Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 13: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt (Phần 4) SVIP
e) Văn học
* Văn học chữ Hán:
- Đặc điểm:
+ Phát triển mạnh, đạt nhiều thành tựu rực rỡ.
+ Nội dung chủ yếu thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
- Tác phẩm tiêu biểu như Chiếu dời đô (Lý Thái Tổ), Nam quốc sơn hà (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi),...
- Từ thế kỉ XVIII, văn xuôi chữ Hán phát triển với nhiều thể loại như tiểu thuyết chương hồi (Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái), truyện kí (Thượng kinh kí sự – Lê Hữu Trác),...
Hình 1. Bức Chiếu dời đô tại Đền Đô
* Văn học chữ Nôm:
- Đặc điểm:
+ Văn học chữ Nôm xuất hiện từ khoảng thế kỉ XIII và phát triển mạnh từ thế kỉ XV, đặc biệt là trong các thế kỉ XVI – XIX.
+ Nội dung chủ yếu là ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người; phê phán một bộ phận quan lại, cường hào; phản ánh những bất công trong xã hội và đề cao vẻ đẹp con người,...
- Tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, thơ Nôm của vua Lê Thánh Tông và các văn thần, Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu,...
* Chữ viết:
- Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của người Trung Hoa, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm để ghi lại tiếng nói của dân tộc.
Đến thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được hình thành từ việc sử dụng, cải biên bằng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt và từng bước phát triển, trở thành chữ viết chính thức của người Việt.
g) Nghệ thuật
* Nghệ thuật kiến trúc:
- Hệ thống cung điện, chùa, tháp, thành luỹ được xây dựng ở nhiều nơi với quy mô lớn. Tiêu biểu là Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ, thành Lam Kinh, thành nhà Mạc, Đại nội Huế, thành Gia Định,... Nhiều ngôi chùa có kiến trúc độc đáo được xây dựng, nổi tiếng là chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, chùa Phật Tích, chùa Thiên Mụ,...
Hình 2. Chùa Một cột
- Kiến trúc đình làng cũng phát triển mạnh, tiêu biểu như đình làng Thạch Lỗi (Hải Dương), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh),...
Hình 3. Di tích thành nhà Hồ (Thanh Hoá)
* Nghệ thuật điêu khắc:
- Nghệ thuật điêu khắc trên đá, gốm, gỗ thể hiện phong cách đặc sắc, tinh xảo.
- Hoa văn phổ biến: hoa văn trang trí hình sóng nước, hoa sen, hoa cúc, lá đề, hình rồng, tượng người, tượng phỏng,... đặc biệt là hình tượng rồng của các triều đại Lý, Trần, Lê sơ.
* Âm nhạc:
- Âm nhạc phát triển mạnh với nhiều thể loại (nhạc dân gian, nhạc cung đình,...), hệ thống nhạc cụ phong phú (gồm: trống, đàn bầu, sáo, tiêu, đàn tranh, đàn tì bà, đàn nguyệt, đàn tỳ bà,...).
- Từ thời Lê sơ, âm nhạc cung đình có vai trò quan trọng trong các sự kiện lớn của triều đình.
- Nghệ thuật sân khấu phát triển với nhiều loại hình, như hát chèo, hát tuồng, hát quan họ, hát ví, hát giặm, hát chèo thuyền, hát ả đào, hát xẩm,...
h) Khoa học kĩ thuật
- Sử học: Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu), Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú),...
- Địa lí: Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Hồng Đức bản đồ (triều Lê sơ),...
- Quân sự: Bình thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư (Trần Quốc Tuấn),...
- Y học: Nam dược thần hiệu (Nguyễn Bá Tĩnh), Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Lê Hữu Trác),...
- Toán học: Đại thành toán pháp (Lương Thế Vinh),...
- Kĩ thuật: Sáng chế thuyền chiến, đúc súng thần công, đúc tiền kim loại,...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây