Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 13: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt (Phần 3) SVIP
c) Tư tưởng, tôn giáo
* Tư tưởng:
- Tư tưởng yêu nước, thương dân:
+ Tiêu chuẩn đạo đức cao nhất để đánh giá con người và các hoạt động xã hội.
+ Biểu hiện thông qua các chính sách của nhà nước trong việc quan tâm đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Đó là cội nguồn của tư tưởng "lấy dân làm gốc".
- Nho giáo:
+ Biểu hiện: gắn liền với hoạt động học tập, thi cử từ thời Lý, Trần.
+ Thời Lê sơ: Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ, góp phần quan trọng vào việc đào tạo đội ngũ trí thức, quan lại và bồi dưỡng những người hiền tài. Nho sĩ trở thành một lực lượng quan trọng trong triều đình.
* Tôn giáo:
- Phật giáo:
+ Du nhập từ thời kì Bắc thuộc, phát triển mạnh và trở thành quốc giáo trong buổi đầu độc lập.
+ Biểu hiện: các vua kế tiếp nhau dựng chùa, đúc chuông, tạc tượng, in kinh Phật; nhiều cao tăng tham gia triều chính. Chùa có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.
Hình 1. Chùa Yên Hoa (Yên Tử, Quảng Ninh)
- Đạo giáo được duy trì, phát triển trong dân gian và được các triều đại phong kiến coi trọng, đặc biệt là thời Đinh, Tiền Lê, Lý.
- Trong khoảng các thế kỉ XV – XVI, Hồi giáo, Công giáo du nhập vào Đại Việt.
d) Giáo dục
- Tình hình chung:
+ Hệ thống giáo dục được mở rộng, chủ yếu nhằm đào tạo đội ngũ quan lại cho bộ máy chính quyền.
+ Chế độ khoa cử từng bước trở thành phương thức tuyển chọn quan lại thường xuyên.
+ Nhà nước tăng cường khuyến khích nhân dân học tập, tiêu biểu như việc ban Chiếu khuyến học thời Tây Sơn.
- Thời Lý:
+ Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu, tạc tượng Chu Công, Khổng Tử.
+ Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài.
+ Năm 1076, vua Lý cho mở Quốc Tử Giám.
- Thời Trần:
+ Nhà nước chính quy hoá việc thi cử để tuyển chọn người tài. Thể lệ thi cử được quy định chặt chẽ, các kì thi được tổ chức một cách hệ thống (thi Hương, thi Hội, thi Đình).
+ Triều đình lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập. Bên cạnh trường học của nhà nước còn có lớp học tư nhân ở các làng xã.
+ Năm 1247, nhà Trần đặt danh hiệu Tam khôi dành cho những người đỗ đầu trong kì thi Đình.
Hình 2. Bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc tử giám
- Thời Lê sơ:
+ Hệ thống trường học mở rộng trên cả nước.
+ Từ năm 1463, dưới thời Lê sơ, cứ ba năm triều đình lại tổ chức thi Hương tại địa phương, thi Hội tại kinh thành.
+ Năm 1484, triều đình đặt lệ xướng danh và khắc tên các tiến sĩ vào bia đá ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây