K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 7 2018

Tình mẹ bao la
Vượt trên tất cả
Tháng năm vất vả
Tần tảo vì con
Mong con lớn khôn
Đáp đền ơn mẹ!

tôi chế năm lớp 8

7 tháng 7 2018
https://i.imgur.com/zxuesk5.jpg
9 tháng 6 2016

  a. Mở bài: giới thiệu vấn đề, dẫn đề bài vào bài viết.

  b. Thân bài:

      - Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ: Trẻ em lang thang, cơ nhỡ đang là vấn đề cần được toàn xã hội quan tâm. Bởi vì hiện nay vẫn còn rất nhiều trẻ em không nơi nương tựa, điều này ảnh hưởng tới sự phát triển chung của đất nước.

      - Nguyên nhân: Do đói nghèo, do tổn thương tình cảm ( bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập),  do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.

- Hiện nay, những " mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.

- Giới thiệu một vài điển hình: Tổ chức  ( Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ), Chùa Bồ Đề (Huế)...); cá nhân ( Mẹ Phạm Ngọc Oanh (Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội) - Quan điểm và biện pháp nhân rộng

+ Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.

+ Biện pháp nhân rộng:  Dùng biện pháp tuyên truyền, kêu gọi các cá nhân, tổ chức, quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện, thành lập đội thanh niên tình nguyện...

          c. Kết bài: phát biểu cảm nghĩ về hiện tượng trên và liên hệ bản thân.

9 tháng 6 2016
 Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rènĐặt vấn đề:

Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cỡ nhỡ là trách nhiệm của toàn xã hội.

Giải quyết vấn đề:

* Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ

- Theo số liệu của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, năm 2003 cả nước có trên 21.000 trẻ em lang thang cơ nhỡ, đông nhất là ở TP.HCM với 8.500 em. Năm 2008, mặc dù đã được các cá nhân, tổ chức thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy nhưng hiện vẫn còn trên 10.000 trẻ em không nơi nương tựa. Con số này không ngừng gia tăng.

- Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội.

- Trẻ em đường phố đang có nguy cơ phạm tội ngày càng tăng; nạn xin ăn tràn lan ảnh hưởng tới văn minh đô thị.

- Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục rất cao.

* Nguyên nhân

- Do đói nghèo: Trẻ đường phố thường xuất thân từ các gia đình nông dân nghèo hoặc gia đình mà bố mẹ không có việc làm, khó khăn về kinh tế và đông con (77% trẻ bỏ nhà ra đi vì gia đình nghèo khổ)

- Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập (23%)

- Còn lại là do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.

* Hiện nay, những " mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
* Ý nghĩa: 

Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm không chỉ của cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.

* Các tổ chức cá nhân tiêu biểu:

Tổ chức: - Làng trẻ em SOS; Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ); Cô nhi viện Thánh An ( Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định); Chùa Kì Quang II ( Gò Vấp); Chùa Bồ Đề (Huế)...

Cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh ( Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội); Thầy Koyama với mái ấm tình thương 37, Nguyễn Trãi, Huế...

* Quan điểm và biện pháp nhân rộng

Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.

Biện pháp nhân rộng:

* - Dùng biện pháp tuyên truyền.
* - Kêu gọi các cá nhân, tổ chức.
* - Quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện.
* - Thành lập đội thanh niên tình nguyện




Các bài văn mẫu
Information 
Tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ giống nòi là cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước. Tinh thần ấy được thể hiện qua những việc làm cụ thể hàng ngày mà ta có thể bắt gặp ở mọi nơi. Đó là kết quả của tấm lòng tương thân, tương ái đã lưu truyền bao đời nay của dân tộc ta. Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Đây là những cử chỉ và hành động thiết thực của những nhà hảo tâm. Chúng ta cần biểu dương những tấm lòng ấy để nhân lên thành những gương người tốt, việc tốt điển hình trong cuộc sống.
Hiện nay, đất nước đang bước vào thời kì đổi mới, nền kinh tế thị trường phát triển, hoà nhập với quốc tế, nhiều cá nhân, nhiều gia đình, tổ chức làm ăn rất phát đạt, họ muốn chia sẻ tình thương, lòng nhân ái với những người lao động nghèo, những người cơ nhỡ trong xã hội đặc biệt là các trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn bằng cách thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Đây là một việc làm cao thượng, bộc lộ tính nhân đạo cao đẹp.
Ở bùng binh hàng xanh, không ít trong chúng ta bắt gặp những cảnh tượng hết sức đau lòng. Các em nhỏ, chỉ ở độ tuổi ê a, vậy mà đã phải đi xin từng đồng tiền lẻ của những người đi đường. Những tia nắng cuộc đời đã chiếu lên làn da non nớt của chúng, sạm đen và dày hơn. Tự hỏi, trong cuộc sống còn bao nhiêu đứa trẻ như thế nữa, tại sao chúng lại phải gánh trên vai số phận nghiệt ngã như vậy! Trong khi những đứa trẻ đồng trang lứa thì đang sống trong bầu không khí đầy ắp tình thương của biết bao người, còn chúng thì phải nai lưng sống qua ngày, đã vậy, đôi lúc còn phải cam chịu những ánh mắt thờ ơ, những sự ghẻ lạnh từ những con người không có trái tim
Bác Hồ nói:

Trẻ em như búp trên cành,

Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan

Trẻ thơ là độ tuổi ăn chưa no, lo chứa tới, rất cần sự cưu mang, đùm bọc, che chở, dạy dỗ của người lớn để hình thành nên những nhân cách tốt đẹp, có ích cho xã hội. Thế nhưng, những đứa trẻ bất hạnh, không có mái ấm gia đình, không có tình thương của cha mẹ và người thân, chúng phải tự bương trải kiếm từng miếng cơm, manh áo. Hàng ngày phải tiếp xúc với các tệ nạn xã hội, các em dễ bị lôi kéo vào những con đường xấu và từ đó trở thành gánh nặng cho xã hội, cho cộng đồng. Nhận thức rõ điều này, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức đã thu nhận những trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống đó về những mái ấm tình thương. Bằng tình thương, sự đùm bọc, bằng tấm lòng nhân ái, bao dung nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Các tổ chức như Trung tâm nuôi dạy và đào tạo việc làm cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ Thái Bình, Trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ em Gò Vấp, Trường mái ấm Bà Chiểu,… là những ví dụ điển hình. Và có rất nhiều người đã lớn lên từ những mái ấm ấy, thành công và để lại tên tuổi cho đời như cố diễn viên Lê Công Tuấn Anh, nghệ nhân Lương Tấn Hằng, hiệu trưởng – nhà giáo ưu tú Phạm Thị Vy,…
Thế nhưng, đâu đó vẫn còn những hiện tượng tiêu cực như đối xử bạo hành với trẻ em, lợi dụng những tổ chức này để tranh thủ sự ủng hộ của các quỹ nhân đạo, bóc lột sức lao động của trẻ em, thái độ ghẻ lạnh, dửng dưng, thờ ơ trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của trẻ em lang thang ngoài đường phố
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Trẻ thơ được coi như tương lai của đất nước, một đất nước có phồn thịnh được hay không là nhờ vào thế hệ ấy! Nhưng, đất nước ta đang phải chịu sự thiếu hụt của rất nhiều tài năng đang chơi vơi giữa dòng đời. Vậy nên, cần thêm nhiều nữa những mái ấm tình thương như Trung tâm nuôi dạy và đào tạo việc làm cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ Thái Bình, và cũng cần thêm nhiều nữa những lòng hảo tâm như nghệ nhân Lương Tấn Hằng.

Tóm lại, yêu thương, giúp đỡ, thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp là một hành động đáng để xã hội và quần chúng nhân dân ủng hộ và làm theo  

NOTE “Trong đêm, một bàn chân bước, bé xíu lang thang trên đường, ánh mắt buồn mệt nhoài của em, em rất buồn vì em không biết đi về đâu,về đâu …”. Đây chính là thực trạng xã hội hiện nay ở nước ta, tình trạng trẻ em lang thang ngày càng tăng và là một vấn nạn cần được giải quyết nhanh chóng. Tuy nhà nước ta đã rất cố gắng hết mình, nhưng không dễ gì có thể xóa đi vấn nạn này một cách nhanh chóng được do nhà nước ta không có đủ điều kiện. Vì thế trong xã hội đã xuất hiện một lực lượng mới, một lực lượng cảm thông với tình trạng hiện nay của các em, một lực lượng giàu tâm huyết và đầy tình thương,đó chính là nhiều cá nhân, gia đình & tổ chức có lòng hảo tâm đã thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang, kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy,giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

Số phận của những đứa trẻ lang thang, khác với các bạn bè cùng trang lứa, lẽ ra giờ này chúng phải đang được yêu thương, được nâng niu chăm sóc bởi gia đình, cha mẹ; thì giờ đây
những đứa trẻ ấy phải lang thang kiếm sống dưới những tiêu cực của xã hội, những lừa lọc, áp bức, xâm hại tới bạn thân, mà quan trọng nhất là xâm hại tới tinh thần, tới tư tưởng.Vì thế các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm từ khắp mọi miền đất nước đã cùng chung tay lập nên những Mái ấm tình thương, những gia đình không cùng chung huyết thống nhưng lại có chung một tấm lòng, để chăm lo và dạy bảo cho trẻ em lang thang, những mảnh đời bất hạnh có được một cuộc sống hạnh phúc, một tuổi thơ vui tươi và một tương lai tươi sáng. Tiêu biểu về các tổ chức nhân đạo ở Vịêt Nam là: Làng trẻ em SOS, một gia đình lớn cuả trẻ em lang thang. Nhưng trong số
những nhà hảo tâm có đầy đủ điều kiện về vật chất lẫn tấm lòng thì cũng có không ít người không có điều kiện vật chất nhưng lại có tấm lòng như Cổ tích “bà bụt sinh viên” đăng trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 26-9-2008 về nữ SV Nguyễn Hòang Oanh đảm đang, vững vàng với vai trò là chị, là mẹ của 3 em “nuôi” nhỏ mù lòa.Dù chỉ là sinh viên, lo tiền học của bản thân còn không đủ, nhưng Oanh vẫn gắng chăm sóc cho các em, lo cho các em có được một cuộc sống no đủ, được vui chơi,
được học hành bằng những mối làm thêm đến tận khuya để có tiền cho các em.Thật đúng là một câu chuyện “cổ tích” giữa đời thường.

Nhưng do đâu mà trẻ em lang thang trong xã hội ngày một đông? Trẻ em lang thang do nhiều lí do, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do những người mang tiếng là bậc sinh thành, nhưng lại thiếu trách nhiệm, đang tâm bỏ con giữa một xã hội đen tối, không nơi nương tựa, để chúng bị lợi dụng, lầm đường lạc lối.Thật đáng trách cho những kẻ đã quyết định sinh con ra đời thì ít nhất cũng phải mang đến cho chúng một cuộc sống hạnh phúc cho dù là không no đủ.

Nguyên nhân thứ hai có thể do bọn trẻ mồ côi từ nhỏ, không nơi nương tựa, chúng phải sống dựa
vào những đứa trẻ lang thang lớn hơn, những băng nhóm đường phố, học theo thói xấu, làm việc xấu để mưu sinh.Và nguyên nhân thứ ba chính là những kẻ có tâm địa độc ác, xấu xa đã lừa gia đình các em, dụ dỗ các em, xem các em như một món hàng đem lại lợi nhuận cho chúng.

Trong cuộc sống có kẻ xấu, người tốt, cũng như có những nhà hảo tâm thì song song đó cũng có những kẻ gian, lừa đảo, chăn dắt các em gọi là “mẹ mìn”.Những người “mẹ” này đã lợi
dụng các em, bóc lột sức lao động của các em, bắt các em làm việc quá sức: xin ăn,bán vé số, thậm chí là ăn cắp để kiếm tiền nuôi chúng.Nếu các em không kiếm đủ tiền, thì bị “mẹ” đánh đập dã man, bắt các em nhịn đói. Những kẻ nhẫn tâm hơn nữa thì đánh gãy tay, gãy chân, thậm chí là chặt ngón tay, ngón chân của các em để việc ăn xin đạt “hiệu quả” cao hơn. Những đứa trẻ bị lợi dụng chăn dắt thường xuất thân ở các gia đình nghèo ở vùng sâu, vùng xa, bị những kẻ chăn dắt lường gạt đư vào TP.HCM làm việc kiếm tiền.Một thực trạng đau lòng khác là nhiềuu vụ việc khi phát hiện, lại do chính cha, mẹ ruột đẩy các em theo những kẻ chăn dắt để kiếm tiền. Như trường
hợp em Hoa (khỏang 6 tuổi) trên báo Phụ nữ,quê ở Nghệ An, mẹ bệnh mất sớm từ lúc hai tuổi.Nhà có bốn chị em, thu nhập hàng ngày trông vào hai công đất trồng sắn và công việc phụ hồ hàng ngày của ba. “Khỏang giữa năm 2008, bác Năm ở TP.HCM ra quê đưa nhà em ba triệu đồng bảo ba cho con vào TP.HCM phụ bác Năm bán hàng.Bác sẽ cho ăn học đến nơi đến chốn. Khi vào TP.HCM, bác Năm Bắt con gọi bằng “mẹ”.Khi đi bán phải mặc đồng phục học sinh để người ta thấy tội nghiệp, mới bán được nhiều. Mỗi ngày làm việc, “mẹ” sẽ giữ dùm 10.000đ, cuối năm sẽ đưa con gửi về quê” – Hoa nói.Thật đáng xấu hổ khi một người lớn khỏe mạnh lại sống bằng số
tiền ít ỏi kiếm được của một đứa trẻ, mà không biết tự lao động để nuôi sống bản thân, chỉ biết bóc lột sức lao dộng của các em. Những kẻ có hành vi này cần phải bị xử phạt thật nghiêm minh, để làm gương cho bọn xấu còn lại.

Việc làm của những nhà hảo tâm đối với các em lang thang thật là tuyệt vời.Đó là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp mà xã hội đang rất cần có ở mỗi công dân. Là một thanh niên sống
trong xã hội, chúng ta phải có thái độ tích cực ngăn chặn những hành vi sai phạm của bọn xấu, đồng thời chung tay góp sức giúp các em có một cuộc sống tươi đẹp.Vì trẻ em chính là tương lai của đất nước, là tương lai của chính chúng ta.“Trẻ em hôm nay, đất nứơc ngày mai”, hãy để trẻ được sống trong ấm no hạnh phúc, có thế thì tương lai do chúng xây dựng mới có thể tốt đẹp được.

Giúp đỡ người tàn tật, trẻ em cơ nhỡ cần có sự chung tay của nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức từ thiện và các cấp, các ngành và cả chính bản thân chúng ta nữa.Chúng ta hãy cùng nhau
vận động mọi người xây nên những mái ấm, những gia đình thật lớn, để xã hội không còn cảnh trẻ em lang thang nữa.Hãy dể cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn
2 tháng 7 2018

Mình có thể lấy 15 bạn cho vòng cuối nha

Chắc mình không thi được nữa rồi . Chúc các bạn thi tốt . Fighting !

Vậy là đã kết thúc vòng 1 của cuộc thi văn trước hết mình xin chúc mừng 26 bạn đã qua vòng 1: Sau đây là danh sách: 1. Trần Thọ Đạt 2. DƯƠNG PHAN KHÁNH DƯƠNG 3. Tử Đằng 4. Cầm Đức Anh 5. phương linh 6. nguyen thi vang 7. Tiểu Thư họ Nguyễn 8. Học 24h 9. Lê Thị Ngọc Duyên 10. Nguyễn Thị Ngọc Bảo 11. Tâm Trần Huy 12. Nguyễn Nhật Minh 13. Diệp Băng Dao 14. Phạm Ngân Hà 15. Ngô Thị Thu Trang 16....
Đọc tiếp

Vậy là đã kết thúc vòng 1 của cuộc thi văn trước hết mình xin chúc mừng 26 bạn đã qua vòng 1:

Sau đây là danh sách:

1. Trần Thọ Đạt

2. DƯƠNG PHAN KHÁNH DƯƠNG

3. Tử Đằng

4. Cầm Đức Anh

5. phương linh

6. nguyen thi vang

7. Tiểu Thư họ Nguyễn

8. Học 24h

9. Lê Thị Ngọc Duyên

10. Nguyễn Thị Ngọc Bảo

11. Tâm Trần Huy

12. Nguyễn Nhật Minh

13. Diệp Băng Dao

14. Phạm Ngân Hà

15. Ngô Thị Thu Trang

16. Jatsumin

17. Liana

18. Đẹp Trai Không Bao Giờ Sai

19. Trịnh Ngọc Hân

20. Trương Tú Nhi

21. luong nguyen

22. trần thị diệu linh

23. nguyen thi thao

24. Thiên Chỉ Hạc

25. Anh và em

26. Anh Pha

Đây là đáp án:

Đáp án: Vòng 1

Phần I:

a) Nhan đề: Ông lão mù (1đ)

b) PTBĐ: Tự sự , miểu tả, biểu cảm (1đ)

c) Đặc sắc của nghệ thuật trong mẩu chuyện là gì ? (2đ)

- Tạo tình huống truyện: tạo ra tình huống gây hiểu lầm và thái độ đáng trách của người phụ nữ đi xe để từ đó làm nổi bật tình cảnh của ông lão.

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật và tính cách nhân vật: ông lão với những nếp nhăn ra sao, tuy bị mù nhưng nhạy thính ra sao, ông biểu hiện ra sao trước những lời nói tích cực và tiêu cực của nhân vật còn lại.

- Nghệ thuật miêu tả không gian, bối cảnh: góc chợ ồn ào, ông lão nép trong xó, lặng lẽ…

- Giọng văn cảm xúc, miêu tả chân thực,…

d) Ý nghĩa : Trong cuộc sống , chúng ta ko nên có thái độ khinh thường đối với những người bất hạnh, kém may mắn hơn chúng ta. Chúng ta phải biết yêu thương giúp đỡ họ dù chỉ là 1 hành động nhỏ thôi (2đ)

Phần 2:

I. MB: Nêu vấn đề cần nghị luận: Lòng yêu thương(1đ)

II. TB:

1. LĐ1: Khái quát nội dung mẩu chuyện và giải thích thế nào là lòng yêu thương.

- Câu chuyện kể về gì? (0,5 đ)

- Ý nghĩa câu chuyện (0,5 đ)

- Giải thích lòng yêu thương là gì? (1đ)

2. LĐ2: Chỉ ra thực trạng, Biểu hiện của lòng yêu thương:

- Biểu hiện: Qua những việc làm nhỏ sự sẻ chia với người hoạn nạn, cảm thông, đồng cảm trước những người có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ họ...(Càng phong phú càng tốt =) (1đ)

- Thực trạng: Có những người sẵn sàng hi sinh, giúp đỡ người khác ... Bên cạnh đó cũng có những người thơ ơ dửng dưng trước người bị hoạn nạn(1đ)

3. LĐ3: Ý nghĩa, vai trò của tình yêu thương

- Đối với bản thân: Bồi đắp tâm hồn mỗi người, Có được niềm vui, đc mọi ng tôn trọng yêu quý, có thêm động lực để hoàn thành công việc tốt hơn, xóa bỏ đc những đau buồn, vất vả, hiềm khích,...(1đ)

- Đối với xã hội: Tạo nên 1 xh trong sáng , lành mạnh nơi mà mọi người biết yêu thương giúp đỡ nhau, làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp (1đ)

4. Lđ4: Phê phán biểu hiện trái ngược với lòng yêu thương, bài học nhận thức

- Chính trong cái xh vội vã này đã khiến cho mọi người trở nên vô cảm đi. Họ sống vội vã, ko quan tâm đến mọi người xung quanh. Làm cho mọi người xa rời nhau, mặc kệ những người khác,..=> 1 xh lạnh lẽo, vắng bóng tình thương=> Đáng lên án=> Cần phải dẹp bỏ(1đ)

- Mỗi người phải có ý thức , tự nhận thức ra đc nó là sai trái mà tránh xa, mà lên án (1đ)

5. Lđ5: Giải pháp: Làm thế nào để có lòng yêu thương và lan tỏa tình thương trong cuộc sống?

- Nhận thức về lòng yêu thương. (Những bài học trong sách ở trường lớp, những cuốn sách mà em đọc, bài học trong cuộc sống mà em chứng kiến mỗi ngày,…=> biết rung động và sẵn sàng sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh hơn mình…) (1đ)

- Hành động vì lòng yêu thương. Sẻ chia và bày tỏ sự yêu thương với những người kém may mắn hơn mình. Tham gia những hoạt động, tổ chức lan tỏa tình yêu thương như: ủng hộ đồng bào miền bão lũ, áo ấm / sách vở tặng trẻ em nghèo / miền núi,… (1đ)

III. KB: khẳng định lại ý nghĩa của lòng yêu thương trong cuộc sống con người và liên hệ bản thân. (1đ)

- Về nội dung: Bài văn đầy đủ ý trên thì chỉ đc 12 đ

- Về hình thức:

+ Bài làm sáng tạo 1đ

+ Liên kết chặt chẽ giữa các ý: 1 đ

+ Điểm về dẫn chứng, liên hệ rải rắc khắp bải

Tiếp đến: Mình xin lỗi vì đề ra không phù hợp với các bạn lớp 6,7 cho lắm. Nên mình đã đổi lại cách chấm 1 tí đối với các bạn lớp 6,7 chấm điểm chỉ dựa vài LĐ1; Lđ3; LĐ4 và 1 phần Lđ5 tuy nhiên nếu thiếu Lđ2: Vẫn bj trừ điểm nha :)

Về cách chấm điểm: +1 đ cho mỗi bạn viết ra giấy và vòng 1 nên các bạn còn copy nhiều nhưng nếu copy hoàn toàn mình cho điểm rất thấp hoặc không nhưng dùng hợp lý mình chỉ trừ 1-3 đ

Mình cực kì khó chịu khi chấm bài mà lại có những bạn trả lười vô cùng vớ vẩn

1) Trần Minh Hoàng :) Rất là nhây trả lời ngớ ngẩn, phần 2 copy 100 % mạng lại còn nộp trước bài :)

2) Quang Duy :( Lời lẽ thô thiển ko tiện nói ra

3) Nguyễn Hải Dương :) 1+1=1 :(

3)chu tuổi gì :( Nói mấy chuyện chưa đến tuổi :)

P/S: Tôi rồi mới đăng thông cảm, vòng sau các bạn thi tốt trưa thứ 2 mới mở nha

Dưới đây là câu trả lời của 3 bạn được cho là hay nhất:

13
30 tháng 6 2018

Bài thứ 3:

Ôn tập ngữ văn 9

Ôn tập ngữ văn 9

1 tháng 7 2018

cuoc thi ngu van ma nguoi to chuc go qua nhieu loi chinh ta :D nhin la chan :sosad:

Danh sách những bạn an toàn bước vào vòng sau cuộc thi văn do Thảo Phương tổ chức Những bạn ở top nguy hiểm ( có tui nè , dễ bị loại ) 1. Trần Thọ Đạt 18 2. Tử Đằng 17 3. phương linh 16 4. Tiểu Thư họ Nguyễn 15.75 5. Học 24h 15.75 6. Nguyễn Thị Ngọc Bảo 15.25 7. Nguyễn Nhật Minh 14.5 8. Ngô Thị Thu Trang 13.5 9. Jatsumin 13.5 15. Trần Khánh Linh 11.25 ( không hẳn đâu ) 16. Mun Chăm Chỉ 11 17. Anh và...
Đọc tiếp

Danh sách những bạn an toàn bước vào vòng sau cuộc thi văn do Thảo Phương tổ chức

Những bạn ở top nguy hiểm ( có tui nè , dễ bị loại )

  • 1. Trần Thọ Đạt 18
  • 2. Tử Đằng 17
  • 3. phương linh 16
  • 4. Tiểu Thư họ Nguyễn 15.75
  • 5. Học 24h 15.75
  • 6. Nguyễn Thị Ngọc Bảo 15.25
  • 7. Nguyễn Nhật Minh 14.5
  • 8. Ngô Thị Thu Trang 13.5
  • 9. Jatsumin 13.5
  • 15. Trần Khánh Linh 11.25 ( không hẳn đâu )
  • 16. Mun Chăm Chỉ 11
  • 17. Anh và em 11
  • 18. le thi hong van 10
  • 19. LY VÂN VÂN 9.5
  • 20. Hoàng Nhất Thiên 8.25
  • 21. TRẦN MINH HOÀNG -2

Những bạn có thể giành hạng 20-25 để đến vòng 2

  • 10. trần thị diệu linh 12.5
  • 11. nguyen thi thao 12.5
  • 12. Thiên Chỉ Hạc 12
  • 13. Vivian 11.5
  • 14. Nanami-Michiru 11.5

Chúc các bạn chưa làm bài thi có điêm số thấp vào để tui đi tiếp ( nói thế chứ các bạn chưa thi điểm cao lắm )

1
28 tháng 6 2018

cái này sai nha

29 tháng 6 2018

Không hiểu lắm nhưng cái này là đc chị ThP duyệt r hả

28 tháng 6 2018

bài dự thi của lớp mấy z bạn

28 tháng 6 2018

Lớp nào cx đc bạn nha

27 tháng 6 2018

ôi hay ghê tớ nạp từ giây phút này may ghê ~.~

27 tháng 6 2018

may quá

Thông báo về lịch thi môn Ngữ Văn I) Thành viên đủ điều kiện tham gia 1)Liana 2)Vivian 3)Hắc Hường 4)Trần Hoàng Nghĩa 5)Phạm Hoàng Giang 6)Anh và em 7)Diệp Băng Dao 8)Nguyễn Công Tỉnh 9)nguyen thi thao 10)Tử Đằng 11)Cầm Đức Anh 12)phương linh 13)Trần Thọ Đạt 14)Hùng Nguyễn 15)nguyen thi vang 16)Lucy Heartfilia 17)Hồng Hạnh pipi 18)Linh San 19)Mai Hà Chi 20)Trần Thị Hà My 21)DƯƠNG PHAN KHÁNH DƯƠNG 22)Trần...
Đọc tiếp

Thông báo về lịch thi môn Ngữ Văn

I) Thành viên đủ điều kiện tham gia

1)Liana

2)Vivian

3)Hắc Hường

4)Trần Hoàng Nghĩa

5)Phạm Hoàng Giang

6)Anh và em

7)Diệp Băng Dao

8)Nguyễn Công Tỉnh

9)nguyen thi thao

10)Tử Đằng

11)Cầm Đức Anh

12)phương linh

13)Trần Thọ Đạt

14)Hùng Nguyễn

15)nguyen thi vang

16)Lucy Heartfilia

17)Hồng Hạnh pipi

18)Linh San

19)Mai Hà Chi

20)Trần Thị Hà My

21)DƯƠNG PHAN KHÁNH DƯƠNG

22)Trần Khánh Linh

23)Nguyễn Thanh Hằng

24)Hải Anh

25)Nguyễn Nhật Minh

26)Thảo Phương

27)Tâm Trần Huy

28)Vũ Thị Phương

29)Phùng Khánh Linh

30)Võ Đông Anh Tuấn

31)Nhã Doanh

32)Hải Sơn Đỗ

33)Dương Nguyễn

34)Trịnh Ngọc Hân

35)Ngô Thanh Sang

36)Hà Linh

37)Trương Tú Nhi

38)Mun Chăm Chỉ

39)trần thị diệu linh

40)TRẦN MINH HOÀNG

41)N

42)Nguyễn Thị Ngọc Bảo

43)Phạm Ngân Hà

44)Học 24h

45)Ngô Thị Thu Trang

46)Hoàng Thảo Linh

47)Mysterious Person

48le thi hong van

49)Thiên Chỉ Hạc

50)Nguyễn Thị Diễm Quỳnh

51)Ngô Lê Dung

52)Đẹp Trai Không Bao Giờ Sai

53)Anh Hoàng Vũ

54)LY VÂN VÂN

55)Nanami-Michiru

P/S: -Trên đây là 55 người đủ điều kiện thi nếu mình tag thiếu ai thì vô link này :Câu hỏi của Thảo Phương - Ngữ văn lớp 9 | Học trực tuyến xem ai được mình ghi số là đủ điều kiên thi

-Nhưng mình chỉ chấm 40 bài đầu tiên có thể hơn nếu như có 2 người đăng bài cùng 1 lúc

II)Lịch thi và quy định:

-Lịch thi: Chiều ngày 27-6 vào lúc khoảng 13h26'

-Đọc kĩ quy định trước khi thi

-Đáp án mình sẽ không đăng lên mà mình sẽ đưa ra trong nhận xét

-5 bài của 5 bạn xuất sắc nhất sẽ được đăng lên để mọi người xem

Thân!

33
26 tháng 6 2018

Best

26 tháng 6 2018

Fighting!

Cùng cố gắng vì tương lai chúng ta :)

V
violet
Giáo viên
25 tháng 6 2018

* Yêu cầu về hình thức

- Đoạn văn khoảng 200 chữ.

- Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

* Yêu cầu về nội dung: Bài làm của học sinh đảm bảo những ý chính sau:

1. Giải thích:

- Sứ mệnh là vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng.

- Tiềm lực đất nước là những sức mạnh vốn có, tiềm tàng của đất nước về cả nhân lực và vật lực như tài nguyên thiên nhiên, sức mạnh trí tuệ con người. Tiềm lực đất nước còn là những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước được xây dựng và phát triển suốt chiều dài lịch sử.

- Đánh thức tiềm lực đất nước là khơi dậy, vận dụng có hiệu quả, sáng tạo những tiềm lực ấy.

=> Sứ mệnh đánh thức tiềm lực là nhiệm vụ quan trọng của mỗi người về việc khơi dậy, phát huy những sức mạnh của dân tộc về môi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội của đất nước.

2. Vì sao phải đánh thức tiềm lực đất nước?

- Vì nguồn tài nguyên của đất nước giàu có, chưa được khai thác hết hoặc được khai thác nhưng không hợp lí.

- Vì tài nguyên con người là tài nguyên vốn quý nhất nhưng chưa được sử dụng có hiệu quả.

3. Sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của cá nhân trong thực tiễn ngày nay

- Ý thức về tiềm lực vô tận của đất nước để sử dụng một cách hiệu quả.

- Giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước.

- Tự phát triển năng lực bản thân, nâng cao trình độ của chính mình để đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

(Có dẫn chứng cụ thể)

- Học sinh trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân, có thể làm theo hướng sau:

+ Nhìn nhận đúng về tiềm lực của đất nước, con người Việt Nam hiện nay.

Thuận lợi: Về tự nhiên - thiên nhiên đất nước có nhiều tài nguyên đất đai, biển, khoáng sản. Kinh tế - xã hội đang trong thời kì hội nhập, đất nước công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Khó khăn: Nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xảy ra nhiều thiên tai, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn trong thời buổi hội nhập...

+ Ý thức sứ mệnh, nhiệm vụ cụ thể của mỗi cá nhân trong tư cách người công dân của đất nước:

Trong môi trường tự nhiên: đấu tranh bảo vệ tự nhiên, giữ gìn môi trường lành mạnh, trong sạch…

Trong môi trường văn hóa – xã hội: con người cần sống tốt, sống đẹp, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, hòa nhập nhưng không hòa tan, không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc…

4. Phản đề

- Đất nước có nhiều tiềm lực nhưng nếu không biết khai thác, khơi dậy những tiềm lực ấy thì đất nước vẫn mãi lạc hậu, tiềm lực vẫn “ngủ yên”.

- Bản thân mỗi công dân phải có sứ mệnh đánh thức tiềm lực của đất nước và của chính mình nhưng vẫn còn không ít người sống không có lí tưởng, sống ích kỉ, làm chậm sự phát triển của đất nước.

5. Bài học hành động và liên hệ bản thân

- Là thế hệ tương lai của đất nước, em đã và đang làm gì để đánh thức tiềm lực của đất nước.

25 tháng 6 2018

* Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…)

* Cách giải:

 Yêu cầu về hình thức:

Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ.

Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.

 Yêu cầu về nội dung:

1. Giải thích

Tiềm lực đất nước là sức mạnh nội tại, tiềm tàng của đất nước, về cả nhân lực, vật lực (tài nguyên thiên nhiên, sức mạnh con người); ngoài ra còn có thể là sức mạnh phi vật thể ( giá trị văn hóa, truyền thống của đất nước trong suốt chiều dài lịch sử)

Đánh thức tiềm lực đất nước là khơi dậy, vận dụng có hiệu quả sáng tạo những tiềm lực ấy.

2.Vì sao phải đánh thức tiềm lực đất nước?

Đánh thức tiềm lực đất nước để đem lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước.

Cần phải đánh thức tiềm lực vì Việt Nam là đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên "rừng vàng biển bạc" nhưng khai thác tài nguyên thiên nhiên chưa hiệu quả, dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên đất nước.

Đánh thức tiềm lực đất nước không phải là khai thác "vô tội vạ" các tài nguyên đất nước khoáng sản… mà phải khai thác hợp lí, có hiệu quả, khai thác đi kèm phát triển bền vững, giữ gìn và bảo vệ cho con cháu mai sau.

3. Sứ mệnh, trách nhiệm đánh thức tiềm lực đất nước của cá nhân trong thực tiễn ngày nay.

Đó là trách nhiệm của tất cả cá nhân trong cộng đồng, không phải là trách nhiệm của riêng ai.

Ý thức đúng đắn về tiềm lực của đất nước: không phải là vô tận để mà lãng phí.

Giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa đất nước nói chung và tài nguyên đất nước nói riêng, từ đó tạo nên "sức mạnh chân chính của một quốc gia", đặc biệt là trong xu thế hội nhập với thế giới.

4. Phản đề

Đất nước có nhiều tiềm lực nhưng nếu không biết khai thác, khơi dậy những tiềm lực ấy thì đất nước vẫn mãi lạc hậu, tiềm lực vẫn "ngủ yên".

Bản thân mỗi công dân phải có sứ mệnh đánh thức tiềm lực của đất nước và của chính mình nhưng vẫn còn không ít người sống không có lí tưởng, sống ích kỉ, làm chậm sự phát triển của đất nước.

5. Bài học hành động và liên hệ bản thân

Là thế hệ tương lai của đất nước, em đã và đang làm gì để đánh thức tiềm lực của đất nước.

Đọc đoạn trích: Hãy đánh thức dậy, đất đai! cho áo em tôi không còn vá vai cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn,… xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm rồi thì đi xa hơn – đẹp, và giàu, và sung sướng hơn Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non châu báu vô biên dưới thềm lục địa rừng đại ngàn bạc vàng là thế phù sa muôn đời như sữa mẹ sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích:

Hãy đánh thức dậy, đất đai!

cho áo em tôi không còn vá vai

cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn,…

xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm

rồi thì đi xa hơn – đẹp, và giàu, và sung sướng hơn

Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non

châu báu vô biên dưới thềm lục địa

rừng đại ngàn bạc vàng là thế

phù sa muôn đời như sữa mẹ

sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể

còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?

lòng đất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?

***

Lúc này ta làm thơ cho nhau

đưa đấy mà chỉ mấy lời ngọt lạt

ta ca hát quá nhiều về tiềm lực

tiềm lực còn ngủ yên…

Tp. Hồ Chí Minh 1980 – 1982

(Trích “Đánh thức tiềm lực”, Ánh trăng – Cát trắng – Mẹ và em,

Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà văn, 2015, tr. 289 – 290)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước?

Câu 3: Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích.

Câu 4: Theo anh (chị) quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ: ta ca hát quá nhiều về tiềm lực / tiềm lực còn ngủ yên có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao?

(Đề thi THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ văn)

5
V
violet
Giáo viên
25 tháng 6 2018

Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2: Trong đoạn trích, những yếu tố thuộc tiềm lực tự nhiên của đất nước được tác giả nhắc đến gồm: đất đai, khoáng sản, châu báu, rừng, phù sa, sông, bể.

Câu 3:

- Câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn trích là: “còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào? - lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?”. Chữ “giàu” thứ nhất là giàu tài nguyên; chữ “giàu thứ hai” được hiểu là nhân dân, đất nước còn nghèo khổ, thiếu thốn.

- Tác dụng của câu hỏi tu từ:

+ Nhắc nhở mỗi người tự có ý thức trong việc sử dụng, khai thác tiềm lực tự nhiên của đất nước để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp.

+ Than thở, tiếc nuối về hiện thực đất nước nhiều tài nguyên nhưng khai thác không hợp lí, người dân không được sống, hưởng ấm no hạnh phúc từ tài nguyên giàu có của đất nước mà vẫn nghèo đói.

Câu 4:

- Quan điểm của tác giả trong hai câu thơ “ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/ tiềm lực còn ngủ yên” vẫn phù hợp với thực tiễn đất nước ngày nay.

- Vì:

+ Tài nguyên thiên nhiên của đất nước vẫn chưa được khai thác hết.

+ Tiềm lực về con người chưa được sử dụng hợp lí, chưa phát huy hết sự sáng tạo, khả năng làm việc, cống hiến của con người.

25 tháng 6 2018

Câu 1:

* Phương pháp: Căn cứ vào các thể thơ đã được học.

* Cách giải:

Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: tự do

Câu 2:

* Phương pháp: Đọc, tìm ý.

* Cách giải:

Trong đoạn trích, những yếu tố thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước là: đất đai, khoáng sản, châu báu, rừng đại ngàn, phù sa, sông bể.

Câu 3:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

* Cách giải:

Hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích:

Xoáy sâu vào vấn đề: Tiềm lực tự nhiên của đất nước và việc đánh thức tiềm lực ấy.

Sự trăn trở của người viết về việc đánh thức tiềm lực quốc gia và khai thác có hiệu quả những nguồn lực đó.

Nhắc nhở mỗi cá nhân: tự vấn, tự hỏi về sự đối lập giữa cuộc sống hiện tại còn nghèo khó và sự giàu có của tài nguyên đất nước

Câu 4:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận.

* Cách giải:

Quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ: phù hợp với thực tiễn hiện nay. Vì:

Trước hết, hai câu thơ là sự tự hào về tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước. Nhưng trên tất cả là sự trăn trở của tác giả về việc chúng ta mới chỉ khai thác và tận dụng được một phần nhỏ trong sự giàu có của tài nguyên đất nước, mà sự khai thác ấy thực tế chưa đúng cách, chưa đi cùng sự bảo vệ, giữ gìn khiến tài nguyên thiên nhiên đất nước hoang phí, dần cạn kiệt. Trong khi đó tiềm lực thực sự của đất nước còn phong phú, còn cần sự "đánh thức" một cách khoa học, bền vững.