Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 13: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt (Phần 2) SVIP
b) Kinh tế
* Nông nghiệp
- Chính sách của nhà nước:
+ Nhà nước thực hiện nhiều chính sách quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp: đắp đê, tổ chức khai hoang, ban hành phép "quân điền", thực hiện chính sách "ngu binh ư nông", miễn giảm thuế, nghiêm cấm giết trâu bò,...
+ Công cuộc khai hoang, phục hoá, lấn biển làm tăng diện tích trồng trọt, lập thêm nhiều làng mới, góp phần mở rộng lãnh thổ và tăng cường khả năng phòng thủ đất nước.
+ Nhà nước tăng cường vận động nhân dân tham gia đắp đê phòng lũ trên quy mô lớn, hình thành hệ thống đê điều, thuận lợi cho hoàn chỉnh trong cả nước.
+ Trong triều đình cũng hình thành những chức quan quản lý, giám sát và khuyến khích sản xuất nông nghiệp như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ.
=> Những chính sách của nhà nước đã góp phần tạo điều kiện cho nông dân có ruộng đất canh tác.
- Tình hình nông nghiệp:
+ Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là lúa nước. Ngoài ra, còn có cây lương thực như ngô, khoai, sắn,...
+ Phương thức và kỹ thuật canh tác có những bước tiến mới.
+ Việc sử dụng công cụ lao động bằng sắt, sử dụng sức kéo của trâu bò và thâm canh hai, ba vụ lúa trong một năm trở nên phổ biến, góp phần tăng năng suất lao động, đảm bảo đời sống người dân.
* Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp dân gian:
+ Tiếp tục duy trì và phát triển ở các địa phương với nhiều làng nghề như dệt lụa, làm đồ gốm, đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy, nhuộm, sơn mài, khắc bản in,...
+ Vào thế kỉ XVI – XVII, có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng cả nước, như dệt La Khê, gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Chu Đậu (Hải Dương),... với sản phẩm phong phú, đa dạng và tinh xảo.
- Thủ công nghiệp nhà nước:
+ Do triều đình trực tiếp quản lí, được chú trọng.
+ Cục Bách tác và các quan xưởng tại Thăng Long là nơi sản xuất đồ dùng phục vụ nhà nước, vua, quan trong triều đình. Các hoạt động sản xuất áp dụng tại đây là đúc tiền kim loại, đóng thuyền lớn, sản xuất vũ khí cho quân đội,...
=> Thủ công nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa tạo ra mặt hàng quan trọng để trao đổi với thương nhân nước ngoài.
Hình 1. Đồ gốm thời Lý - Trần
* Thương nghiệp:
- Chợ làng, chợ huyện được hình thành và phát triển mạnh, hoạt động buôn bán nhộn nhịp.
- Kinh đô Thăng Long trở thành trung tâm buôn bán sầm uất dưới thời Lý, Trần, Lê sơ.
- Hoạt động trao đổi, buôn bán với nước ngoài phát triển.
+ Các mặt hàng phổ biến là: lụa, hương liệu, ngà voi, vàng, bạc,...
+ Từ thế kỉ XI, các địa điểm trao đổi hàng hoá với nước ngoài được hình thành ở Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hoá),...
+ Từ thế kỉ XVI, thương nhân phương Tây (Bồ Đào Nha, Hà Lan,...) đã vào Đại Việt trao đổi, buôn bán. Việc giao thương với nước ngoài góp phần thúc đẩy sự hưng thịnh của các đô thị và cảng thị, tiêu biểu là Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An,...
Hình 2. Cảnh một góc Thăng Long thế kỉ XVII (tranh vẽ)
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây