K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Đầu tiên, chúng tôi sẽ cung cấp cho anh quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu của anh theo quy định của pháp luật.

Điều 164 BLDS 2005 quy định về quyền sở hữu như sau:

“ Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản”.

Theo quy định trên, chủ sở hữu của tài sản có các quyền: quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản; quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản và quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. (Điều 182, Điều 192, Điều 195 BLDS 2005).

Như vây, chủ sở hữu có toàn quyền đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 165 BLDS 2005).

Theo như anh trình bày, mẹ của anh giữ chứng minh thư nhân dân của anh và không cung cấp khi anh tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn.

Chứng minh thư nhân dân là giấy tờ tùy thân của mỗi công dân, trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm căn cước, lai lịch của người được cấp. Mặc dù chứng minh thư nhân dân không có giá trị lớn. Tuy nhiên, phôi chứng minh thư nhân lại được pháp luật dân sự xác định đó là tài sản và đương nhiên tài sản trên thuộc quyền sở hữu của anh.

Đối chiếu với quy định trên, hành vi của mẹ anh là hành vi trái với quy định pháp luật.

Tiếp theo, mẹ anh không cung cấp chứng minh thư nhân dân để anh tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn. Theo quy định tại điêm b khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình thì hành vi cản trở kết hôn là một trong những hành vi bị pháp luật cấm. Và hành vi trên cần được phát hiện và xử lí nghiêm minh theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 5 dưới đây:

Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

“ ....

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

...
3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình”.
 
Anh có trình bày thêm, anh có mua xe và đăng ký xe mang tên anh. Như vây, xác định trong trường hợp này anh là chủ sở hữu của chiếc xe, và chắc chắn pháp luật sẽ bảo vệ quyền sở hữu của anh đối với chiếc xe máy trên. Như trình bày ở phần trên, chủ sở hữu có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình. Mẹ của anh chiếm hữu chiếc xe cùng toàn bộ giấy tờ xe là hành vi trái quy định của pháp luật.

Điều 141 BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau:

“ 1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

...”.

Trường hợp trên, hành vi của mẹ anh có thể sẽ bị truy cứu TNHS. Anh có thể trực tiếp thỏa thuận với mẹ về việc trả lại chiếc xe, chứng minh thư nhân dân cùng toàn bộ giấy tờ xe để tránh trường hợp bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Lưu ý: Anh nên phân tích rõ cho mẹ anh hiểu, hành vi của mẹ anh hiện tại là hành vi trái quy định của pháp luật. Nếu mẹ anh cố ý không giao trả lại toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của anh thì anh có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Anh có thắc mắc thêm, trường hợp anh không đồng ý thì mẹ anh có chuyển nhượng được xe cho người khác không. Chúng tôi khẳng định là không, và nếu có chuyển nhượng thì chắc chắn hợp đồng chuyển nhượng sẽ vô hiệu.

Bởi, theo phân tích ở trên thì chỉ có chủ sở hữu mới có quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình ( trường hợp của anh là bán xe); nên những cá nhân khác nếu không được chủ sở hữu ủy quyền thì sẽ không có đủ tư cách để tham gia ký kết bất kỳ các hợp đồng có đối tượng là chiếc xe máy trên.
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của mình theo quy định pháp luật. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

30 tháng 3 2021

Các loại tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân mà em biết là:

Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản

Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị sử dụng tài sản…

Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản đó.

Tài sản của công dân có được từ những nguồn:

Do lao động

Do trao đổi, buôn bán

Do lưu truyền từ đời này sang đời khác

...

16 tháng 3 2022

1. Những tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân mà em biết :

+ Xe máy, xe đạp, ô tô, đạp điện.

+ Nhà, biệt thự ,.........

+ Điện thoại, máy tính.

+ .............

Những tài sản nhà nước quy định phải đăng kí sở hữu : 

+ Xe đạp điện,  xe máy , ô tô.

+ Nhà cửa.

+ ............... 

=> Những thứ có giá trị thì nhà nước quy định phải đăng kí chủ sở hữu. Còn một số tài sản chưa thật sự giá trị về tiền thì không phải đăng kí.

16 tháng 3 2022

1Những tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân mà em biết là:

+Ô tô, xe đạp, xé máy, các phương tiện giao thông khác

+Nhà cửa,..

+Máy tính, ti vi, tủ lạnh,..

...

Một số các tài sản mà nhà nước quy định phải đăng kí sở hữu có thể kể đến như:

+Mua phương tiện giao thông đường bộ như ô tô, xe máy,..

+Mua phương tiện giao thông đường thủy như tàu, thuyền đánh bắt cá,..

+Mua phương tiện giao thông đường sắt như tàu hỏa, tàu lửa, tàu điện,...

+Các vật liệu, chất liệu gây nổ như thuốc nổ, đạn dược,..

+Các tài sản gắn với đất đai, công trình, nhà cửa,..

...

29 tháng 7 2021

C. Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của mình

29 tháng 7 2021

C. Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của mình

20 tháng 4 2022

Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền duy nhất của chủ sở hữu đối với tài sản của mình.

Quyền sở hữu tài sản của công dân bao gồm những quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản

Quyền định đoạt  tài sản là quyền quan trọng nhất

21 tháng 4 2022

Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền duy nhất của chủ sở hữu đối với tài sản của mình.

Quyền sở hữu tài sản của công dân bao gồm những quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản

Quyền định đoạt  tài sản là quyền quan trọng nhất

13 tháng 5 2022

Tham khảo

*Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì?

Nếu hiểu theo nghĩa khách quan, quyền sở hữu tài sản của công dân là toàn bộ các quy định của Nhà nước về vấn đề sở hữu, nếu theo nghĩa chủ quan, đây  toàn bộ những hành vi mà chủ sở hữu được pháp luật cho phép thực hiện trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản theo ý chí của mình

*Công được sở hữu những tài sản nào?

Điều 53 Hiến pháp 2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

13 tháng 5 2022

rất chính xác như hơi dài

30 tháng 1 2022

tham khao:

Quyền sở hữu tài sản gồm:Quyền chiềm hữu: trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sảnQuyền sử dụng: Khai thác giá trị tài sản và hưởng lợi từ giá trị sử dụng tài sảnQuyền định đoạt: quyết định đối với tài sản như mua, tặng, cho.

Công dân có trách nghiệm tôn trọng quyền sở hữu của người khác, ko đc xâm phạm đến tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức, của tập thể và của nhà nước. Nhặt đc của rơi phải trả lại người mất. Khi mượn phải trả, mất phải đền. Khi vay cần phải trả đứng hẹn, đầy đủ.

30 tháng 1 2022

Gồm :  Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt .

Trách nhiệm của công dân đối với quyền sở hữu tài sản của mình và của người khác : là phải bảo quản cẩn thận tài sản , không đánh mất tài sản, tôn trọng tài sản của người khác.

24 tháng 3 2021

- Quyền sở hữu tài sản cùa công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình, bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu

24 tháng 3 2021

Quyền sở hữu của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.
Quyền sở hữu tài sản gồm: Quyền chiềm hữu: trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sản, Quyền sử dụng: Khai thác giá trị tài sản và hưởng lợi từ giá trị sử dụng tài sản, Quyền định đoạt: quyết định đối với tài sản như mua, tặng, cho.

17 tháng 3 2022

Quyền sở hữu tài sản là gì ? 

Quyền sở hữu tài sản là quyền mà chủ sở hữu có thể quyết định với tài sản của mình.

Theo Hiến pháp năm 1992, điều 58 thì công dân có quyền sở hữu đối với các tài sản nào ? ( Tham khảo ý này nhé ;D ) 

Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 17 và Điều 18.

Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân. 

Những tài sản nào nhà nước bắt buộc công dân phải đi đăng kí quyền sở hữu ? Vì sao ?

- Nhà cửa, đất đai.

+ Ti vi , tủ lạnh , máy giặt .

+ Ô tô , xe máy . xe đạp điện , xe xích lô , máy cày .

+ ..............

Vì đây đều là những thứ đắt đỏ, có giá trị cao nên phải bắt buộc đăng kí quyền sở hữu, nếu không đăng kí , hậu quả sẽ khó lường.Và những thứ rẻ, chưa thật sự giá trị thì không phải bắt buộc đăng kí.

17 tháng 3 2022

TK :

Quyền sở hữu tài sản là gì ? 

Quyền sở hữu tài sản là quyền mà chủ sở hữu có thể quyết định với tài sản của mình.

Theo Hiến pháp năm 1992, điều 58 thì công dân có quyền sở hữu đối với các tài sản nào ? ( Tham khảo ý này nhé ;D ) 

Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 17 và Điều 18.

Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân. 

Những tài sản nào nhà nước bắt buộc công dân phải đi đăng kí quyền sở hữu ? Vì sao ?

- Nhà cửa, đất đai.

+ Ti vi , tủ lạnh , máy giặt .

+ Ô tô , xe máy . xe đạp điện , xe xích lô , máy cày .

+ ..............

Vì đây đều là những thứ đắt đỏ, có giá trị cao nên phải bắt buộc đăng kí quyền sở hữu, nếu không đăng kí , hậu quả sẽ khó lường.Và những thứ rẻ, chưa thật sự giá trị thì không phải bắt buộc đăng kí.