hay xấu. Nên điểm cx có 1 phần dựa vào cảm tình

Phương pháp điểm cao: Chăm chỉ ôn luyện có kiến thức trau dồi thường xuyên bồi đắp tình cảm cảm xúc. Đi thi vận dụng vào làm nhập tâm vào bài làm ko sao nhãng. Niềm say mê cũng là 1 yếu tố quan trọng nó giúp ta làm bài đc tốt hơn. Tuyệt đối cấm tình trạng học đối phó học ko vì mình, ko làm bừa để xong chuyện

THÔNG BÁO KẾT QUẢ CUỘC THI MÔN NGỮ VĂN - Nhận xét chung: Các bạn đều làm bài rất tốt, chỉ có một bạn là chưa nộp bài mình nhưng có thể do bạn có việc bận hoặc là việc học không thể tham gia vòng 3. - Mình xin lỗi tất cả các bạn vì mình đã nói dối các bạn về giải thưởng. Vì cuộc thi này mình không có muốn các bạn tham gia với mục đích là giải thưởng, cuộc thi mở ra mục đích chính là ôn lại kiến...
Đọc tiếp

THÔNG BÁO KẾT QUẢ CUỘC THI MÔN NGỮ VĂN

- Nhận xét chung: Các bạn đều làm bài rất tốt, chỉ có một bạn là chưa nộp bài mình nhưng có thể do bạn có việc bận hoặc là việc học không thể tham gia vòng 3.

- Mình xin lỗi tất cả các bạn vì mình đã nói dối các bạn về giải thưởng. Vì cuộc thi này mình không có muốn các bạn tham gia với mục đích là giải thưởng, cuộc thi mở ra mục đích chính là ôn lại kiến thức. Thầy cô và số bạn đã hỏi mình " Sao em ko thông báo giải thưởng để có nhiều bạn tham gia hơn " Hay " Chị / bạn ơi sao có giải thưởng để nhiều bạn tham gia hơn ? " Câu trả lời là không. Như mình đã nói ở trên, mình muốn biết được rằng nếu không có giải thưởng thì liệu có bao nhiêu bạn tham gia đây? Mình rất mong chờ con số đó, và giờ thì cuộc thi cũng đã kết thúc. Mình thấy các bạn dù là không có giải những vẫn muốn thử sức vẫn muốn tham gia...Chúc mừng các bạn nhé! Trên đây là danh sách giải thưởng:

- Giải nhất : Rain Tờ Rym Te 100k ( tùy chọn ) + 20 GP

- Giải nhì : Nguyễn Thị Huyền Trang 50k ( tùy chọn ) + 15 GP

- Giải ba : Satellite + 15 GP

Các bạn trượt ở vòng 3 này ( trừ 1 bạn ko nộp bài ) mình đã xin thầy @phynit tặng cho 3 bạn còn lại : 4. Sky Sơn Tùng ;5. Nguyễn Phương Trâm ; 6. Trần Hương Thoan mỗi bạn +7GP vì các bạn thực sự đã rất cố gắng. Đừng buồn nha, sẽ còn nhiều các cuộc thi khác nữa.

CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT

Linh Phương

13
20 tháng 7 2017

Cảm ơn Linh Phương đã tổ chức thành công cuộc thi môn Ngữ Văn.

Thầy sẽ liên hệ với các bạn được giải để trao thưởng.

Cảm ơn tất cả các bạn!

20 tháng 7 2017

Linh Phương dạ chị :3

13 tháng 7 2017

Linh Phương ghê lắm lun Quang DuyMỹ Duyên hai người nhá ác độc

13 tháng 7 2017

Cmt đầu - chúc mi đc gải tán nhé Như Khương Nguyễn

KẾT THÚC VÒNG 1 - CUỘC THI NGỮ VĂN - Nhận xét chung: Lần này các bạn làm bài khá tốt, chủ yếu các bạn mắc ở câu 2 nên điểm còn thấp hơn so với vòng 1 ( vòng này chấm chặt nhé! ) - Chúc mừng 2 bạn đứng thức 1 và thứ 2 nha! - Vòng 3 lấy 7 bạn 15 điểm. ( Những bạn nào 0,5 và 0,75 làm tròn điểm ) DANH SÁCH CÁC BẠN VÀO VÒNG 3: 1. Như Khương Nguyễn 17 2. Nguyễn Thị Huyền Trang 16 3. Nguyễn Phương Trâm 15.75 ...
Đọc tiếp

KẾT THÚC VÒNG 1 - CUỘC THI NGỮ VĂN

- Nhận xét chung: Lần này các bạn làm bài khá tốt, chủ yếu các bạn mắc ở câu 2 nên điểm còn thấp hơn so với vòng 1 ( vòng này chấm chặt nhé! )

- Chúc mừng 2 bạn đứng thức 1 và thứ 2 nha!

- Vòng 3 lấy 7 bạn 15 điểm. ( Những bạn nào 0,5 và 0,75 làm tròn điểm )

  • DANH SÁCH CÁC BẠN VÀO VÒNG 3:
  • 1. Như Khương Nguyễn 17
  • 2. Nguyễn Thị Huyền Trang 16
  • 3. Nguyễn Phương Trâm 15.75
  • 4. Rain Tờ Rym Te 14.75
  • 5. Trần Hương Thoan 14.75
  • 6. Sky Sơn Tùng 14.75
  • 7. Võ Thu Uyên 14.5

LƯU Ý: - Vòng 3 mở vào sáng ngày 13/7 ( tức là sang mai ) Hạn làm là 5 ngày ( ngày 18/7 hết ) Mai mình sẽ thông báo chi tiết nhé!

Các bạn k được vào vòng 3 đừng buồn nhé! Thực sự là ở vòng này các bạn đã làm bài rất tốt cũng có thể do công việc nên các bạn không đạt được kết quả cao. Hi vọng ở các cuộc thi sau, các bạn sẽ cố gắng hơn nữa nhé!

19
12 tháng 7 2017

Cmt đầu.... Tạch cmnr ; bt v nhờ mẹ lm cho khỏe

12 tháng 7 2017

Chúc mừng mí a, mí cj, cj fiend, dc zô zòng 3

chúc mừng riêng pâp Như Khương Nguyễn, pâp đi thái nhanh zề mua qà cho con

Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khanh đã kể câu chuyện sau: Hôm đó, trên xe buýt có 1 người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở 1 trạm trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội. Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này 1 cô học sinh ngồi hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5K vào túi quần của...
Đọc tiếp

Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khanh đã kể câu chuyện sau:

Hôm đó, trên xe buýt có 1 người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở 1 trạm trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội. Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này 1 cô học sinh ngồi hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5K vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5K. Ông mừng ra mặt trả tiền vé và cứ ngỡ đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.

( Báo Gia đình & Xã hội_ Xuân Đinh Dậu)

Hãy viết bài trình bày suy nghĩ của em khi đọc câu chuyện nhỏ trên. Từ câu chuyện và thực tế đời sống, em hiểu thế nào về người tử tế, việc tử tế.

CÁC BẠN GIÚP MK VỚI!!!

4
11 tháng 7 2017

@Linh Phương @Bình Trần Thị @Ngô Lê Dung

11 tháng 7 2017

Nguyễn Thị LoanNguyễn Thị Mỹ Hạnh

Trần Thanh HàHoàng Thị Nguyệt HàPham Thuong Vi

7 tháng 7 2017

ờ . Tại mk sợ dàn ý của mk ko đủ ý . Nên viết thêm văn cho nó có điểm tí :))

9 tháng 7 2017

Linh Phương e đg làm câu 1, câu 1 thì giống bài: người ăn xin, na ná

Đáng lẽ là 6h sáng ngày mai mình mở vòng nhưng có chút thay đổi nên mình mở vòng từ bây giờ nhé! Các bạn hãy đọc kĩ nội dung thi để làm bài tốt! + Bắt đầu mở vòng 1: Vòng 1 | Học trực tuyến + Lưu ý: Tổng điểm là 20. Mỗi 1 bài có ghi đầy đủ hướng dẫn bạn nên làm gì với đề bài đó. Mỗi 1 bài chỉ có duy nhất 1 lần gửi làm xong soát bài thật kĩ trước khi nộp. + Có 88 người đăng kí nhưng với vòng 1 sẽ...
Đọc tiếp

Đáng lẽ là 6h sáng ngày mai mình mở vòng nhưng có chút thay đổi nên mình mở vòng từ bây giờ nhé! Các bạn hãy đọc kĩ nội dung thi để làm bài tốt!

+ Bắt đầu mở vòng 1: Vòng 1 | Học trực tuyến

+ Lưu ý: Tổng điểm là 20. Mỗi 1 bài có ghi đầy đủ hướng dẫn bạn nên làm gì với đề bài đó. Mỗi 1 bài chỉ có duy nhất 1 lần gửi làm xong soát bài thật kĩ trước khi nộp.

+ Có 88 người đăng kí nhưng với vòng 1 sẽ chỉ lấy 25 bạn. Mong 88 tham gia sẽ làm bài đầy đủ.

+ Vòng 1 rất dễ dàng qua nhưng càng dễ càng thì càng dễ bị nhầm lẫn nên mọi người chú ý thật kĩ.

+ Chấm theo thời gian làm bài nhanh và chính xác. Nhưng nhanh mà sai thì các bạn làm sau điểm cao sẽ được vào vòng 2.

+ Cuộc thi này sẽ không có giải thưởng nên mong mọi người làm bài vì kiến thức không vì mục tiêu làm vì giải thưởng.

Thời gian bắt đầu từ ngày 1/7 ĐẾN 5/7 kết thúc.

CHÚC CÁC BẠN SẼ LÀM BÀI THẬT TỐT! HI VỌNG KHÔNG CÓ AI GIAN LẬN TRONG CUỘC THI NÀY.

76
1 tháng 7 2017

Linh Phương e lm k cần giải thưởng đây.Chuẩn bị nộp bài =))

3 tháng 7 2017

Tạch rồi buôn quá nhảy sông đây vĩnh biệt :((

Các bạn hoc24! Về cuộc thi Văn học: Những bạn nào đang từ lớp 5 lên lớp 6 theo mình: + Với những bạn muốn tham gia thi thì ôn kiến thức 6,7,8 đọc qua các văn bản và cách thức làm bài văn để có thể làm thật tốt. + Với những bạn mà mình đã ib riêng, mình cũng đã trao đổi qua thì hi vọng các bạn sẽ đợi kì thi sau. Nếu các bạn tham gia thì lại quá thiệt cho các bài vì cuộc thi này dành cho THCS. Còn các bạn...
Đọc tiếp

Các bạn hoc24! Về cuộc thi Văn học:

Những bạn nào đang từ lớp 5 lên lớp 6 theo mình:

+ Với những bạn muốn tham gia thi thì ôn kiến thức 6,7,8 đọc qua các văn bản và cách thức làm bài văn để có thể làm thật tốt.

+ Với những bạn mà mình đã ib riêng, mình cũng đã trao đổi qua thì hi vọng các bạn sẽ đợi kì thi sau. Nếu các bạn tham gia thì lại quá thiệt cho các bài vì cuộc thi này dành cho THCS. Còn các bạn lớp 6 lên lớp 7 thì không sao vì kiến thức hoàn toàn ở THCS nên không lo nhé!

+ Còn về lịch thi ở vòng 1 như thế nào thì mình sẽ thông báo sau. Vì có nhiều bạn đăng kí xong đã ib cho mình hỏi là bao giờ bắt đầu cuộc thi. Vào ngày 3/7 mình sẽ đăng thông báo sớm để các bạn có thời gian chuẩn bị và làm bài.

+ Có bạn nào muốn xin hủy đơn thì ib riêng cho mình. Còn muốn đăng kí thì theo đường lick này nhé!

\(\Rightarrow\)Câu hỏi của Linh Phương - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến.

_Cảm Ơn Các Bạn Đã Đọc Bài Viết Này_

- Nguyễn Phương Linh-

14
28 tháng 6 2017

Linh Phương chị đừng có huỷ không sao đâu em nghĩ phần thưởng chỉ là GP cũng được

28 tháng 6 2017

Linh Phương cj đọc hết cmt của e chưa đấy,e ns là giải thưởng đâu có quan trọng,quan trọng mk thi để bik và có thêm kiến thức mà.Mà kể cả có giải thưởng thì e bik chắc là rớt rồi.Cj ns ra câu này e buồn đó :((