thuyết minh khu chứng tích sơn mỹ ở quảng ngãi
mik cần gấp!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày 30/4/1975, đất nước giành được độc lập hoàn toàn sau 21 năm chống Mỹ và gần 100 năm chống Pháp, đây là những điều mà bất cứ người Việt Nam cũng biết đến và tự hào về một dân tộc anh hùng đã phá tan vòng tay xiềng xích nô lệ đứng lên giành độc lập cho nước nhà. Từ trước đến nay, tui – một sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường, chỉ biết được những điều đó qua sách vở và báo chí. Nhưng sau khi tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh thì tui đã tận mắt được chứng kiến những hình ảnh thật sự và lắng nghe cô thuyết trình viên kể về cuộc chiến đã làm cho tui và các bạn nghẹn đi trước những đau thương mất mát mà nhân dân VN đã gánh chịu trong suốt cuộc chiến.
Bảo tàng chứng tích chiến tranh quả là đang lưu giữ vô vàn những tư liệu quý giá về một thời gian khổ, đau thương mà hào hùng của dân tộc ta. Xem những bức ảnh, tui không khỏi đau. tui cứ mãi canh cánh một câu hỏi:"Cùng là con người với nhau, sao người ta có thể đối với đồng loại mình như thế?", và tui đau, đau nỗi đau một thời mất nước, một thời khổ nhục dưới bàn tay tàn bạo của bọn giặc xâm lược.Bước vào bảo tàng, cái nhìn đầu tiên của tui là những cỗ máy chiến tranh thật hiện đại vào thời đó, nào là: xe tăng,máy bay chiến đấu, bm và súng đạn. Mỹ đã dùng đến những vũ khí hiện đại như thế để nhắm vào một đất nước mà “con trâu đi trước, cái cày đi sâu”, vũ khí của họ chỉ là cuốc, xẻng…Khi đưa ánh mắt vào những bức hình về tội ác của đế quốc Mỹ đã gây ra cho Việt Nam trong chiến tranh, tui đã thật sự căm phẫn. Và tui tin rằng, những người lính Mỹ ở bên kia chiến tuyến cũng không thể nào tránh khỏi cảm giác tự dằn vặt, ray rứt với những vì sao? Tại sao tui phải làm những điều không đúng với bản chất con người như thế?
Trong cuốn hồi ký “Nhìn lại quá khứ, những bài học và thảm kịch chiến tranh VN” do cựu Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Robert McNamara xuất bản năm 1995 mới thú nhận rằng: “Chúng tui đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp, chúng tui mắc nợ tương lai cho việc giải thích tại sao lại sai lầm như vậy” và chính những sai lầm đó đã mang lại hậu quả hết sức nặng nề và sai lầm cho đất nước và nhân dân VN”
“Bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ” năm 1776, nêu rõ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, được tự do, được mưu cầu hành phúc” thế nhưng khi xâm lược VN, quân đội Mỹ đã bất chấp tất cả những quyền hạn ấy. Lính Mỹ bắt bớ và giết tất cả mọi người mà chúng đánh giá là Việt Cộng, kể cả phụ nữ trẻ em và người già
Càng đi sâu vào bên trong, tui càng đứng lại nhiều hơn. Hãi hùng trước những hình ảnh về tội các của Mỹ Ngụy. Các cuộc thảm sát giết chóc, giết người hàng loạt hết sức kinh hoàng, tàn nhẫn và độc ác tưởng chỉ có trong phim ảnh bạo lực bây giờ. Con số thống kê cho các vụ thảm sát đó thật là quá đỗi tưởng tượng với tôi, hàng trăm ngàn người như chìm trong biển máu. Trong đó, có phụ nữ mang thai và trẻ em sơ sinh có vài tháng tuổi,...Với chính sách “ đốt sạch, phá sạch, giết sạch” chúng xuống tay như thể chúng không phải là con người, như loài thú đang say máu. Chúng đếm xác, như một cách báo cáo thành tích của quân đội Mỹ “ hễ có xác chết thì đó là Việt Cộng” thật là không có mỹ từ nào để mô tả sự vô nhân đạo, mất hết tính người của chúng. Những tội các mà theo tui nghĩ nếu là con người thì không thể nào nghĩ ra được.
Bước tới những hình ảnh về cuộc “Thảm sát Mỹ lai” vào ngày 16 tháng 03 năm 1968 tại thôn thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, tui đã thật sự căm phẫn đến tột cùng. 504 người bị giặc Mỹ sát hại ở Mỹ Lai mà phần lớn trong họ là phụ nữ và trẻ em những người không có vũ khí trong tay, không có khả năng kháng cự nào. tui tự hỏi không biết những tên lính Mỹ đó có phải là con người không? Hay chúng là những con ác thú máu lạnh được bao bọc bên ngoài bởi lớp hình hài giống con người. Những từ ngữ nặng nhất dành cho chúng cũng không thể nào đủ để lên án tội ác của chúng!Mỗi người lính Mỹ đều được trang bị 1 zippo, 1 bình rượu hay xăng để tiện làm những việc như thế này đây! Một lính Mỹ đang đốt nhà của người dân làng Sơn Mỹ, mở đầu cho cuộc thảm sát!Xác người dân làng Sơn Mỹ nằm la liệt sau đợt xả súng
tui đang tự hỏi rằng những người dân vô tội này có hiểu lí do vì sao họ lại bị xả sung một cách không thương tiếc như thế không, thật không có gì tàn nhẫn bằng!
Sau khi nghẹn ngào và đứng rất lâu với những bức hình của cuộc “thảm sát Mỹ Lai”, tui lặng bước đi đến nơi trưng bày những bức ảnh về nạn nhân chất độc màu da cam dioxin. Các nhà khoa học đã nói rằng chỉ cần môt muỗng cà phê là đã có thể để lại di chứng rất nặng nề cho cả một làng. Vậy mà đế quốc Mỹ đã rải hàng tấn chất độc mà có màu của nắng sớm, nhiều hơn so với lượng mà họ đã dùng trong mặt trận Thái Bình Dương trong thế chiến II. tui thật sự xúc động trước hình ảnh những đứa trẻ dị dạng vì nhiễm chất độc màu da cam, so với những đứa trẻ bình thường chúng đã chịu rất nhiều tổn thất và mất mát.
Có lẽ không cần phải nói nhiều về bảo tàng “Chứng tích chiến tranh” này cả thì bất kì ai, kể cả những người chưa bước chân vào bảo tàng cũng biết trong bảo tàng trưng bày những gì. Vâng! Đúng như thế, không còn gì khác ngoài câu chuyện về cuộc đấu tranh hào hùng chống lại đế quốc Mĩ và tay sai trong những trang sử vẻ vang của dân tộc ta!
Bước vào bảo tàng, cái nhìn đầu tiên của Nhóc là những cỗ máy chiến tranh thật hiện đại vào thời đó, nào là: xe tăng,máy bay chiến đấu, bom và súng đạn, rồi lần lượt Nhóc đi tham quan qua các gian nhà trưng bày hình ảnh nào là: những sự thật lịch sử, bộ sưu tập ảnh phóng sự hoài nịêm, chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh xâm lược, chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược, nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến, tranh thiếu nhi “Chiến Tranh Và Hòa Bình”, những con người sau chiến tranh(đa số là họ là những nạn dân của chất độc màu da cam) khi Nhóc đi đến đây và Nhóc thấy trưng bày mô hình của hai đứa bé bị chất độc màu da cam mà chưa ra đời, đến đây cảm giác cảm nhận về hậu quả chiến tranh đã để lại như thế nào, thật là cảm động, thật là thương tâm!! Nhưng khi đi đến gian nhà mà người ta dựng lại nhà tù ở Côn Đảo: “Chuồng cọp” thật rùng rợn, diển lại những cảnh tra tấn tù binh của bọn đế quốc thật dã man, không còn tính người gì cả, nguời xem mà còn cảm nhận được ghê rợn đến buốt xương như thế nào mặc dù đó chỉ là những mô hình được dựng lại!
Và Nhóc cũng được các chị hướng dẫn viên xinh đẹp giới thiệu, thuyết minh về những giai đoạn, những điểm mốc trong cuộc kháng chiến này trong lịch sử. 22 năm chống Mỹ cứu nước, 22 năm nhân dân ta nói chung và những người cộng sản nói riêng đã phải chịu những đau thương mất mát to lớn như thế nào: mẹ già mất con, vợ mất chồng, con mất cha, mổ côi mẹ, những con người không biết bám vào đâu mà sống khi xung quanh luôn có người kiểm tra, theo dõi, tra tấn dã man thậm chí là có thể giết người khi cần hay chỉ đơn giản là thích. Những năm tháng tưởng chừng như không thể nào qua! 22 năm, liên tục hứng chịu những cơn giận dữ của Mỹ – Diệm, là đối tượng trực tiếp của hàng ngàn tấn bom đạn thả xuống đầu dân ta, đã từng chịu những trận càn khốc liệt của địch, tưởng chừng như nhân dân miền Nam nói riêng và lực lượng bộ đội cụ Hồ nói chung không thể nào vượt qua được, những hình ảnh tàn ác và đẫm máu ấy vẫn ngày đêm ám ảnh những người trẻ tuổi đã có dịp bước chân vào bảo tàng như chúng ta!
22 năm đã trôi qua, chiến tranh cũng đã qua đi, hi sinh của nhân dân Việt Nam, con cháu Bác Hồ đã không là vô ích, ngày 30/4/1975, nước ta giành được độc lập trong nỗi vui mừng khôn xiết của tất cả mọi người. Những tưởng rằng từ đây, cuộc sống hạnh phúc, ấm no của mọi người sẽ không còn là mơ nữa, nhưng không! Chiến tranh đã qua đi, nhưng hậu quả của nó vẫn để lại khiến cho bao nhiêu người dân phải lao đao, những đứa trẻ sơ sinh hay nằm trong bụng mẹ nào có tội tình gì mà phải chịu số phận như thế: dị hình dị dạng ngay từ khi còn trong bụng mẹ, hay là sinh ra lại bị thiểu năng trí tuệ, không phát triển được như người thường! Thật tội nghiệp, chúng chỉ là những nạn nhân của chiến tranh chỉ vì một lý do duy nhất: cha mẹ chúng là kẻ địch của chế độ Mỹ – Diệm hay chỉ đơn thuần là vì người dân nằm trong vùng nghi ngờ của chúng, là những người hít thở bầu không khí đầy chất độc màu da cam. Rồi những người lính cụ Hồ năm xưa bây giờ mỗi khi trời trở gió là lại đau nhức, hậu quả của những viên đạn, quả bom và những hình thức tra tấn dã man của giặc Mỹ. Cùng là con người với nhau, tại sao họ có thể làm được như thế: một bên thì cười vui, lấy việc tra tấn, giết chóc nhân dân Việt Nam và chiến sĩ cách mạng làm niềm vui, một bên thì kiên cường, bất khuất với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, vẫn mỉm cười ngạo nghễ dù cho thịt nát, xương tan vẫn không nói nửa lời! Nhìn những hình ảnh đáng sợ trưng bày trong các gian phòng của bảo tàng, không ai có thể tin được rằng chúng ta, một dân tộc với hình thể nhỏ bé lại có thể chịu đựng và vượt qua được. Theo Nhóc, điều đau đớn nhất trong tim người cộng sản, trong tim những người con sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc chính là bị tra khảo bởi những người anh em của mình, những người con Việt Nam lầm đường lạc lối theo địch tàn sát lại chính đất nước của mình. Cùng là người Việt Nam, tại sao lại là kẻ thù của nhau trong chiến tranh? Tất cả là vì nhận thức con người mà thôi, người thì được Đảng giác ngộ, kẻ thì bị lu mờ bởi hào nhoáng của sự giàu sang mà địch quân hứa hẹn mang lại. Càng đi sâu vào bảo tàng, điều ấy càng lộ ra ngày một rõ, tất cả vì lòng tham không đáy của con người! Tại sao lại có những người không còn tính người vì sao họ lại có thể cười khi chụp cạnh một tử thi(tử thi đó là một người dân Việt Nam,là một anh chiến sĩ giải phóng)? Đơn giản vì đó chính là thành quả của họ, bởi vì chính tay họ đã giết hại những người đó, phải chụp hình lưu lại những hình ảnh mà có lẽ chỉ có một mình họ dám làm: Giết người mà vẫn cười vui vẻ, thậm chí còn ganh đua nhau để giết cho đủ số lượng. Thật là kinh khủng! Có đau thương nào to lớn như chiến tranh Việt Nam? Có mất mát nào nhỏ bé hơn chiến tranh Việt Nam? Và cũng có ai vĩ đại như nhân dân Việt Nam, sẵn sàng tha thứ cho những kẻ lầm đường lạc lối quay trở về? Có người mẹ nào có lòng vị tha vĩ đại như người mẹ Việt Nam, có thể tha thứ cho những kẻ đã giết con mình, đẩy con mình vào cảnh máu chảy đầu rơi, làm cho mình rơi vào cảnh sớm hôm một mình neo đơn? Ai có thể hiểu được cho sự tha thứ cao quí ấy? Tại sao khi họ đẩy người dân Việt Nam vào tình cảnh dở sống dở chết ấy, họ không nghĩ một lần về gia đình họ, họ không thể tưởng tượng ra được cảnh không phải là những chiến sĩ cộng sản đang chịu đòn roi, đang chịu bom đạn mà là chính họ đang chịu? Hàng loạt câu hỏi được đặt ra, và cũng hàng loạt câu hỏi rơi vào trong im lặng, không có câu trả lời. Tất cả đều được biện minh bằng một ly do duy nhất: Chiến tranh! Phải,chỉ có hai từ “chiến tranh” thôi mà mang lại nhiều đau thương quá, chiến tranh gây mất mát nhiều quá, tổn thương về tinh thần do chiến tranh gây ra đau đớn quá! Nhưng dù sao thì chiến tranh cũng đã qua, chúng ta đang sống và học tập trong thời bình, thành quả mà cha ông ta đã phải đánh đổi bằng máu và nước mắt trong suốt những năm dài trường kì kháng chiến, chúng em có nghĩa vụ và bổn phận phải làm cho đất nước ta lưu danh thiên sử với những thành tựu trong các mặt của đời sống và xã hội, và dần dần xóa bỏ đi vết thương của chiến tranh. Xóa bỏ đi vết thương của chiến tranh không có nghĩa là để cuộc kháng chiến chống Mỹ đi vào quên lãng, mà chúng ta và những thế hệ con cháu sau này càng phải biết về chiến tranh để biết được giá trị của hòa bình, trân trọng từng phút giây mình được sống trên đất nước hòa bình, thống nhất và độc lập!
Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh đã giúp Nhóc không thể nào quên được những tội ác chiến tranh của bọn đế quốc, bọn tay sai đã gây ra cho nhân Việt Nam chúng ta, và nhắc nhở chúng ta phải ra sức học tập tốt để đền đáp công ơn các chiến sĩ giải phóng,bộ đội cụ Hồ ngày đêm ra sức chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam chúng ta như được những ngày hôm nay! Hôm Nhóc đi tham quan, Nhóc rất vui một điều là có rất nhiều người nước ngoài tìm đến tham quan bảo tàng cùng với người dân Việt Nam,Nhóc cảm thấy họ khâm phục nhân dân ta dũng cảm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, và họ cũng lên án tội án chiến tranh đã gây ra cho một đất nước kiên cường như thế này, đó là nước: Việt Nam!!
văn thuyết minh mà không được tham khảo kiến thức??
sinh ra đã biết tất cả hay sao ?
Khu chứng tích Sơn Mỹ (hay Khu chứng tích Mỹ Lai), nằm trên quốc lộ 24B thuộc địa phận thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi tưởng nhớ vụ thảm sát Sơn Mỹ (còn được biết đến là vụ thảm sát Mỹ Lai), thực hiện bởi một lực lượng của Quân đội Hoa Kỳ vào buổi sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968, trong Chiến tranh Việt Nam. Ngày nay, du khách có thể trực tiếp nhìn thấy những bức ảnh ghi lại tội ác chiến tranh được trưng bày tại nhà chứng tích Sơn Mỹ hoặc tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh (Thành phố Hồ Chí Minh) và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (Hà Nội).
Nằm trên quốc lộ 24B đi cảng Sa Kỳ - Dung Quất thuộc địa phận xã Tịnh Khê, cách khu du lịch biển Mỹ Khê 3km về phía Tây và cách thành phố Quảng Ngãi 13km về phía Đông Bắc, Sơn Mỹ là một làng quê yên bình như bao làng quê Việt Nam khác. Số phận nghiệt ngã đã đưa tên tuổi Sơn Mỹ vượt ra ngoài lảnh thổ, hằn sâu vào lương tâm nhân loại qua vụ thảm sát gây chấn động, được biết đến nhiều với tên gọi “vụ thảm sát Mỹ Lai”.
Tượng đài kỷ niệm chứng tích Sơn Mỹ – Ảnh: Vũ Thành Kông (vov.vn – 17.8.2010)
Vào một buổi sáng ngày 16-3-1968, khi thực hiện cuộc hành quân truy quét các lực lượng Việt Cộng tại Mỹ Lai (Sơn Mỹ), một lực lượng của quân đội Hoa Kỳ đã đổ bộ xuống phía Tây xóm Thuận Yên (thôn Tư Cung) và xóm Gò (thôn Cổ Lũy). Binh lính Hoa Kỳ đã dồn dân chúng mà phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già lại rồi tiến hành xả súng bắn họ, đốt cháy nhà cửa và giết hại gia súc… Hành động điên cuồng này chỉ được dừng lại khi một nhóm lính Mỹ từ một máy bay trực thăng quân sự của Hoa Kỳ can thiệp. Thành quả của cuộc hành quân “thần tốc” là 407 người dân tại thôn Tư Cung và 97 người dân ở thôn Mỹ Hội bị sát hại, trong đó có 182 là phụ nữ, 173 trẻ em, 60 cụ già, 24 gia đình bị giết sạch, 247 ngôi nhà bị thiêu cháy.
Vụ thảm sát Mỹ Lai chấn động lịch sử – Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm (TTX.VN)
Năm 1978, khu chứng tích Sơn Mỹ được xây dựng để tưởng niệm 504 người đã nằm xuống trong cuộc thảm sát phi nhân tính, đồng thời cũng để ghi nhớ một trong muôn vàn tội ác của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam. Với diện tích 2,4ha trên địa phận xóm Khê Thuận (thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê), khu chứng tích gồm một số di tích gốc được bảo tồn tôn tạo như cụm di tích ruộng ông Nhiều, tháp canh, gốc cây còn (xóm Khê Thuận), di tích vườn ông Phạm Minh (xóm Khê Đông), di tích vườn ông Phạm Hội (xóm Khê Tây), hầm chống pháo của gia đình các ông Lý Lệ, Ngô Mân tại thôn Cổ Lũy (xóm Mỹ Hội), các di tích mộ tập thể chôn các nạn nhân vụ thảm sát…
Phần nền móng của những ngôi nhà bị đốt cháy trụi giờ vẫn nằm nguyên vẹn như những minh chứng về một vụ thảm sát kinh hoàng – Ảnh Vũ Thành Kông (vov.vn – 17.8.2010)
Năm 2003, với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, khu chứng tích Sơn Mỹ đã được mở rộng trên 10.000m² và nâng cấp tôn tạo với kinh phí lên đến 11,7 tỷ đồng, bao gồm phục dựng khuôn viên ngoài trời với nguyên bản thảm trạng năm xưa, xây dựng nhà trưng bày theo mô-típ nhà mồ, lập tượng đài, đường nội bộ, nhà ăn, phòng khách và phòng chiếu phim tư liệu với phim “Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai” được trình chiếu… Công trình đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2005. Hiện nay tại Nhà trưng bày đã có hơn 160 hiện vật, 135 hình ảnh và nhiều phim tư liệu về Sơn Mỹ phục vụ khách tham quan.
Một hầm tránh bom (Hầm chữ A) của một gia đình xóm Khê Thuận còn lại sau vụ thảm sát Ảnh: Vũ Thành Kông (vov.vn – 17.8.2010)
Năm 2007 là một năm đặc biệt khi nơi đây đang chuẩn bị kỷ niệm 40 năm vụ thảm sát Mỹ Lai, một cựu chiến binh Mỹ đã vượt nửa vòng trái đất và cả một quá khứ cay đắng, để tặng Ban quản lý khu chứng tích băng vidéo ghi lại cảnh cuồng sát năm xưa. Cũng trong năm này, vào ngày 5 tháng 9, nhà đạo diễn người Mỹ Oliver Stone đã đến Sơn Mỹ để tìm hiểu về vụ thảm sát Mỹ Lai, chuẩn bị cho việc khởi quay bộ phim “Pink Ville” tại Quảng Ngãi và Đà Nẵng.
Nhà trưng bày chứng tích Sơn Mỹ – Ảnh: Vũ Thành Kông (vov.vn – 17.8.2010)
Đến thăm Sơn Mỹ trong tâm tình của một người hành hương, du khách khó tránh khỏi nhiều cảm xúc khi thả bộ trong những thôn làng, tại những nơi đã từng xảy ra cuộc thảm sát, nhìn thấy đó đây những tấm bia được dựng lên tại chính những nơi đã có người nằm xuống, như tại tháp canh ở rìa làng bên con đường đất nhỏ xóm Thuận Yên nơi 102 người bị bắn chết, tại cây gòn nơi 15 phụ nữ và trẻ em bị sát hại, hay ở xóm Mỹ Hội nơi 97 thường dân bị tàn sát, 11 người khác bị giết trong vườn nhà ông Phạm Đạt… Du khách không thể không dừng chân trước tượng đài kỷ niệm để chia sẻ nổi đau cùng sự cảm thông trước cái chết đầy uất nghẹn của những người dân lành vô tội. Ghé thăm Nhà Chứng tích, du khách còn được tận mắt chứng kiến hình ảnh vụ thảm sát được phóng viên quân đội Mỹ Ronald Haeberle ghi lại qua hàng chục bức ảnh đã từng làm dấy lên sự căm phẫn trước tội ác chiến tranh, những vật dụng thường ngày của người dân còn lỗ chỗ vết đạn, từ chiếc mâm thau cũ, chiếc áo, đôi dép… đến chiếc mõ của nhà sư Thích Tâm Trí hay chiếc kẹp tóc của cô Nguyễn Thị Huỳnh được người yêu tìm nhặt và cất giữ trong suốt 8 năm trước khi tặng lại cho Nhà Chứng tích…
Một góc Nhà trưng bày chứng tích – Ảnh: Vũ Thành Kông (vov.vn – 17.8.2010)
Trong dịp kỷ niệm 40 năm vụ thảm sát Mỹ Lai vào năm 2008, đã có nhiều nhà báo của nhiều hãng thông tấn, báo chí, truyền hình đến Sơn Mỹ thực hiện phóng sự, phim tư liệu… trong đó có những tên tuổi lớn như hãng thông tấn Kyodo (Nhật), AFP (Pháp), AP (Mỹ), BBC (Anh), báo Los Angeles Times… Khách đến thăm Sơn Mỹ hôm nay gồm có nhiều thành phần và đủ mọi quốc tịch, họ có thể là thương gia hay nhà khoa học, đặc biệt ngày càng có nhiều người Mỹ đến đây như để bày tỏ sự cảm thông với những nổi đau của người dân Việt qua bao tháng năm dài chiến tranh, nhiều cựu chiến binh Mỹ đến đây không chỉ một lần để tỏ lòng sám hối và cầu mong sự thanh thản bình yên trong tâm hồn…
Tháp chuông hòa bình – Ảnh: Minh Thu (Tuổi Trẻ Online – 29.12.2009)
Trong tinh thần tưởng nhớ 504 nạn nhân của vụ thảm sát Mỹ Lai năm xưa, một tháp chuông hòa bình đã được xây dựng tại phía Đông khu chứng tích, cách tượng đài chứng tích Sơn Mỹ chừng 300m, hoàn thành vào ngày 29-12-2009. Tháp chuông cao 9m, rộng 24m², bên trong có treo một quả chuông đồng cao 1m, đường kính miệng 0,6m được phường đúc Huế thực hiện. Trên thành chuông có khắc nội dung “Sơn Mỹ, 16-3-1968” nhằm ghi nhớ ngày 504 thường dân vô tội tại làng quê Sơn Mỹ bị thảm sát, ngoài ra còn có hoa văn hình dây và hai cặp chim bồ câu tung cánh được đúc nổi đối xứng hai bên nói lên khát vọng yêu mến hòa bình. Mỗi ngày vào khoảng 5g30, nhân viên phụ trách sẽ đánh 5 hồi và 4 tiếng chuông tượng trưng cho lời cầu nguyện gởi tới 504 nạn nhân với niềm mong mỏi các hương hồn sớm được siêu độ.
Đoàn khách đến từ Canada tham quan tháp chuông hoà bình tại khu chứng tích Sơn Mỹ. Ảnh: Minh Thu (Tuổi Trẻ Online – 29.12.2009)
Khu chứng tích Sơn Mỹ được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận di tích quốc gia ngày 29-4-1979. Đến năm 2002, nơi đây một lần nữa lại được công nhận di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.
KÈM HÌNH ẢNH
K NHA