Kể về 1 ước mơ viễn vông trong trí tưởng tượng của em ( ước mơ ko có thật)
VD sống trong vương quốc "bánh kẹo"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, cũng như bao gia đình Việt Nam khác, gia đình tôi lại gói những chiếc bánh chưng xanh để cúng tổ tiên. Đó là một phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc ta.
Tôi nhớ nhất cảm giác đêm 29 Tết được ngồi quay quần bên nồi bánh chưng trên bếp lửa hồng cùng gia đình rồi lặng yên nghe mẹ đọc sự tích Bánh chưng, bánh giầy. Giọng của mẹ thật ngọt ngào, ấm áp. Hình ảnh chàng Lang Liêu hiền lành, chăm chỉ cứ hiện lên rõ nét trong trí tưởng tượng của tôi. Tôi cảm thấy lòng mình thật nhẹ nhàng trong trẻo. Đôi chân tôi như bước theo câu chuyện về chiếc bánh chưng mẹ vừa kể.
Tôi lang thang trên những cánh đồng ngạt ngào hương lúa. Phía xa xa là những triền khoai lang xanh rờn. Bỗng tôi thấy một anh nông dân đang cặm cụi nhặt từng ngọn cỏ trên ruộng lúa. Tôi thấy gương mặt anh có nét gì đó rất quen thuộc. Đúng rồi, đó chính là hoàng tử Lang Liêu trong sự tích Bách chưng, bánh giầy. Tôi bước lại gần và hỏi:
- Em chào anh Lang Liêu! Sao anh lại ở đây ạ?
Anh nông dân dừng tay làm, nhìn tôi mỉm cười và nói:
- Chào em gái! Lẽ ra anh phải em điều đó chứ!
Tôi chợt hiểu và giới thiệu:
- Dạ, em là Mai Thùy. Năm nay, em học lớp 6 trường THCS Quang Minh. Ngày mai, lớp em có tiết văn học về Bánh chưng, bánh giầy. Thế mà hôm nay em lại được gặp anh, thật là vui quá!
Nghe nhắc đến chuyện bánh chưng, bánh giầy, anh nông dân có vể trầm ngâm. Còn tôi thì rất háo hức vì đây là một cơ hội hiếm có để được nghe chính hoàng tử Lang Liêu kể chuyện cho nghe. Đoán được suy nghĩ của tôi, hoàng tử Lang Liêu mỉm cười, nói:
- Em có muốn anh kể cho em nghe về cuộc thi tài kén vua của phụ vương anh không?
Tôi thích thú:
- Có ạ! Anh kể cho em nghe đi!
Lang Liêu bắt đầu kể, giọng anh như trầm xuống:
- Anh sinh ra trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Mẹ anh không được vua yêu chiều như những vương phi khác nên khi mẹ sinh ra anh, chỉ có hai mẹ con quấn quýt bên nhau. Chẳng bao lâu, bà mất sớm, để lại anh một mình côi cút. Từ đó, anh chăm chỉ với ruộng đồng, khoai lúa. Ngày tháng thoi đưa, chẳng mấy chốc, anh đã đến tuổi trưởng thành. Ngày ngày, anh vui với công việc đồng ánh của mình, chẳng dám mong đến công danh, bổng lộc của triều đình. Một hôm, khi đang lúi húi vun mấy khóm khoai trước nhá, bỗng anh nhận được lệnh vua cha gọi vào chầu.
- Thế anh có lo lắng không? – Tôi vội hỏi.
Lang Liêu chậm rãi trả lời:
- Anh cũng cảm thấy hơi lo lắng vì lâu rồi không vào triều, biết đâu phụ vương giận hoặc đau yếu. Bới vậy, sau khi nhận được lệnh, anh vội vã thay quần áo vào chầu phụ vương. Trên đường đến đó, anh đã nghe nói vua cha thấy mình già yếu nên muốn tìn một người nối ngôi, chỉ cần người đó có tài có đức chứ không nhất thiết là con trưởng hay con thứ. Khi anh đến nơi, các anh trai của anh đã ở đó. Thấy các con đã về tựu đông đủ, vua cha nói: “Tới ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng ta ta sẽ truyền ngôi cho người ấy ngôi báu để tiếp tục trị vì đất nước”.
Nghe đến đây, tôi lại buột miệng hỏi:
- Chắc anh lo lắng lắm khi nhận được tin này bởi anh rất nghèo, đâu có những thứ quý giá dâng lên vua cha!
Lang Liêu nhìn tôi gật đầu và kể tiếp:
- Sau khi nghe lời vua cha phán truyền, các anh trai của anh rất vui mừng vì họ có biết bao ngọc ngà, châu báu. Còn anh nhìn khắp nhà chỉ thấy toàn lúa, sắn, khoai, không có thứ gì là giá trị cả, biết lấy gì để dâng lên Tiên Vương. Thực ra, anh cũng không có ý tranh giành ngôi báu nhưng anh cũng muốn làm đẹp lòng phụ vương. Suốt mấy ngày sau đó, anh mất ăn mất ngủ vì nghĩ đến món quà sẽ dâng lên phụ vương. Lòng anh ngổn ngang trăm mối. Nếu đi mua đồ quý như các anh của mình thì anh không có tiền. Còn nếu dâng lên khoai và sắn thì chắc chắn phụ vương sẽ buồn lòng vì những thứ tầm thường đó. Một đêm, sau một hồi trằn trọc suy nghĩ, anh ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ, anh thấy một vị thần hiện lên mách rằng: “Hãy lấy chính những sản phẩm mà con làm ra để dân gleen Tiên Vương”. Anh chợt tỉnh giấc và cảm thấy rất sung sướng. Ngay sáng hôm đó, anh bắt tay vào làm bánh như lời Thần báo mộng. Anh tìm thứ gạo nếp ngon nhất đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong xanh gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm cho thật nhừ. Anh nghĩ cần phải làm thêm một loại bánh nữa. Vậy là anh đổ gạo rồi đem giã nhuyễn và nặn thành hình tròn. Bánh hình tròn biểu tượng cho trời, bánh hình vuông biểu tượng cho đất. Đến ngày lễ Tiên Vương, anh đem hai loại bánh đó vào cung. Nhìn chồng bánh bằng lúa gạo của anh, không ít người xem thường khi đặt cạnh những món sơn hào hải vị, nem công chả phượng của các lang. Nhưng anh không thấy ngại ngùng gì vì anh chỉ mong đẹp lòng tổ tiên bằng chính tấm lòng thành của mình. Tất cả các lễ vật được bày ra trước mặt đức vua, ai ai cũng hồi hộp hi vọng vua cha chọn lễ vật của mình. Vua cha lần lượt tới trước lễ vật của các lang rồi xem xét hoặc nhấm nháp từng món ăn nhưng gương mặt Người vẫn không biểu thị một thái độ gì. Có lẽ Người vẫn chưa ưng ý một lễ vật nào cả. Nhiều người đã tỏ ra thất vọng khi thấy vua cha lướt món ăn của mình rất nhanh. Hai loại bánh của anh được đặt ở sau cùng. Khi đứng bên mâm bánh của anh, vua cha dừng hẳn, chăm chú nhìn. Có lẽ Người thấy ngạc nhiên vì mâm bánh của anh khác hẳn các món sơn hào, hải vị khác. Sauk hi nhìn ngắm, Người liền cầm từng chiếc bánh lên tỏ vẻ thích thú, bỗng Người cất tiếng hỏi: “chiếc bánh này làm bằng gì hả Lang Liêu?” Anh bẩm: “Thưa phụ vương! Hai loại bánh này được làm từ gạo. Đây là những sản phẩm do chính tay con làm nên đấy ạ!”. Ánh mắt cha nhìn anh trìu mến. Anh cảm thấy thật hạnh phúc. Sau đó, anh giới thiệu cách làm cũng như ý nghĩa của từng loại bánh. Vua cha vô cùng kinh ngạc và vui vẻ. Người liền lệnh cho cắt bánh mời tất mọi người cùng ăn. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha nói: “Trong tất cả các món lễ vật dâng lên Tiên Vương hôm nay, ta ưng ý nhất là món bánh của Lang Liêu. Nó vừa mang ý nghĩa là biểu tượng của đất trời, của sự no đủ, đoàn kết, vừa thể hiện được tấm lòng hiếu thảo của một người con. Do vậy, ta quyết định chọn Lang Liêu là người thừa kế ngôi vị”.
Tôi thích thú nghe câu chuyện Lang Liêu vừa kể và cảm thấy vô cùng khâm phục, kính trọng anh. Nhưng tôi ngạc ngiên vì thấy Lang Liêu chẳng khác gì một anh nông dân cả. Đọc được suy nghĩ của tôi, Lang Liêu cười lớn và nói:
- Hôm nay ta vi hành về thôn quê để dạy dân cách cấy cày, chăm sóc lúa khoai.
Nói xong, Lang Liêu liền tạm biệt tôi để đi ra phía ngoài xa kia, ở đó, bà con nông dân đang đợi anh. Vừa nói, anh vừa bước đi rất nhanh. Tôi liền gọi với theo:
- Anh Lang Liêu! Anh Lang Liêu! Cho em đi cùng với!
Vừa lúc đó, tôi tỉnh giấc và thấy mẹ đang ngồi bên cạnh lay tôi dậy chuẩn bị đón giao thừa. Mẹ hỏi:
- Con vừa ngủ mơ đúng không? Mẹ thấy con ú ớ gọi ai đó.
Tôi dụi mắt tỉnh giấc. Tôi đã có một giấc mơ thật đẹp. Thấy tôi vẫn mủm mỉm cười, mẹ liền bảo:
- Con chuẩn bị đón giao thừa và khai bút đầu năm cho may mắn nhé!
Tôi tới trước bàn thờ tổ tiên và chắp tay lạy thật thành kính. Mùi nhanh trầm thoang thoảng quyên với mùi bánh chưng xanh thơm phức làm thấy thật thiêng liêng và ấm áp làm sao. Tôi trở lại bàn học nắn nót viết những nét chữ khai bút đầu xuân bằng giấc mơ tuyệt đẹp này! Dưới nhà, chị tôi đang ngân nga bài thơ:
Gạo nếp ngon đồng bằng
Lá dong tươi trên núi
Đậu xanh nơi bãi sông
Tiêu thơm vùng đảo nổi
Bao miền quê tụ hội
Trong khoanh bánh mịn màng
Năm cũ và năm mới
Buộc nhau bằng sợ gang
Đã qua mấy nghìn năm
Bánh vẫn rền vẫn dẻo
Lòng người con chí hiếu
Bay thơm cả đất trời ….
và trong giấc chiêm bao hôm đấy, tôi đang giạo bước trên con đường làng quen thuộc, với nhưng suy tư về tương lai. bỗng chốc 1 luồng khói trắng xuất khiến khiên tôi cảm thấy hoang mang, tôi lùi lại định chạy thật nhanh về phía sau, nhưng không kịp nữa rồi, 1 ôg già râu tóc bạc phơ đã xuất hiện ngay trước mắt tôi. tôi hoảng hốt kêu lên aaaaaaaaaa!!!!! và ngay sau đó, tôi giất bất ngờ vì sự giới thiệu của ông, ông là 1 vị tiên, chính là vị tiên đã xuất hiện trong câu truyện bánh trưng bánh dày mà tôi được học trước đó. ông nói mục đích xh lần này chính là muôn cho tôi 1 điều ước, chỉ 1 điều duy nhất... tôi nghĩ tới gia đình bạn bè và bản thân, trời ơi bao nhiêu là ước mơ mà tôi muốn thực hiện biết ước sao đây, trong đầu tôi lúc đó là những suy nghĩ như vậy....và cuối cùng tôi xin ông 1 điều ước duy nhất chính là hãy cho tôi đi đến với tương lai 1 lần!!!.............còn tiếp!
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, cũng như bao gia đình Việt Nam khác, gia đình tôi lại gói những chiếc bánh chưng xanh để cúng tổ tiên. Đó là một phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc ta.
Tôi nhớ nhất cảm giác đêm 29 Tết được ngồi quay quần bên nồi bánh chưng trên bếp lửa hồng cùng gia đình rồi lặng yên nghe mẹ đọc sự tích Bánh chưng, bánh giầy. Giọng của mẹ thật ngọt ngào, ấm áp. Hình ảnh chàng Lang Liêu hiền lành, chăm chỉ cứ hiện lên rõ nét trong trí tưởng tượng của tôi. Tôi cảm thấy lòng mình thật nhẹ nhàng trong trẻo. Đôi chân tôi như bước theo câu chuyện về chiếc bánh chưng mẹ vừa kể.
Tôi lang thang trên những cánh đồng ngạt ngào hương lúa. Phía xa xa là những triền khoai lang xanh rờn. Bỗng tôi thấy một anh nông dân đang cặm cụi nhặt từng ngọn cỏ trên ruộng lúa. Tôi thấy gương mặt anh có nét gì đó rất quen thuộc. Đúng rồi, đó chính là hoàng tử Lang Liêu trong sự tích Bách chưng, bánh giầy. Tôi bước lại gần và hỏi:
- Em chào anh Lang Liêu! Sao anh lại ở đây ạ?
Anh nông dân dừng tay làm, nhìn tôi mỉm cười và nói:
- Chào em gái! Lẽ ra anh phải em điều đó chứ!
Tôi chợt hiểu và giới thiệu:
- Dạ, em là Quỳnh Nga. Năm nay, em học lớp 5 trường TH Hùng Vương. Ngày mai, lớp em có tiết văn học về Bánh chưng, bánh giầy. Thế mà hôm nay em lại được gặp anh, thật là vui quá!
Nghe nhắc đến chuyện bánh chưng, bánh giầy, anh nông dân có vể trầm ngâm. Còn tôi thì rất háo hức vì đây là một cơ hội hiếm có để được nghe chính hoàng tử Lang Liêu kể chuyện cho nghe. Đoán được suy nghĩ của tôi, hoàng tử Lang Liêu mỉm cười, nói:
- Em có muốn anh kể cho em nghe về cuộc thi tài kén vua của phụ vương anh không?
Tôi thích thú:
- Có ạ! Anh kể cho em nghe đi!
Lang Liêu bắt đầu kể, giọng anh như trầm xuống:
- Anh sinh ra trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Mẹ anh không được vua yêu chiều như những vương phi khác nên khi mẹ sinh ra anh, chỉ có hai mẹ con quấn quýt bên nhau. Chẳng bao lâu, bà mất sớm, để lại anh một mình côi cút. Từ đó, anh chăm chỉ với ruộng đồng, khoai lúa. Ngày tháng thoi đưa, chẳng mấy chốc, anh đã đến tuổi trưởng thành. Ngày ngày, anh vui với công việc đồng áng của mình, chẳng dám mong đến công danh, bổng lộc của triều đình. Một hôm, khi đang lúi húi vun mấy khóm khoai trước nhà, bỗng anh nhận được lệnh vua cha gọi vào chầu.
- Thế anh có lo lắng không? – Tôi vội hỏi.
Lang Liêu chậm rãi trả lời:
- Anh cũng cảm thấy hơi lo lắng vì lâu rồi không vào triều, biết đâu phụ vương giận hoặc đau yếu. Bới vậy, sau khi nhận được lệnh, anh vội vã thay quần áo vào chầu phụ vương. Trên đường đến đó, anh đã nghe nói vua cha thấy mình già yếu nên muốn tìm một người nối ngôi, chỉ cần người đó có tài có đức chứ không nhất thiết là con trưởng hay con thứ. Khi anh đến nơi, các anh trai của anh đã ở đó. Thấy các con đã về tựu đông đủ, vua cha nói: “Tới ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng ta ta sẽ truyền ngôi cho người ấy ngôi báu để tiếp tục trị vì đất nước”.
Nghe đến đây, tôi lại buột miệng hỏi:
- Chắc anh lo lắng lắm khi nhận được tin này bởi anh rất nghèo, đâu có những thứ quý giá dâng lên vua cha!
Lang Liêu nhìn tôi gật đầu và kể tiếp:
- Sau khi nghe lời vua cha phán truyền, các anh trai của anh rất vui mừng vì họ có biết bao ngọc ngà, châu báu. Còn anh nhìn khắp nhà chỉ thấy toàn lúa, sắn, khoai, không có thứ gì là giá trị cả, biết lấy gì để dâng lên Tiên Vương. Thực ra, anh cũng không có ý tranh giành ngôi báu nhưng anh cũng muốn làm đẹp lòng phụ vương. Suốt mấy ngày sau đó, anh mất ăn mất ngủ vì nghĩ đến món quà sẽ dâng lên phụ vương. Lòng anh ngổn ngang trăm mối. Nếu đi mua đồ quý như các anh của mình thì anh không có tiền. Còn nếu dâng lên khoai và sắn thì chắc chắn phụ vương sẽ buồn lòng vì những thứ tầm thường đó. Một đêm, sau một hồi trằn trọc suy nghĩ, anh ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ, anh thấy một vị thần hiện lên mách rằng: “Hãy lấy chính những sản phẩm mà con làm ra để dân lên Tiên Vương”. Anh chợt tỉnh giấc và cảm thấy rất sung sướng. Ngay sáng hôm đó, anh bắt tay vào làm bánh như lời Thần báo mộng. Anh tìm thứ gạo nếp ngon nhất đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong xanh gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm cho thật nhừ. Anh nghĩ cần phải làm thêm một loại bánh nữa. Vậy là anh đổ gạo rồi đem giã nhuyễn và nặn thành hình tròn. Bánh hình tròn biểu tượng cho trời, bánh hình vuông biểu tượng cho đất. Đến ngày lễ Tiên Vương, anh đem hai loại bánh đó vào cung. Nhìn chồng bánh bằng lúa gạo của anh, không ít người xem thường khi đặt cạnh những món sơn hào hải vị, nem công chả phượng của các lang. Nhưng anh không thấy ngại ngùng gì vì anh chỉ mong đẹp lòng tổ tiên bằng chính tấm lòng thành của mình. Tất cả các lễ vật được bày ra trước mặt đức vua, ai ai cũng hồi hộp hi vọng vua cha chọn lễ vật của mình. Vua cha lần lượt tới trước lễ vật của các lang rồi xem xét hoặc nhấm nháp từng món ăn nhưng gương mặt Người vẫn không biểu thị một thái độ gì. Có lẽ Người vẫn chưa ưng ý một lễ vật nào cả. Nhiều người đã tỏ ra thất vọng khi thấy vua cha lướt món ăn của mình rất nhanh. Hai loại bánh của anh được đặt ở sau cùng. Khi đứng bên mâm bánh của anh, vua cha dừng hẳn, chăm chú nhìn. Có lẽ Người thấy ngạc nhiên vì mâm bánh của anh khác hẳn các món sơn hào, hải vị khác. Sau khi nhìn ngắm, Người liền cầm từng chiếc bánh lên tỏ vẻ thích thú, bỗng Người cất tiếng hỏi: “chiếc bánh này làm bằng gì hả Lang Liêu?” Anh bẩm: “Thưa phụ vương! Hai loại bánh này được làm từ gạo. Đây là những sản phẩm do chính tay con làm nên đấy ạ!”. Ánh mắt cha nhìn anh trìu mến. Anh cảm thấy thật hạnh phúc. Sau đó, anh giới thiệu cách làm cũng như ý nghĩa của từng loại bánh. Vua cha vô cùng kinh ngạc và vui vẻ. Người liền lệnh cho cắt bánh mời tất mọi người cùng ăn. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha nói: “Trong tất cả các món lễ vật dâng lên Tiên Vương hôm nay, ta ưng ý nhất là món bánh của Lang Liêu. Nó vừa mang ý nghĩa là biểu tượng của đất trời, của sự no đủ, đoàn kết, vừa thể hiện được tấm lòng hiếu thảo của một người con. Do vậy, ta quyết định chọn Lang Liêu là người thừa kế ngôi vị”.
Tôi thích thú nghe câu chuyện Lang Liêu vừa kể và cảm thấy vô cùng khâm phục, kính trọng anh. Nhưng tôi ngạc ngiên vì thấy Lang Liêu chẳng khác gì một anh nông dân cả. Đọc được suy nghĩ của tôi, Lang Liêu cười lớn và nói:
- Hôm nay ta vi hành về thôn quê để dạy dân cách cấy cày, chăm sóc lúa khoai.
Nói xong, Lang Liêu liền tạm biệt tôi để đi ra phía ngoài xa kia, ở đó, bà con nông dân đang đợi anh. Vừa nói, anh vừa bước đi rất nhanh. Tôi liền gọi với theo:
- Anh Lang Liêu! Anh Lang Liêu! Cho em đi cùng với!
Vừa lúc đó, tôi tỉnh giấc và thấy mẹ đang ngồi bên cạnh lay tôi dậy chuẩn bị đón giao thừa. Mẹ hỏi:
- Con vừa ngủ mơ đúng không? Mẹ thấy con ú ớ gọi ai đó.
Tôi dụi mắt tỉnh giấc. Tôi đã có một giấc mơ thật đẹp. Thấy tôi vẫn mủm mỉm cười, mẹ liền bảo:
- Con chuẩn bị đón giao thừa và khai bút đầu năm cho may mắn nhé!
Tôi tới trước bàn thờ tổ tiên và chắp tay lạy thật thành kính. Mùi nhanh trầm thoang thoảng quyên với mùi bánh chưng xanh thơm phức làm thấy thật thiêng liêng và ấm áp làm sao. Tôi trở lại bàn học nắn nót viết những nét chữ khai bút đầu xuân bằng giấc mơ tuyệt đẹp này! Dưới nhà, chị tôi đang ngân nga bài thơ:
Gạo nếp ngon đồng bằng
Lá dong tươi trên núi
Đậu xanh nơi bãi sông
Tiêu thơm vùng đảo nổi
Bao miền quê tụ hội
Trong khoanh bánh mịn màng
Năm cũ và năm mới
Buộc nhau bằng sợ gang
Đã qua mấy nghìn năm
Bánh vẫn rền vẫn dẻo
Lòng người con chí hiếu
Bay thơm cả đất trời ….
tham khảo:
Không biết có phải do ảnh hưởng của đợt thăm ông nằm bệnh viện hay không mà em ao ước sau này mình sẽ trở thành bác sĩ. Cứ tưởng tưởng đến lúc đó là lòng em lại nao nao, háo hức…
Em tưởng tượng sau khi tốt nghiệp Đại học Y khoa, em sẽ xin về phục vụ tại bệnh viện . Em sẽ mặc chiếc áo blu trắng, đội mũ trắng in hình chữ thập đỏ. Với chiếc ống nghe trên cổ và chồng bệnh án trong tay, em sẽ lần lượt khám cho từng bệnh nhân. Em an ủi, động viên họ yên tâm chữa bệnh. Một câu nói ân cần, một lời chỉ dẫn tận tình, một bàn tay ấm áp, kèm theo ánh mắt, nụ cười đáng tin cậy của người thầy thuốc sẽ là nguồn động viên rất lớn đối với người bệnh. Em sẽ dành sự quan tâm đặc biệt cho các bệnh nhân tí hon, nhắc nhở các bé giữ vệ sinh, ăn chín uống sôi, rửa sạch tay trước khi ăn và luyện tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe. Có sức khỏe, con người sẽ làm được nhiều việc tốt. Rồi những ca trực đêm, em và đồng nghiệp có mặt nơi phòng cấp cứu để giải quyết những trường hợp đột xuất, giành lại mạng sống quý giá cho con người. Bàn tay khéo léo và nhân đạo của người thầy thuốc sẽ đem lại niềm vui cho bao gia đình.
\(\sqrt[]{^{ }_{ }\left[{}\begin{matrix}\\\\\\\end{matrix}\right.\Delta\simeq\left[{}\begin{matrix}\\\\\\\end{matrix}\right.\sum\limits^{ }_{ }\stackrel\frown{ }\max\limits_{ }_{ }_{ }^{ }\dfrac{ }{ }\sqrt[]{}\sqrt{ }\dfrac{ }{ }\dfrac{ }{ }\sqrt[]{}\sqrt[]{}\sqrt[]{}\sqrt[]{}\sqrt[]{}\sqrt[]{}\sqrt[]{}\sqrt[]{}\left[{}\begin{matrix}\\\\\\\end{matrix}\right.\left\{{}\begin{matrix}\\\\\\\end{matrix}\right.\varkappa}\)
Mình xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện về ước mơ của một bạn nhỏ mà mẹ mình đã kể cho mình nghe tối thứ bảy tuần trước
Chuyện xảy ra cách đây đã năm sáu năm rồi ở thôn Đoài thuộc vùng trung du tỉnh Phú Thọ. Bé Hoa mồ côi mẹ lúc ba tuổi, phải ở với bà ngoại. Còn bố là bộ đội đang làm nhiệc vụ ở đảo Trường Sa xa xôi.
Năm ấy Hoa đang học lớp Bốn thì bà ngoại của Hoa sau một cơn bạo bệnh, đôi mắt bà bì mở hẳn. Gia cảnh của Hoa rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn. Mọi công việc gia đình dường như dồn lên đôi vai gầy của Hoa. Tuy vất vả nhưng chưa bao giờ Hoa làm cho bà buồn phiền. Tháng nào, bố cũng gửi thư và tiền về động viên hai bà cháu. Nhìn cảnh bà ngoại phải dò dẫm từng bước phụ giúp Hoa làm một số công việc nhà, Hoa đau lòng lắm.
Hoa thường tâm sự với bạn, sau này lớn lên, Hoa sẽ đi vào nghề y, học thành tài, trở thành một bác sĩ giỏi để chữa cho đôi mắt bà sáng lại. Chính ước mơ đã thôi thúc Hoa vượt lên trên mọi khó khăn gian khổ của cuộc sống lao vào học tập trở thành một học sinh giỏi được thầy yêu mến.
Mình xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện về ước mơ của một bạn nhỏ mà mẹ mình đã kể cho mình nghe tối thứ bảy tuần trước
Chuyện xảy ra cách đây đã năm sáu năm rồi ở thôn Đoài thuộc vùng trung du tỉnh Phú Thọ. Bé Hoa mồ côi mẹ lúc ba tuổi, phải ở với bà ngoại. Còn bố là bộ đội đang làm nhiệc vụ ở đảo Trường Sa xa xôi.
Năm ấy Hoa đang học lớp Bốn thì bà ngoại của Hoa sau một cơn bạo bệnh, đôi mắt bà bì mở hẳn. Gia cảnh của Hoa rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn. Mọi công việc gia đình dường như dồn lên đôi vai gầy của Hoa. Tuy vất vả nhưng chưa bao giờ Hoa làm cho bà buồn phiền. Tháng nào, bố cũng gửi thư và tiền về động viên hai bà cháu. Nhìn cảnh bà ngoại phải dò dẫm từng bước phụ giúp Hoa làm một số công việc nhà, Hoa đau lòng lắm.
Hoa thường tâm sự với bạn, sau này lớn lên, Hoa sẽ đi vào nghề y, học thành tài, trở thành một bác sĩ giỏi để chữa cho đôi mắt bà sáng lại. Chính ước mơ đã thôi thúc Hoa vượt lên trên mọi khó khăn gian khổ của cuộc sống lao vào học tập trở thành một học sinh giỏi được thầy yêu mến.
Bài làm
Sáng nay, trong tiết Văn, chúng em được học về truyền thuyết Thánh Gióng, người anh hùng nhỏ tuổi đã lập nên kì tích quét sạch giặc Ân xâm lược ra khỏi bờ cõi nước ta. Giọng kể truyền cảm, sinh động của cô giáo Hương đã đưa chúng em vòa thế giới đầy những hình ảnh huyền ảo, phi thường. Hình tượng đẹp đẽ của Thánh Gióng đã để lại trong tâm trí em một ấn tượng sâu đậm có sức cuốn hút lạ lùng. Đến đêm, trước khi đi ngủ, em giở sách ra đọc lại truyện một lần nữa và ao ước rằng giá như mình vươn vai một cái cũng trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như Thánh Gióng. Ao ước cháy bỏng ấy đã theo em vào cả giấc mơ ...
Em đang đi giữa một vùng quê yên bình, đầy hoa thơm cỏ lạ. Những ngôi làng được bao bọc bằng lũy tre đằng ngà, thân vàng óng, lá xanh rì rào trước ngọn gió xuân hây hẩy. Dọc đương, ao chuôm nối tiếp nhau thành dãy, mặt nước lung linh soi bóng mây trời. Mỗi hình ảnh đều gợi lại chiến công của Thánh Gióng. Dòng người đông đúc đang hối hả kéo nhau về đền thờ Thánh Gióng. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã, náo nức cả một vùng.
Em ngước mắt lên nhìn bầu trời xanh thăm thẳm. Ồ kìa! Lạ chưa! Có một đám mây ngũ sắc giống hệt hình người đang cưỡi ngựa. Đám mây hạ thấp dần, thấp dần và em không tin vào mắt mình nữa. Trước mặt em là Thánh Gióng đầu đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi trên lưng ngựa sắt… hiển hiện trên bãi cỏ xanh. Thánh Gióng vui vẻ cất tiếng chào.
- Chào cậu bé! Ta là Thánh Gióng. Ta đã nhận được lời nguyện cầu của cậu. Cậu có muốn ta giúp gì chăng ?!
Sự ngạc nhiên tột độ đã nhanh chóng biến thành niềm vi mừng khôn xiết. Em vội vàng bày tỏ :
- Thưa ngài ! Em và các bạn chỉ ao ước làm sao vươn vai một cái trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như ngài. Xin hỏi ngài bí quyết để điều đó biến thành hiện thực.
Thánh Gióng cười lớn, tiếng cười vang động không gian :
- Ồ ! Ta hiểu ! Tuổi thơ bao giờ cũng có những ước mợ đẹp lạ thường ! Ngày xưa, ta cũng vậy. Chính sự tồn vong của đất nước trước nạn ngoại xâm đã khơi dậy trong ta sức mạnh thần kì. Chính dân làng đã góp gạo nuôi ta lớn nhanh như thổi để đi đánh giặc. Sức mạnh của ta là sức mạnh lòng yêu nước của toàn dân. Việc ta vươn vai một cái trở thành tráng sĩ tượng trưng cho khát vọng chiến thắng quân thù. Ta thay mặt nhân dân trừng trị đích đáng lũ giặc ngông cuồng, dám xâm phạm vào giang sơn gấm vóc của tổ tiên.
Còn bây giờ, trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, con người không cần phải khổng lồ về thể xác nhưng phải khổng lồ về ý chí và trí tuệ. Một trí tuệ sáng suốt, một nghị lực phi thường trong một thân thể khỏe mạnh là những điều rất cần thiết cho cuộc sống ngày nay. Đó là những lời tâm huyết mà ta muốn nói. Cậu bé hãy suy nghĩ kĩ xem có đúng không. Nếu đúng thì hãy làm theo và ta cũng nói trước rằng đó là cả quá trình phấn đấu lâu dài và gian khổ đấy ! Ta chúc cậu mai sau trở thành người có đức, có tài hữu ích cho đất nước ! Thôi, chào cậu ! Ta đi đây !
Thánh Gióng dứt lời, ngựa sắt hí vang, bốn vó từ từ nhấc khỏi mặt đất. Cả người lẫn ngựa bay càng lúc càng cao, rồi mờ dần, mờ dẫn giữa những đám mây trắng như bông.
Em bàng hoàng tỉnh giấc. Ôi ! Thì ra là một giấc mơ ! Một giấc mơ lạ lùng ! Tiếng nói của Thánh Gióng vẫn văng vẳng đâu đây. Em thấm thía lời khuyên chí tình của ngài. Đúng là chỉ có thể bằng con đường học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng thì chúng ta mới biến được những ước mơ đẹp đẽ thành hiện thực.
Sáng nay, trong tiết Văn, chúng em được học về truyền thuyết Thánh Gióng, người anh hùng nhỏ tuổi đã lập nên kì tích quét sạch giặc Ân xâm lược ra khỏi bờ cõi nước ta. Giọng kể truyền cảm, sinh động của cô giáo Hương đã đưa chúng em vòa thế giới đầy những hình ảnh huyền ảo, phi thường. Hình tượng đẹp đẽ của Thánh Gióng đã để lại trong tâm trí em một ấn tượng sâu đậm có sức cuốn hút lạ lùng. Đến đêm, trước khi đi ngủ, em giở sách ra đọc lại truyện một lần nữa và ao ước rằng giá như mình vươn vai một cái cũng trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như Thánh Gióng. Ao ước cháy bỏng ấy đã theo em vào cả giấc mơ ...
Em đang đi giữa một vùng quê yên bình, đầy hoa thơm cỏ lạ. Những ngôi làng được bao bọc bằng lũy tre đằng ngà, thân vàng óng, lá xanh rì rào trước ngọn gió xuân hây hẩy. Dọc đương, ao chuôm nối tiếp nhau thành dãy, mặt nước lung linh soi bóng mây trời. Mỗi hình ảnh đều gợi lại chiến công của Thánh Gióng. Dòng người đông đúc đang hối hả kéo nhau về đền thờ Thánh Gióng. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã, náo nức cả một vùng.
Em ngước mắt lên nhìn bầu trời xanh thăm thẳm. Ồ kìa! Lạ chưa! Có một đám mây ngũ sắc giống hệt hình người đang cưỡi ngựa. Đám mây hạ thấp dần, thấp dần và em không tin vào mắt mình nữa. Trước mặt em là Thánh Gióng đầu đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi trên lưng ngựa sắt… hiển hiện trên bãi cỏ xanh. Thánh Gióng vui vẻ cất tiếng chào.
- Chào cậu bé! Ta là Thánh Gióng. Ta đã nhận được lời nguyện cầu của cậu. Cậu có muốn ta giúp gì chăng ?!
Sự ngạc nhiên tột độ đã nhanh chóng biến thành niềm vi mừng khôn xiết. Em vội vàng bày tỏ :
- Thưa ngài ! Em và các bạn chỉ ao ước làm sao vươn vai một cái trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như ngài. Xin hỏi ngài bí quyết để điều đó biến thành hiện thực.
Thánh Gióng cười lớn, tiếng cười vang động không gian :
- Ồ ! Ta hiểu ! Tuổi thơ bao giờ cũng có những ước mợ đẹp lạ thường ! Ngày xưa, ta cũng vậy. Chính sự tồn vong của đất nước trước nạn ngoại xâm đã khơi dậy trong ta sức mạnh thần kì. Chính dân làng đã góp gạo nuôi ta lớn nhanh như thổi để đi đánh giặc. Sức mạnh của ta là sức mạnh lòng yêu nước của toàn dân. Việc ta vươn vai một cái trở thành tráng sĩ tượng trưng cho khát vọng chiến thắng quân thù. Ta thay mặt nhân dân trừng trị đích đáng lũ giặc ngông cuồng, dám xâm phạm vào giang sơn gấm vóc của tổ tiên.
Còn bây giờ, trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, con người không cần phải khổng lồ về thể xác nhưng phải khổng lồ về ý chí và trí tuệ. Một trí tuệ sáng suốt, một nghị lực phi thường trong một thân thể khỏe mạnh là những điều rất cần thiết cho cuộc sống ngày nay. Đó là những lời tâm huyết mà ta muốn nói. Cậu bé hãy suy nghĩ kĩ xem có đúng không. Nếu đúng thì hãy làm theo và ta cũng nói trước rằng đó là cả quá trình phấn đấu lâu dài và gian khổ đấy ! Ta chúc cậu mai sau trở thành người có đức, có tài hữu ích cho đất nước ! Thôi, chào cậu ! Ta đi đây !
Thánh Gióng dứt lời, ngựa sắt hí vang, bốn vó từ từ nhấc khỏi mặt đất. Cả người lẫn ngựa bay càng lúc càng cao, rồi mờ dần, mờ dẫn giữa những đám mây trắng như bông.
Em bàng hoàng tỉnh giấc. Ôi ! Thì ra là một giấc mơ ! Một giấc mơ lạ lùng ! Tiếng nói của Thánh Gióng vẫn văng vẳng đâu đây. Em thấm thía lời khuyên chí tình của ngài. Đúng là chỉ có thể bằng con đường học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng thì chúng ta mới biến được những ước mơ đẹp đẽ thành hiện thực.
TK mk NHA