1: Chỉ nên dùng thuốc khi nào ?
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2: Nêu đặc điểm của tuổi dậy thì ?
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3: Nêu tính chất của Nhôm ?
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4: Muốn phòng tránh Tai nạn Giao thông Đường bộ, chúng ta cần làm gì ?
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
1.khi thật cần thiết;
khi biết chắc cách dùng liều lượng dùng
khi biết nơi sản xuất,hạn sử dụng và tác dụng phụ của thuốc nếu có
2.cơ thể biết đã phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng cơ quan sinh dục phát triển con gái xuất hiện xuất hiện kinh nguyệt con trai có hiện tượng xuất tinh đồng thời ở giai đoạn này cũng cũng diễn ra những biến đổi về tình cảm suy nghĩ và mối quan hệ xã hội
3.nhôm được sản xuất từ quặng nhôm.nhôm là kim loại có màu trắng bạc có ánh kim nhẹ hơn sắt và đồng có thể kéo thành sợi dát mỏng nhôm không bị gỉ Tuy nhiên một số axit có thể mòn nhôm nhôm có tính dẫn nhiệt dẫn điện
4.thầy nói tự suy nghỉ nha
1)chỉ khi dùng thuốc khi mình thấy trong người không khỏe
2)
Độ tuổi dậy thì
Độ tuổi bắt đầu và kết thúc quá trình dậy thì ở trẻ là tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, di truyền, chế độ dinh dưỡng, khí hậu và môi trường sống… Chính vì vậy không phải ai cũng có độ tuổi dậy thì giống nhau.
Skip
Thông thường, độ tuổi dậy thì của nam giới là 9 – 14 tuổi, trong khi đó, độ tuổi dậy thì của nữ là 8- 13 tuổi. Theo đó, nếu các bé nam dậy thì trước 9 tuổi sẽ là dậy thì sớm và là dậy thì muộn nếu quá trình này diễn ra sau 14 tuổi. Tuổi dậy thì sớm của bé gái là dưới 8, dậy thì muộn là trên 13 tuổi.
Thường thì trẻ em ở thành thị với mức sống cao hơn, chế độ dinh dưỡng được đáp ứng tốt hơn nên quá trình dậy thì cũng diễn ra sớm hơn những trẻ em ở vùng nông thôn.
Những thay đổi về thể chất của bé
Bước vào tuổi dậy thì, cơ thể bé sẽ bắt đầu có những bước phát triển, nếu không được tìm hiểu trước thì các bé sẽ phải khó xử, lúng túng trước những tình huống mới lạ.
Đối với bé gái, quá trình dậy thì bắt đầu với biểu hiện là ngực bắt đầu phát triển to tròn, núm vú nhô ra và chuyển màu sẫm. đối với bé trai thì cơ thể trở nên to hơn, vạm vỡ hơn. Dậy thì ở cả nam và nữ đều thúc đẩy chiều caophát triển tối đa; trẻ lớn nhanh trông thấy; đồng thời bắt đầu xuất hiện lông nách, lông mu, nam giới còn mọc râu ở cằm và vùng bụng. Đây cũng là thời kì mà cơ quan sinh dục phát triển nhanh, các bé gái xuất hiện kinh nguyệt và các bé trai bắt đầu xuất tinh (thường là xuất tinh về đêm).
Ở thời điểm này, các bé sẽ bắt đầu xuất hiện mùi cơ thể và mụn trứng cá do chất nhờn tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề đáng lo ngại nếu chúng ta biết chăm sóc bản thân đúng cách.
Thay đổi về tâm lý, cảm xúc
Có thể nói tình cảm, cảm xúc của tuổi dậy thì trở nên đa dạng hơn. Đến tuổi này, trẻ bắt đầu muốn được làm người lớn, muốn khẳng định mình và thể hiện cái tôi cá nhân.
Trẻ bắt đầu có suy nghĩ độc lập, thích sinh hoạt bạn bè nhiều hơn, ít chia sẻ với gia đình. Trẻ bắt đầu có những tình cảm, cảm xúc mới với bạn khác giới, có nhu cầu khám phá, tìm hiểu đối phương.
Không chỉ phát triển nhanh về cơ thể, tuổi dậy thì còn là giai đoạn trí tuệ và đạo đức, cảm xúc phát triển cao. Bên cạnh đó thì trẻ cũng dễ xúc động, cảm xúc có thể thay đổi thất thường hơn.
I. VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
- Cấu hình e nguyên tử: 13Al: 1s22s22p63s23p1
- Vị trí: Al thuộc ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Mạng lập phương tâm diện, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt; t0nc = 6600C .
- Màu trắng bạc, khá bền và dai, dễ kéo sợi và dát mỏng, nhẹ (D = 2,7).
- Một số hợp kim của nhôm:
+ Đuyra (95% Al; 4% Cu; 1% Mg, Mn, Si): nhẹ bằng 1/3 thép, cứng gần bằng thép.
+ Silumin (gần 90% Al; 10% Si): nhẹ, bền.
+ Almelec (98,5% Al; còn lại là Mg, Si và Fe) dùng làm dây cáp.
+ Hợp kim electron (10,5% Al; 83,3% Mg còn lại là Zn, Mn...): chỉ nặng bằng 65% Al lại bền hơn thép, chịu được sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ trong một giới hạn lớn nên được dùng làm vỏ tên lửa.
III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ quả đất. Trong tự nhiên, Al có trong:
- Đất sét: Al2O3.2SiO2.2H2O.
- Mica: K2O.Al2O3.6SiO2.2H2O.
- Boxit: Al2O3.nH2O.
- Criolit: 3NaF.AlF3 hay (Na3AlF6).
IV. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
Có tính khử mạnh:
Al → Al3+ + 3e
1. Tác dụng với các phi kim
a. Với oxi
- Al chỉ phản ứng với oxi trên bề mặt (vì tạo ra lớp màng oxit bao phủ bề mặt, bảo vệ và ngăn cản Al tham gia phản ứng tiếp):
2Al + 3O2 → Al2O3
- Bột Al cháy trong không khí khi được đun nóng cho ngọn lửa màu sáng chói.
- Muốn phản ứng xảy ra hoàn toàn thì phải loại bỏ lớp oxit bao phủ trên bề mặt Al (bằng cách tạo hỗn hống Al - Hg hoặc dùng Al bột đun nóng).
b. Với các phi kim khác
- Nhôm phản ứng được với các phi kim khác → muối.
- Al tự bốc cháy khi tiếp xúc với các halogen:
2Al + 3X2 → 2AlX3
- Khi đun nóng, Al tác dụng với bột S:
2Al + 3S → Al2S3
- Khi nhiệt độ rất cao, Al kết hợp với C và N2:
4Al + 3C → Al4C3 (8000C)
2. Tác dụng với nước
- Al không phản ứng với nước vì được lớp oxit mỏng, bền và đặc khít bảo vệ. Nếu phá bỏ lớp oxit bao phủ bề mặt, Al phản ứng trực tiếp với nước.
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
- Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo màu trắng khi sinh ra sẽ bao kín bề mặt của Al kim loại ngăn cách không cho Al tiếp xúc với nước để phản ứng tiếp nữa. Phản ứng này chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết.
3. Tác dụng với oxit của kim loại kém hoạt động hơn (phản ứng nhiệt nhôm)
- Al khử được oxit của các kim loại đứng sau nó:
2yAl + 3FexOy → yAl2O3 + 3xFe
- Những lưu ý khi giải bài tập về phản ứng nhiệt nhôm:
+ Nếu hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch kiềm → H2 thì Al còn dư sau phản ứng nhiệt nhôm hoặc hiệu suất H của phản ứng < 100%
+ Nếu hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch kiềm không có khí thoát ra chứng tỏ không dư Al.
+ Khối lượng hỗn hợp trước và sau phản ứng không đổi (bảo toàn khối lượng).
+ Vận dụng bảo toàn electron.
4. Tác dụng với dung dịch axit
a. Với H+ (HCl, H2SO4 loãng...)
Al phản ứng dễ dàng → muối + H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2
b. Tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh: HNO3 loãng hoặc đặc, H2SO4 đậm đặc
Al + 4HNO3 loãng → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Chú ý:
- Al thụ động với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội → có thể dùng thùng Al để chuyên chở axit HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
- Phản ứng của Al với dung dịch HNO3 có thể tạo thành muối amoni.
5. Tác dụng với dung dịch bazơ
- Al tham gia phản ứng dễ dàng với các dung dịch kiềm:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2
- Cơ chế:
+ Trước tiên, Al tham gia phản ứng với nước:
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
+ Al(OH)3 sinh ra là hiđroxit lưỡng tính tan được trong dung dịch kiềm:
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Quá trình này lặp đi lặp lại đến hết.
- Chú ý:
+ Nếu cho hỗn hợp Na, K, Ba, Ca và Al (hoặc Zn) vào nước dư, xảy ra các phản ứng:
2M + 2H2O → 2MOH + H2
MOH + H2O + Al → MAlO2 + 3/2H2
+ Trong quá trình giải toán có 2 trường hợp xảy ra:
* Trường hợp 1. Cả kim loại kiềm và Al đều phản ứng hết nếu số mol kim loại kiềm ≥ số mol Al.
* Trường hợp 2. Kim loại kiềm phản ứng hết, Al dư nếu số mol kim loại kiềm < số mol Al.
6. Tác dụng với dung dịch muối
- Al đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
- Phản ứng với muối nitrat trong môi trường kiềm:
8Al + 3NaNO3 + 5NaOH + 2H2O → 8NaAlO2 + 3NH3
- Phản ứng với muối nitrat trong môi trường axit (giống phản ứng với HNO3):
Al + 4H+ + NO3- → Al3+ + NO + 2H2O
V. ĐIỀU CHẾ
1. Nguyên liệu
Quặng boxit Al2O3 có lẫn SiO2 và Fe2O3.
2. Các giai đoạn điều chế
- Làm sạch nguyên liệu:
2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O
2NaOH + SiO2 → Na2SiO3 + H2O
NaAlO2 + CO2 + 2H2O → NaHCO3 + Al(OH)3
NaOH + CO2 → NaHCO3
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
- Điện phân nóng chảy Al2O3 có mặt criolit Na3AlF6 (hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3từ 20500C xuống 9000C; tăng độ dẫn điện do tạo thành nhiều ion hơn; tạo lớp bảo vệ không cho O2 phản ứng với Al nóng chảy):
2Al2O3 → 4Al + 3O2
VI. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NHÔM
1. Nhôm oxit Al2O3
- Chất rắn màu trắng, không tan và không tác dụng với nước, rất bền vững, nóng chảy ở 20500C.
- Tồn tại ở dạng khan (emeri, corindon, rubi (lẫn Cr2O3), saphia (lẫn TiO2 và Fe3O4) hoặc dạng ngậm nước (boxit).
a. Tính chất hóa học
- Tính bền: Al2O3 không bị khử bởi H2, CO ở nhiệt độ cao; Al2O3 tác dụng với C không cho Al kim loại mà tạo Al4C3:
Al2O3 + 9C → Al4C3 + 6CO (> 20000C)
- Tính lưỡng tính:
+ Al2O3 là oxit bazơ khi tác dụng với axit mạnh → muối + H2O.
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
+ Al2O3 là oxit axit khi tác dụng với dung dịch bazơ mạnh → muối + H2O.
Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O
hay
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]
Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O
b. Điều chế
Nhiệt phân Al(OH)3:
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
2. Nhôm hiđroxit Al(OH)3
Là chất kết tủa keo, màu trắng.
a. Tính chất hóa học
- Kém bền với nhiệt:
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O (t0)
- Là hiđroxit lưỡng tính:
+ Tác dụng với axit mạnh:
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
+ Tác dụng với dung dịch kiềm mạnh:
Al(OH)3 + KOH → KAlO2 + 2H2O
Al(OH)3 + KOH → K[Al(OH)4]
b. Điều chế
- Kết tủa Al3+:
Al3+ + 3OH- (vừa đủ) → Al(OH)3
Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4+
- Kết tủa AlO2-:
AlO2- + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + HCO3-
AlO2- + H+ (vừa đủ) + H2O → Al(OH)3
3. Muối nhôm (hay gặp: phèn chua: K2SO4, Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O)
- Các dung dịch AlCl3, Al2(SO4)3 và Al(NO3)3 đều là các axit theo Bronstet có môi trường axit:
AlCl3 → Al3+ + 3Cl-
Al3+ + 3H2O ↔ Al(OH)3 + 3H+
→ Giải thích được sự thủy phân của muối Al trong các dung dịch có tính bazơ:
2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2
Phản ứng với dung dịch kiềm: (chú ý cách thức và tỷ lệ phản ứng)
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
Al3+ + 4OH- → [Al(OH)4] -
Al(OH)3 + 3OH- → [Al(OH)4] -
- Các muối aluminat NaAlO2, KAlO2, Ba(AlO2)2 và Ca(AlO2)2 đều là bazơ dung dịch có môi trường bazơ.
AlO2- + 3H2O ↔ Al(OH)3 + 3OH-
AlO2- + H+ + H2O → Al(OH)3
Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O