Câu 1: (1.5đ) Xác điệp ngữ, chỉ ra điệp ngữ và nêu tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì tình yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ...
( Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)
Câu 2: (2.5đ) Hai bài thơ đã học trong Ngữ Văn 7_ tập I có cụm từ "ta với ta". Hãy chép lại những câu thơ có cụm từ "ta với ta" và cho biết những câu thơ đó có trong bài thơ nào? Của ai? Viết đoạn văn ngắn nhận xét ngắn gọn sự khác nhau của 2 cụm từ "ta với ta" trong 2 bài thơ
Câu 3: (6đ) Cảm nghĩ của em về bài thơ "Cảnh khuya" của chủ tịch Hồ Chí Min
1/Điệp ngữ : vì
Điệp ngữ cách quãng
Tác dụng : Liệt kê các lí do người chiến sĩ chiến đấu . Thấy được tình yêu quê hương,đất nước, đặc biệt là người bà và ổ trứng hồng tuổi thơ
2/
- Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom sưới núi,tiều vài chú,
Lác đác bên sông,chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng , con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân dưới núi,trời , non, nước,
Một mảnh tình riêng,ta với ta.
- Đã bấy lâu nay,bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng,chợ thời xa.
Ao sâu nước cả,khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa,khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây,cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn,mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách,trầu không có,
Bác đến chơi đây,ta với ta.
* Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể .Còn”ta với ta”trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta”Trong câu thơ này là mình cũng là bạn.
3/
Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc.Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ. Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh và huyền ảo,...Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trăngg tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước. Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung). Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
(Bạn có thể tham khảo bài đó)