a,Tìm từ đơn, từ phức trong các câu thơ sau:
" Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
b, Em hiểu như thế nào về nội dung 2 dòng thơ cuối?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đỡ xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Câu thơ trên có thể hiểu: Đời cha ông đã đi qua từ rất xa và đến thời của chúng ta đã khác nhiều. Nhờ vào những áng chuyện cổ mà chúng ta mới hiểu và mới biết được đời của cha ông ta thuở xưa có những gì và đã diễn ra như thế nào. Những câu chuyện cổ chính là kho tàng lưu giữ lại lịch sử, truyền thống văn hoá để con cháu đời nay có thể hiểu về đất nước mình, cha ông mình.
bạn tham khảo nhé
Qua hai dòng thơ Chỉ còn truyện cổ thiết tha – Cho tôi nhận mặt cha ông của mình tác giả muốn diễn tả ý: Từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại là một kkhoảng cách thời gian dằng dặc. Các truyện cổ dân gian thực sự là cái cầu nối quá khứ với hiện tại. Qua truyện cổ, người đọc thời nay hiểu được cha ông ngày xưa, cụ thể hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức… của cha ông ngày xưa. Hình ảnh của cha ông ngày xưa in dấu khá rõ trong các truyện cổ dân gian. Vì vậy, có thể nói truyện cổ đã giúp chúng ta nhận biết được gương mặt của các cha ông ngày xưa.
Tham khảo! Câu thơ “Đời cha ông với đời tôi/ Như cha ông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” có thể hiểu: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, thế hệ cha ông đã trở thành quá khứ xa xôi nhưng những câu chuyện cổ sẽ lưu giữ lại lịch sử, truyền thống văn hoá để con cháu đời nay có thể hiểu về đất nước mình, cha ông mình
Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh trong câu
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Qua 2 dòng thơ: Chỉ còn truyện cổ thiết tha/Cho tôi nhận mặt ông cha của mình, tác giả muốn diễn tả ý: Từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại là 1 khoảng cách thời gian dằng dặc. Các truyện cổ dân gian thực sự là cái cầu nối quá khứ với hiện tại. Qua truyện cổ, người đọc thời nay hiểu được cha ông ngày xưa, cụ thể hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức,....của cha ông ngày xưa. Hình ảnh của cha ông ngày xưa in dấu khá rõ trong các truyện cổ dân gian. Vì vậy có thể nói truyện cổ đã giúp chúng ta nhận biết được gương mặt của các cha ông ngày xưa.
Những câu thơ đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về khoảng cách giữa hai thế hệ - thế hệ trước (ông cha) với thế hệ sau (con cháu). Với hình ảnh so sánh độc đáo mà giàu tính biểu tượng - “con sông” và “chân trời”. Nhưng dù khoảng cách có là vậy thì nhờ có “chuyện cổ” mà “tôi” đã hiểu thêm về phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của thế hệ đi trước. Điều đó khiến cho “tôi” cảm thấy tự hào hơn, cũng như yêu mến “chuyện cổ nước mình”. Khổ thơ tuy ngắn gọn nhưng lại gửi gắm một bài học sâu sắc đến con người.
Đoạn thơ trong văn bản Chuyện cổ nước mình để lại trong em vô vàn suy nghĩ. “Đời cha ông với đời tôi” là hai thế hệ đã xa. Hình ảnh so sánh "con sông" với "chân trời" không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế hệ. Khoảng cách thế hệ ấy có thể làm con người khác, con người đổi thay nhưng ở đó, ta vẫn thấy đẹp mãi, đẹp mãi đó là chuyện cổ. Chuyện cổ nghĩa tình yêu thương nhẹ nhàng, êm ả như lời dạy chân tình. Và mỗi người, “nhận mặt ông cha” nhưng sâu hơn thế là khám phá thế giới tâm hồn, tiếp nối thế hệ cha ông. Chúng ta của hôm nay sẽ trau dồi mình, sẽ nỗ lực và cố gắng ra sao để quê hương, để bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời!