Hãy tả lại không khí của chiều 30 Tết
đề bài chỉ có thể thôi mọi người
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi những nụ hoa đào chớm nở và vườn quất nặng trĩu qủa cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân tới. Xuân về, trăm hoa khoe sắc, cảnh vật, con người dường như cũng hoà vào sức xuân, tất cả đều bừng lên một sức sống mãnh liệt. Và thời khắc giao thừa – tiễn một năm cũ, đón chào một năm mới bao giờ cũng đem lại cho mỗi người những cảm xúc thật khó tả.Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm.Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết. Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị …Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối. Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt.Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ… sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”.Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới.Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn.Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước.Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi. Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội. Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh.Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới.Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt.Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.Dù là ai, làm gì, ở đâu, vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người cũng mong được có mặt ở nhà để được cùng nâng chén rượu chúc sức khoẻ ông bà, cha mẹ, được nhận từ ông bà cha mẹ tiền lì xì đầu năm cùng lời chúc mừng năm mới – một năm tràng đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn
Giao thừa là thời khắc quan trọng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. giữa điều cũ và điều mới. Bởi vậy, mọi người vẫn xem đây là thời khắc đầy ý nghĩa, là thời khắc mà mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những dự định và ước muốn trong một năm mới. Và giao thừa là điều mà em mong chờ nhất, bởi gia đình em ai cũng vui vẻ và hào hứng.
Khi tiếng chuông đồng hồ điểm báo thời khắc giao thừa, khi tiếng hò hét, reo vui của những gia đình xung quanh vang lên, khi trên bầu trời có những màn bắn pháo hoa lẻ tẻ. Lúc đó em biết thời khắc quan trọng đã đến.
Vì nhà em ở một vùng quê nên bắn pháo hoa không quy mô như ở thành phố lớn, chỉ có một ít nhà có pháo hoa để bắn mà thôi. Đất trời lúc đó bỗng nhiên sáng rực lên, cái lạnh căm căm và những hạt mưa xuân lất phất bay khiến cho trái tim của mỗi người cảm thấy nhẹ nhõm và bình yên đến lạ kì.
Gia đình em lại quây quần bên nhau, mẹ dỡ mâm xôi gà cúng tổ tiên xuống và chúng em cùng nhau ăn bữa ăn đầu tiên của ngày mới, năm mới. Mùi xôi nếp thơm lừng, mùi bánh chưng và mùi thịt gà hòa quyện với nhau tạo nên không khí tết đặc biệt. Khoảnh khắc ấy có lẽ là khoảnh khắc mà mọi người cảm thấy ấm áp và yên lành hơn bao giờ hết.
Trên bàn thờ nhà em bày biện biết bao nhiêu thứ, được trang trí rất đẹp mắt để cúng ông bà tổ tiên, hi vọng ông bà tổ tiên sẽ phù hộ cho gia đình em một năm nhiều sức khỏe, niềm vui. Giờ giao thừa đến, ba nhẹ nhàng đốt một cây nhang dài, mùi hương thơm dịu nhẹ xông vào cánh mũi. Em rất thích được hít hà mùi hương ấy, nó như hòa quyện vào đất trời tạo nên mùi hương đặc trưng của ngày tết.
Ngoài trời mưa bay lất phất, những cánh hoa đào ở trong nhà bỗng nhiên bừng sắc xuân, lộng lẫy và kiêu sa. Những ánh đèn điện nhấp nháy đầy đủ các màu sắc tạo nên một khung cảnh đẹp tuyệt vời. Bầu trời dù đang đêm nhưng đều sáng rực lên những màu sáng của màn bắn pháo hoa, hay lòng người đang rạo rực nên thấy bầu trời rực sáng lạ kì như vậy.
Mẹ bảo rằng giao thừa là thời gian mọi người trong gia đình nên ở cạnh nhau, vì đó là thời khắc ý nghĩa, quan trọng. Nó sẽ gắn bó hơn nữa tình cảm của mọi người với nhau thêm mặn nồng hơn.
Ba gọi những đứa con đến bên và lì xì đầu năm, hi vọng các con ai cũng chăm ngoan và học giỏi. Đó là điều mà ba mẹ vẫn mong muốn trong năm mới này.
Những tiếng cười nói, tiếng vỗ tay vang lên cả khu xóm. Đêm giao thừa là đêm mà mọi người không ngủ, thức để tận hưởng không khí của một năm mới, mùa mới đang rạo rực đất trời.
Giao thừa là khoảnh khắc tuyệt vời của gia đình em, vì được quây quần bên nhau, lắng nghe tiếng cười và tiếng nói thân quen của nhau.
Bài 14:
a)
Sửa đề: \(AE\cdot AB=AD\cdot AC\)
Xét ΔADB vuông tại D và ΔAEC vuông tại E có
\(\widehat{BAD}\) chung
Do đó: ΔADB\(\sim\)ΔAEC(g-g)
Suy ra: \(\dfrac{AD}{AE}=\dfrac{AB}{AC}\)
hay \(AE\cdot AB=AD\cdot AC\)(đpcm)
b) Ta có: \(\dfrac{AD}{AE}=\dfrac{AB}{AC}\)(cmt)
nên \(\dfrac{AD}{AB}=\dfrac{AE}{AC}\)
Xét ΔADB vuông tại D có
\(\cos\widehat{A}=\dfrac{AD}{AB}\)
Xét ΔAED và ΔACB có
\(\dfrac{AD}{AB}=\dfrac{AE}{AC}\)(cmt)
\(\widehat{A}\) chung
Do đó: ΔAED∼ΔACB(c-g-c)
Suy ra: \(\dfrac{AD}{AB}=\dfrac{ED}{CB}\)(Các cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)
hay \(\dfrac{AD}{AB}\cdot BC=DE\)
\(\Leftrightarrow DE=BC\cdot\cos\widehat{A}\)(đpcm)
c) Ta có: \(DE=BC\cdot\cos\widehat{A}\)(cmt)
nên \(DE=BC\cdot\cos60^0=\dfrac{1}{2}BC\)(1)
Ta có: ΔEBC vuông tại E(gt)
mà EM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC(M là trung điểm của BC)
nên \(EM=\dfrac{1}{2}BC\)(2)
Ta có: ΔDBC vuông tại D(gt)
mà DM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC(M là trung điểm của BC)
nên \(DM=\dfrac{1}{2}BC\)(3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra ME=MD=DE
hay ΔMDE đều(đpcm)
Thời gian trôi qua nhanh quá! Thấm thoát mà đã một năm. Mới hôm nào em được bố mẹ cho về quê ở Ninh Bình ăn Tết cùng ông bà và họ hàng bên nội, thế mà hôm nay đã là ngày cuối cùng của năm Bính Tuất.
Bố mẹ em chuẩn bị rất đầy đủ vì đây là lần đầu tiên ông bà nội ra Thủ đô đón Tết cùng con cháu. Không khí Tết tràn ngập trong căn nhà nhỏ. Phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ. Trên bàn thờ bày bộ lư đồng sáng choang. Mùi nhang trầm thơm ngát. Đèn, nến, rượu, trà, bánh chưng, mứt, hoa quả… được ông em sắp xếp thật trang trọng. Cây đào bích khá lớn trồng trong chiếc chậu sứ đang nở những bông hoa tươi thắm chào đón xuân về.
Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết là một bữa cơm đặc biệt. Từ.sáng sớm, bà và mẹ đã đi chợ Đồng Xuân mua sắm những thứ cần thiết để nấu cỗ. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách những món chính. Còn bà nội và chị Hà cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em cũng học được cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các món ăn thêm hấp dẫn.
Thức ăn đã nấu xong, bà nội tự tay sắp mâm cỗ cúng. Đỡ mâm cỗ từ tay bà, bố em đặt trước bàn thờ để ông nội thắp nhang khấn mời tổ tiên về sum họp cùng với con cháu trong dịp Tết.
Sau mấy tuần nhang, mâm cỗ được bưng xuống để con cháu hưởng lộc của tổ tiên. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh chưng xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm, bát canh măng khô hầm chân giò màu nâu sẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây, nấm hương, mộc nhĩ… Rồi giò lụa, giò thủ, nem rán… món nào cũng ngon lành và hấp dẫn.
Bố em rót rượu kính mời ông bà. Mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, những câu chuyện về quê hương được ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe. Quay sang em, ông bảo:
– Cháu Đức này! Tuy sinh ra và lớn lên ỏ Hà Nội nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng quê hương cháu ở Ninh Binh, ồ đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi bố cháu đã sinh ra vả lớn lên. Sau này trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương, cháu nhé!
Rồi ông đọc cho cả nhà nghe hai câu thơ:
Cây có cội mới nảy cành xanh lá,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Ông giải thích cặn kẽ ý nghĩa của hai câu thơ trên. Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Bố em kín đáo lau giọt nước mắt ứa trên mi. Ông nội với gương mặt hiền từ và chòm râu bạc như ông Tiên trong cổ tích đã để lại trong em một ấn tượng thật sâu đậm.
Năm nào cũng vậy, cứ đến chiều 30 Tết, khi các gia đình quây quần đầm ấm bên mâm cơm sum họp, mùi hương trầm ấm áp lan tỏa quanh phòng, trên môi bạn là những nụ cười sẻ chia còn trong trái tim ta là sự thảnh thơi sau một năm dài làm việc, học tập, trong cuộc sống gấp gáp, bộn bề. Chiều 30, khi ba đang ngắm nghía đặt lại cây quất và cành đào trong phòng khách. Mẹ tất tả đặt tôi sau xe đạp chạy vội ra chợ. Chợ chiều sắp tàn, chỉ còn lác đác vài người bán hàng. Mẹ ra chợ sắm nốt mấy thứ cho mâm cỗ chiều tất niên, nhân tiện mẹ mua cho tôi đôi giày mới. Mẹ dừng lại bên một chú bé đứng lùi bên một gốc cây nơi dìa chợ. Trên tay chú là những bó đào dăm. Mẹ hỏi giá và mua hết chỗ hoa Đào của chú, hoa rất đẹp, màu đỏ tươi, đôi chỗ điểm những chồi non xanh mướt. rồi mẹ giục chú về nhanh kẻo rét. Về tới đầu làng, tôi thấy cảnh nhộn nhịp trong không khí đón tết. Các bà các chị ra vào chuẩn bị bữa cơm tất niên, cúng gia tiên. Cảnh khói lam chiều lan tỏa tạo nên một bức tranh đầy thơ mộng. Về đến nhà mẹ tỉ mẩn cắm hoa lên bàn thờ, một ít mẹ cắm trong phòng ngủ, một ít trong phòng học...Vậy là mùa xuân đã đến, lộng lẫy, nồng nàn . Mùa xuân hàm tiếu, hy vọng tràn ngập trong gia đình chúng tôi.
Tôi nghĩ; về mùa xuân không quá nhỏ nhoi, không bỏ qua những gì bé nhỏ nhất. Không bỏ quên những phận nghèo, như chú bé tím môi lạnh chiều 30, nơi chợ sắp về chiều mà Đào chưa bán hết. Những cành đào dăm! Đôi khi thật bé nhỏ nhưng đã đem lại sự ấm cúng cho mọi nhà khi mùa xuân tới. Nhờ những cành đào dăm mà mùa xuân đã phủ khắp đất trời.
TL :
Tham khảo ạ :
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người. Chính vì thế, dù có đi đâu, làm gì gia đình vẫn là tài sản quý giá nhất của mỗi chúng ta. Trong nhà người mà em yêu quý nhất không ai khác chính là ông nội.
Năm nay ông đã ngoài 80 tuổi nhưng ai cũng bảo nhìn ông trẻ hơn nhiều so với tuổi của mình. Quả thực là em cũng thấy thế. Vì dù đã 80 tuổi nhưng ông vẫn còn minh mẫn, nhanh nhẹn lắm. Mỗi sáng ông vẫn đeo kính, ngồi trước hiên nhà đọc báo để theo dõi tin tức trong và ngoài nước. Làn da của ông nhăn nheo và trên tay, trên mặt đã nổi những chấm đồi mồi - những dấu hiệu rõ rệt của tuổi tác. Trước đây ông từng tham gia hai cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc. Vì thế nên ông có rất nhiều bạn, đều là những người đồng chí, đồng đội chung chiến trường của ông năm xưa. Các ông hay gặp gỡ nhau vào mỗi cuối tuần để trò chuyện và ôn lại những kỉ niệm thời chiến. Em rất thích ngồi nghe các ông nói chuyện với nhau. Bởi trong các câu chuyện ấy, em thấy được cả thời kì hào hùng của lịch sử và cả tình cảm đồng chí thiêng liêng giữa ông và các bạn chiến đấu của ông. Em cảm thấy thật may mắn khi được gặp những nhân chứng sống của cuộc chiến này, nghe họ kể về điều ấy, về những nguy hiểm mà họ đã phải đối mặt trong quá khứ.
Ông thích đánh cờ, thích đi câu cá và thích trồng, chăm sóc cây cảnh. Hình như người già nào cũng có sở thích đấy thì phải. Bởi em thấy ông Ba, hàng xóm nhà em cũng thích những thứ ấy. Ông Ba và ông em thường ngồi trên chiếc bàn đấ góc vườn đánh cờ với nhau. Bên cạnh hai ông đặt một ấm trà xanh nghi ngút khói. Chỉ chừng ấy thứ thôi mà hai ông có thể ngồi với nhau từ sáng đến tối được. Hai người còn hay rủ nhau đi câu mỗi cuối tuần. Hôm ấy là một ngày đẹp trời, em nằng nặc đòi theo ông đi câu. Lúc đầu ông không đồng ý nhưng vì em nhõng nhẽo quá, ông đã phải thở dài cho em đi cùng. Ông đến một cái hồ rộng, cây cối bốn xung quanh rậm rạp, xanh tốt nhưng lại rất yên tĩnh, gần như chẳng có một bóng người. Ông em và ông Ba đặt chiếc ghế xuống, chuẩn bị cần câu để câu. Sau khi gắn mồi vào lưỡi câu, hai người quăng lưỡi câu ra xa rồi ngồi xuống ghế, vừa thong thả trò chuyện, vừa chờ cá cắn câu. Nhưng 10 phút, 20 phút, 30 phút sau, em vẫn chưa thấy cái phao nổi trên mặt nước động đậy. Em cảm thấy sốt ruột vô cùng, vậy mà hai ông vẫn trò chuyện với nhau, như không có chuyện gì. Em ngơ ngác, hai ông không phải đi câu cá sao? Sao cá không cắn câu mà hai ông chẳng có vẻ gì là vội vã cả. Em hỏi ông:
- Ông ơi, sao cá mãi chưa cắn câu nhỉ?
Ông cười khà khà, xoa đầu em rồi bảo:
- Cháu càng nôn nóng, cá càng không cắn câu. Phải kiên nhẫn chờ đợi, cháu hiểu không?
Em gật đầu, nhưng kì thực em không hiểu lắm. Em thấy người lớn thật kì lạ. Không chạy nhảy, chơi đùa, mà chỉ thích ngồi một chỗ, với những trò chơi chẳng có gì thú vị. Em nhìn ông Ba và ông em vẫn rất thong thả. Phải một lúc lâu sau, cá mới cắn câu. Hai ông đều nhanh chóng giật dây câu lên. Một chú cá chép to, phải nặng tới 3kg. Sự chờ đợi của hai ông quả thực đã có thành quả rồi. Hai ông câu thêm một lúc nữa, thấy mặt trời sắp ngả về phía Tây liền thu dọn đồ đạc để ra về. Ông nắm tay em, hai ông cháu thong thả trở về nhà. Em nhìn ông thật lâu. Tóc ông đã bạc, râu ông cũng bạc trắng rồi. Cái bóng to lớn của ông chồng lên cái bóng nhỏ xíu của em. Không hiểu sao em thấy ông thật to lớn quá. Ông đã 80 tuổi nhưng không bao giờ ở trong nhà như nhiều người khác. Ông luôn có nhiều việc phải làm, có nhiều người phải gặp gỡ. Ông nói, ông chẳng còn sống được bao lâu nữa, nên phải cố gắng hưởng thụ cho hết thời gian còn lại. Mỗi lần ông nói thế, em lại ôm ông thật chặt, lắc đầu quầy quậy. Em không muốn xa ông chút nào. Ông phải sống mãi với em chứ. Ông lại bật cười rồi nói:
- Cái chết thì ai chẳng phải trải qua hả con bé ngốc của ông? Ông rồi cũng sẽ mất đi thôi nhưng chỉ cần cháu vẫn còn nhớ đến ông thì lúc nào ông cũng ở bên cạnh cháu. Nhớ chưa?
Em nhìn ông, gật đầu. Nụ cười của ông khi ấy, không bao giờ em có thể quên được. Vì mấy tháng sau ông ốm nặng rồi mất.
Những lời ông nói với em, lúc ấy quả thực em không hiểu lắm. Nhưng đến bây giờ, khi ông đã xa em rất lâu, em mới hiểu được lời ông nói. Ông không hề chết, ông vẫn còn sống mãi trong trái tim em và những người trong gia đình em.
_HT_
tham khảo (1)
Có rất nhiều người thân mà em yêu quý, nhưng người em yêu quý nhất là mẹ. Mẹ em có một khuôn mặt rất xinh đẹp. Mái tóc mẹ dài mượt mà. Hàng ngày mẹ thường mặc những bộ quần áo kín đáo và lịch sự để đi làm. Buổi sáng mẹ thường dậy sớm để nấu những bữa ăn ngon miệng cho em và bố. Sau một ngày làm việc bận rộn, buổi tối mẹ vẫn dành thời gian quan tâm đến em. Mẹ thường hỏi han tình hình học tập của em và an ủi em mỗi khi em gặp khó khăn. Em rất kính trọng và biết ơn mẹ. Em mong mẹ luôn mạnh khỏe để em và bố có thể tặng mẹ thật nhiều tình yêu thương
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.
Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:
“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.
Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là dộng từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.
Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Bởi vậy nên:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thương cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc:
“Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.
Vậy là, dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh (một lời hỏi thăm người bạn muôn đời của thi nhân kim cổ) tâm hồn Bác vẫn luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc. Và nói như nhà thơ Minh Huệ:
“Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
Bài thơ khép lại với bao dư âm mênh mang lan toả. Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.
.........., ngày ... tháng ..năm 20...
Hoàng Lân thân mến!
Chào cậu, người thành phố. Mình chào cậu như thế vì mình viết thư cho cậu từ vùng quê hương trung du của mình, khi xuân tràn về trên tất cả các chồi non đang nảy lộc, trên cành đào, cây mận trước nhà. Mình nhớ người bạn của mình và viết thư chúc Tết cậu đấy.
Thành phố gió cát của cậu chắc là mai vàng đã nở khắp vườn hoa công viên rồi chứ? Cậu và hai bác ở trong ấy có khỏe không? Năm nay cậu đón Tết ở trong ấy hay về quê đón Tết với ông bà? Trường của cậu có cắm trại xuân không? À, để mình nói qua về việc tại sao mình về quê hương trung du vì mình biết thế nào cậu cũng thắc mắc. Hà Nội là quê ngoại mình, Phú Thọ là quê nội mình. Bố mình vì yêu quê mà chuyển về sống ở quê chứ chẳng có lí do gì đặc biệt cả. Bố mình lại thích chăn nuôi bò sữa. Khi nào cậu về Hà Nội thăm ông bà của cậu, đi theo ông cậu lên quê mình chơi đi, cậu sẽ được thấy “nông trang bò sữa" của bố mình. Ông cậu, thỉnh thoảng vẫn lên đây đánh cờ tướng với ông mình. Phú Thọ là quê hương rừng cọ, rất nhiều cây cọ nhưng phải đi xa một tí, ra khỏi thị xã cơ. Cậu có nhớ bài tập đọc hồi lớp một của tụi mình không?
"Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối trong thầm thì
Cọ xòe ô che nắng
Râm mát đường em đi”
Quê nội mình đấy! Nhưng mà mình ở ngoại ô thị xã, cũng chưa có cọ đâu, phải lên xa một tí!
Một tuần nữa là Tết rồi đấy, Hoàng Lân ạ. Hoa đào đã có cành nở nhiều và trời ấm hơn một tí. Trung du lạnh hơn Hà Nội và lạnh hơn thành phố Phan Rang của cậu nhiều lắm! Cô tiên Mùa Xuân đã cười khanh khách trong nắng nhạt, trong gió sớm rồi, mình chúc cậu và gia đình một năm mới thật nhiều điều may mắn, hạnh phúc, dồi dào sức khỏe, thật thịnh vượng. Riêng cậu kì thi nào cũng nhận được giải thưởng xuất sắc nhé! Mình dừng bút nhé. Chào thân ái!
Bạn cũ
......................
Đề \(5\)
Bài gợi ý :
“Một đóa đào hoa khéo tốt tươi,Cành xuân mơn mởn thấy xuân cười “Hoa đào xưa nay vẫn luôn được coi là sứ giả của mùa xuân và đặc biệt là hình ảnh không thể thiếu trong ngày Tết ở những gia đình miền Bắc. Hương hoa thoang thoảng, cánh hoa mỏng manh mang đến cho con người ta sự ấm áp, bình an của một năm mới đến. Chẳng thế khi nhắc tới Tết mà không nhắc tới hoa đào thì quả là một điều thiếu sót. Trong chương trình Ngữ Văn 6, chúng ta sẽ bắt gặp đề văn tả cây hoa đào vào dịp Tết. Đây là dạng đề không khó nhưng đòi hỏi ở người viết phải có sự quan sát tinh tế và cảm nhận sâu sắc
Câu trả lời hay nhất: Năm nào cũng vậy, cứ đến chiều 30 Tết, khi các gia đình quây quần đầm ấm bên mâm cơm sum họp, mùi hương trầm ấm áp lan tỏa quanh phòng, trên môi bạn là những nụ cười sẻ chia còn trong trái tim ta là sự thảnh thơi sau một năm dài làm việc, học tập, trong cuộc sống gấp gáp, bộn bề.
Chiều 30, khi ba đang ngắm nghía đặt lại cây quất và cành đào trong phòng khách. Mẹ tất tả đặt tôi sau xe đạp chạy vội ra chợ. Chợ chiều sắp tàn, chỉ còn lác đác vài người bán hàng. Mẹ ra chợ sắm nốt mấy thứ cho mâm cỗ chiều tất niên, nhân tiện mẹ mua cho tôi đôi giày mới. Mẹ dừng lại bên một chú bé đứng lùi bên một gốc cây nơi dìa chợ. Trên tay chú là những bó đào dăm. Mẹ hỏi giá và mua hết chỗ hoa Đào của chú, hoa rất đẹp, màu đỏ tươi, đôi chỗ điểm những chồi non xanh mướt. rồi mẹ giục chú về nhanh kẻo rét. Về tới đầu làng, tôi thấy cảnh nhộn nhịp trong không khí đón tết. Các bà các chị ra vào chuẩn bị bữa cơm tất niên, cúng gia tiên. Cảnh khói lam chiều lan tỏa tạo nên một bức tranh đầy thơ mộng. Về đến nhà mẹ tỉ mẩn cắm hoa lên bàn thờ, một ít mẹ cắm trong phòng ngủ, một ít trong phòng học...Vậy là mùa xuân đã đến, lộng lẫy, nồng nàn . Mùa xuân hàm tiếu, hy vọng tràn ngập trong gia đình chúng tôi.
Tôi nghĩ; về mùa xuân không quá nhỏ nhoi, không bỏ qua những gì bé nhỏ nhất. Không bỏ quên những phận nghèo, như chú bé tím môi lạnh chiều 30, nơi chợ sắp về chiều mà Đào chưa bán hết. Những cành đào dăm! Đôi khi thật bé nhỏ nhưng đã đem lại sự ấm cúng cho mọi nhà khi mùa xuân tới. Nhờ những cành đào dăm mà mùa xuân đã phủ khắp đất trời.
. Chúc bạn đón Tết thật đầm ấm, an vui!
Thời gian trôi qua nhanh quá! Thấm thoát mà đã một năm. Mới hôm nào em được bố mẹ cho về quê ở Ninh Bình ăn Tết cùng ông bà và họ hàng bên nội, thế mà hôm nay đã là ngày cuối cùng của năm Bính Tuất.
Bố mẹ em chuẩn bị rất đầy đủ vì đây là lần đầu tiên ông bà nội ra Thủ đô đón Tết cùng con cháu. Không khí Tết tràn ngập trong căn nhà nhỏ. Phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ. Trên bàn thờ bày bộ lư đồng sáng choang. Mùi nhang trầm thơm ngát. Đèn, nến, rượu, trà, bánh chưng, mứt, hoa quả… được ông em sắp xếp thật trang trọng. Cây đào bích khá lớn trồng trong chiếc chậu sứ đang nở những bông hoa tươi thắm chào đón xuân về.
Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết là một bữa cơm đặc biệt. Từ.sáng sớm, bà và mẹ đã đi chợ Đồng Xuân mua sắm những thứ cần thiết để nấu cỗ. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách những món chính. Còn bà nội và chị Hà cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em cũng học được cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các món ăn thêm hấp dẫn.
Thức ăn đã nấu xong, bà nội tự tay sắp mâm cỗ cúng. Đỡ mâm cỗ từ tay bà, bố em đặt trước bàn thờ để ông nội thắp nhang khấn mời tổ tiên về sum họp cùng với con cháu trong dịp Tết.
Sau mấy tuần nhang, mâm cỗ được bưng xuống để con cháu hưởng lộc của tổ tiên. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh chưng xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm, bát canh măng khô hầm chân giò màu nâu sẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây, nấm hương, mộc nhĩ… Rồi giò lụa, giò thủ, nem rán… món nào cũng ngon lành và hấp dẫn.
Bố em rót rượu kính mời ông bà. Mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, những câu chuyện về quê hương được ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe. Quay sang em, ông bảo:
– Cháu Đức này! Tuy sinh ra và lớn lên ỏ Hà Nội nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng quê hương cháu ở Ninh Binh, ồ đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi bố cháu đã sinh ra vả lớn lên. Sau này trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương, cháu nhé!
Rồi ông đọc cho cả nhà nghe hai câu thơ:
Cây có cội mới nảy cành xanh lá,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Ông giải thích cặn kẽ ý nghĩa của hai câu thơ trên. Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Bố em kín đáo lau giọt nước mắt ứa trên mi. Ông nội với gương mặt hiền từ và chòm râu bạc như ông Tiên trong cổ tích đã để lại trong em một ấn tượng thật sâu đậm.