Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 13: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt (Phần 1) SVIP
1. Thành tựu cơ bản
a) Chính trị
* Tổ chức bộ máy nhà nước
- Trải qua các triều đại, tổ chức bộ máy nhà nước của Đại Việt không ngừng được củng cố, hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
- Việc thành lập cơ quan hành chính, pháp lý, chuyên môn, giám sát,... thể hiện vai trò tổ chức, quản lý của nhà nước ngày càng chặt chẽ, tiêu biểu là tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ.
- Tổ chức bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông:
+ Đứng đầu triều đình trung ương là vua. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả tổng chỉ huy quân đội.
+ Để tập trung quyền lực, Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức quan cũ như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển.
+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần. Sáu bộ trở thành cơ quan chức năng chủ chốt trong bộ máy triều đình, do nhà vua trực tiếp điều hành. Sáu bộ thời vua Lê Thánh Tông là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư.
+ Ngoài ra còn có các cơ quan chuyên môn. Các cơ quan chuyên môn có Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Thái y viện,...
+ Ở địa phương, cả nước được chia thành 13 đạo thừa tuyên, do ba ty là Đô ty, Hiến ty, Thừa ty phụ trách. Dưới các đạo có phủ, huyện/châu, xã.
* Luật pháp
- Vai trò của luật pháp: Nhà nước tăng cường quản lý xã hội.
- Luật pháp qua các triều đại:
+ Năm 1002, nhà Tiền Lê định luật lệ.
+ Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam và là bước tiến của văn minh Đại Việt.
+ Năm 1230, vua Trần Thái Tông cho soạn bộ Hình luật.
+ Năm 1483, với sự ra đời của bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) thời Lê sơ, luật pháp trở thành hệ thống chuẩn mực nhằm duy trì và bảo vệ quyền lợi của tầng lớp thống trị cũng như trật tự xã hội.
+ Năm 1811, vua Gia Long cho biên soạn bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) và ban hành năm 1815.
- Nội dung chủ yếu của luật pháp qua các triều đại phong kiến Đại Việt là:
+ Đề cao tính dân tộc và chủ quyền quốc gia.
+ Bảo vệ quyền lực của vua, quý tộc, quan lại.
+ Bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp,...
+ Luật pháp Nhà nước Đại Việt còn bảo vệ quyền lợi cá nhân thông qua các chế độ xử lý công bằng.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây