K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2017

mình gửi rùi nhưng đang đợi kiểm duyệt

16 tháng 12 2017
“Bác Hồ, Người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Suốt đời, Bác hi sinh cho độc lập, tự do…”. Trên đây là câu hát tiêu biểu trong muôn ngàn câu hát, bài thơ ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Đất nước Việt Nam tự hào về Bác Hồ bởi Bác chính là sự kết tinh những tinh hoa truyền thống của bản sắc dân tộc. Nhân dân ta đã thấy ở Bác Hồ con người Việt Nam đẹp nhất và nhân dân thế giới gắn liền tên nước Việt Nam với tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việt Nam – Hồ Chí Minh. Với vai trò của một lãnh tụ cách mạng, Bác đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình đối với dân, với nước. Bác là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, cùng Đảng dẫn đường chỉ lối cho dân tộc vùng lên phá bỏ xích xiềng nô lệ thực dân, phong kiến, giành quyền sống tự do. Người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có chủ quyền độc lập thiêng liêng. Nếu so sánh sự nghiệp đấu tranh chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc kéo dài suốt ba mươi năm của dân tộc ta là một con tàu giữa đại dương đầy bão tố thì Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thuyền trưởng tài ba, sáng suốt, đã đưa con tàu vượt qua trùng trùng sóng gió, cập bến vinh quang. Chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954 và chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã tôn vinh dân tộc Việt Nam anh hùng, bất khuất, tuy nhỏ bé mà đã đánh gục hai tên thực dân, đế quốc “khổng lồ” là Pháp và Mĩ. Việt Nam đã trở thành gương sáng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới noi theo. Sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ vĩ đại như non cao, biển rộng nhưng Bác lại sống một cuộc sống vô cùng giản dị và tuyệt vời trong sáng. Suốt cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân, Người dành hết cho nhân dân, cho Tổ quốc. Câu nói tâm huyết nếu rõ mục đích phấn đấu và lí tưởng cao cả của Bác Hồ đã làm rung động trái tim bao người: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành… Mục đích ấy, lí tưởng ấy là nguồn sức mạnh vô biên, thôi thúc Bác suy nghĩ, hành động và cống hiến cuộc đời mình cho dân, cho nước. Nếp sống giản dị của Bác rất gần gũi với cuộc sống của nhân dân. Bữa ăn chỉ vài món cá kho, rau luộc, cà muối… Chỗ ở là căn nhà sàn bằng gỗ đơn sơ, xung quanh là vườn cây, ao cá. Quan niệm sống của Bác là: Mình vì mọi người, cho nên Bác lấy cống hiến làm niềm vui, làm hạnh phúc của bản thân. Kính phục và yêu mến Bác, nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi: . Bác sống như trời đất của ta, Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa. Tự do cho mỗi đời nô lệ, Sữa để em thơ, lụa tặng già. Như đỉnh non cao tự giấu hình, Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh. Bác mong con cháu mau khôn lớn, Tiếp bước cha anh, tiến kịp mình. (Theo chân Bác) Đức tính khiêm tốn, giản dị của Bác đã trở thành huyền thoại. Sau khi Bác mất, căn nhà sàn Bác ở mở rộng cửa đón đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế đến thăm. Không ai là không xúc động trước những vật dụng gắn bó với Bác gần như suốt cuộc đời: chiếc máy chữ và chiếc đồng hồ cũ kĩ trên bàn làm việc, đôi dép lốp cao su mòn gót… Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối. Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn… Bác không bao giờ đòi hỏi điều kiện vật chất tối đa cho riêng mình. Ngược lại, Bác thanh thản, lạc quan trong cuộc sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư nhưng những gì Người để lại cho nhân dân, cho đất nước có thể sánh ngang với núi cao, biển rộng. Nhận xét về Bác Hồ, nhà phê bình nghiên cứu văn học Quách Mạt Nhược của Trung Quốc viết: Hồ Chí Minh là một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Với trí tuệ kiệt xuất, Bác đã: Hai tay xây dựng một cơ đồ. Đó là sự nghiệp cách mạng vẻ vang, ghi dấu son trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vì yêu nước, thương dân cơ cực, lầm than trong vòng nô lệ của thực dân, phong kiến nên Bác đã rời Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước. Tình nhân ái bao la là cội nguồn tư tưởng, là sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Bác trên con đường cách mạng: Bác ơi tim Bác mênh mông thế, Ôm cả non sông, mọi kiếp người (Theo chân Bác – Tố Hữu). Từ trong sâu thẳm tâm hồn, mỗi công dân Việt Nam đều nhận thấy rằng: Người là Cha, là Bác, là Anh. Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Tố Hữu). Trước lúc đi xa vào cõi vĩnh hằng, Bác viết trong Di chúc: Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng… Sự ra đi của Bác là một tổn thất lớn lao không gì bù đắp được. Bác đã hóa thân vào sông núi, biển trời… của đất nước Việt Nam mà Người hằng yêu dấu. Nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân thế giới yêu mến và khâm phục, còn kẻ thù cũng phải nghiêng mình kính nể bởi Bác Hồ là hiện thân sinh động nhất của truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm. Căm thù chiến tranh, yêu mến hòa bình, nỗ lực cống hiến cho một nền hòa bình, thịnh vượng của toàn nhân loại, những điều đó đã tạo nên sức cảm hóa, thuyết phục lớn lao của Bác. Bác Hồ đã được Hội đồng hòa bình thế giới phong cho danh hiệu cao quý là Chiến sĩ hòa bình, là Danh nhân văn hóa của nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại vinh quang cho đất nước Việt Nam dân tộc Việt Nam. Các thế hệ tiếp nối đã đi theo con đường cách mạng đúng đắn mà Bác đã dẫn đường chỉ lối, biến khát khao cháy bỏng của Người thành hiện thực: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh để sánh vai với các cường quốc khắp năm châu.
29 tháng 2 2016

Cái này là câu hỏi trong GDCD lóp 7 nek!

BẠn muốn phiên bản tiếng anh hay tiếng việt Mình có 2 bản lun!

mk sẽ gửi bản TV trc nha!

        Môi trường là 1 nỗi lo đối với m.n nơi đây do rác có mặt ở nhìu nơi. Khí thải từ nhà máy làm 0 khí 0 còn trong lành sạch sẽ nữa.Con ng tàn phá rừng và nạn chày rừng do mùa khô kéo dài vẫn xảy ra ở vùng nông thôn này

         Chúng ta vẫn chưa biết chính chúng ta đã phá hoại ~ khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp này..

Mệt quá!!!!!! Đánh hết nổi rồi 

29 tháng 2 2016

Chuyến đi thăm quan Ao Vua vừa qua đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say và thích thú trong chuyến đi ấy.
Đêm trước hôm khởi hành, em hồi hộp và bồn chồn nên khó ngủ. Em tưởng tưởng ra cảnh núi non điệp trùng, dòng suối trong vắt uốn lượn và em vui đùa với các bạn ở đấy.
Sáng hôm sau, đúng 6 giờ sáng đoàn thăm quan của chúng em bắt đầu khởi hành. Trên xe xôn xao tiếng nói cười của các bạn học sinh. Ai cũng háo hức mong chờ đến địa điểm thăm quan chứ không riêng mình em. Trên đường đi em ngồi bên cửa sổ nhìn ngắm phong cảnh hai bên đường. Xa xa kia có những cánh đồng xanh bát ngát, những chú bò nhởn nhơ gặm cỏ và các bác nông dân cặm cụi cày cấy. Những hình ảnh làng quê này tuy thật bình dị nhưng ở Hà Nội đông đúc, chật chội nơi em ở sao có được…
Sau hai giờ đồng hồ, ô tô dừng chuyển bánh. Khi xuống xe em bỗng thấy choáng ngợp bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng nhiều núi non. Khí hậu thật trong lành và mát mẻ. Mặt hồ trong xanh trôi êm ả với đàn cá vàng tung tăng bơi lội. Ao Vua có nhiều cây cối, suối thác như vậy vì nó trải dài dưới chân núi Tản Viên huyền thoại. Nơi đây thật thích hợp cho những họa sĩ nhí trường em trổ tài.
Các thầy cô đưa chúng em đi bơi. Nước bể xanh biếc. Rất nhiều em Tiểu học xuống bơi. Các em vui đùa té nước thật thích thú. Vẻ mặt mỗi em đều hiện lên nụ cười hạnh phúc rạng rỡ.
Rồi chúng em đi ăn trưa. Các thầy cô trải bạt cho chúng em ngồi. Những món ăn thật đơn giản và ngon miệng: Cơm nắm muối vừng, trứng luộc, bánh mì kẹp chả, còn hoa quả gồm có vải và dưa hấu. Ai cũng ăn nhiều vì đói. Mọi người nói chuyện và cười đùa vui vẻ.
Nghỉ ngơi một chút rồi chúng em được đi thăm quan động Sơn Tinh, Thủy Tinh. Trong động chúng em vừa đi vừa nghe cô giáo kể chuyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Giọng cô trầm bổng vọng lại từ tiếng nói từ người xưa. Chúng em còn biết thêm về Đức Thánh Tản Viên, một vị thần tốt bụng giúp đỡ nhân dân cày cấy, dệt lụa, chữa bệnh, trị thủy…. khiến cuộc sống nhân dân ấm no và đầy đủ.
Ra khỏi động chúng em tới thăm vườn 54 dân tộc Việt Nam. Có rất nhiều tượng cô gái mặc trang phục dân tộc khác nhau. Này áo hoa cô gái người Mường, kia váy hội của bông hoa rừng H’ Mông…. Xung quanh tượng là những bồn hoa rực rỡ sắc màu.
Tạo hóa thật khéo sắp đặt cho nơi đây một cảnh quan hùng vĩ vừa có núi non vừa có sông nước. Phong cảnh thật hữu tình biết mấy. Nó đem đến cho em những giây phút thanh thản cho tâm hồn.
Thấm thoát đã 4 giờ chiều. Chúng em cùng các thầy cô lên xe trở về ngôi trường thân yêu của mình.
Qua chuyến đi này em cảm thấy gắn bó hơn với bạn bè, thầy cô và thêm yêu mái trường Kinh Bắc. Em còn được biết nhiều hơn về truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh và Đức Thánh Tản Viên. Nhờ đó em thấy thêm yêu quê hương đất nước, thêm tự hào về truyền thống của cha ông ta.

6 tháng 12 2016

Trong cuộc sống của chúng ta, ai cũng sẽ có những người bạn thân thiết, người mà chúng ta có thể thoải mái chia sẻ những niềm vui, những nỗi buồn trong cuộc sống. Người bạn như một món quà quý giá mà thượng đế ban tặng cho mỗi người. Và quan hề tình bạn ấy như thế nào, tốt đẹp hay tiêu cực thì hoàn toàn nằm ở cách lựa chọn bạn bè, cách cư xử, quan tâm giữa những người bạn ấy. Nếu ta trân trọng và chân thành trong mối quan hệ ấy thì ta sẽ có được những người bạn đích thực, và ngược lại, ta sẽ cảm thấy cô đơn, trống trải vì chỉ có một mình. Và cũng rất may mắn, trong cuộc sống của mình, em cũng đã tìm kiếm được một người bạn đích thực, người có thể sẻ chia, đồng hành cùng em trên suốt con đường đời phía trước.

Từ năm học mẫu giáo đến khi đã trở thành một học sinh của mái trường cấp hai, em đã quen rất nhiều người bạn, chúng em đã cùng vui chơi, cùng học tập rất vui. Tuy nhiên, người bạn tốt nhất, thân nhất của em là bạn Phương. Em và Phương ở cùng một ngôi làng nhỏ ở ngoại thành của Hà Nội. Em và Phương học cùng nhau từ năm lớp mẫu giáo, chúng em đã cùng giúp đỡ nhau trong học tập, có những niềm vui và nỗi buồn thì chúng em đều chia sẻ với nhau. Phương là một cô gái rất xinh đẹp, đôi mắt bạn to tròn trông rất hiền lành. Bạn học rất giỏi, vì vậy bạn ấy là người luôn giúp đỡ em cũng như các bạn trong lớp cùng học tập, mỗi khi có bài nào khó, chúng em thường nhờ Phương giúp, Phương luôn rất nhiệt tình, cởi mở giải đáp những thắc mắc, những bài toán khó mà chúng em không giải được. Trước khi chúng em trở thành những người bạn thân thiết như ngày nay, em đã rất ấn tượng và ngưỡng mộ Phương. Bởi bạn không chỉ học giỏi mà còn rất xinh đẹp, tốt bụng.

Ở những cấp học trước đó, em và Phương chỉ là những người bạn bình thường, tuy có nói chuyện, em có đôi lần nhờ Phương giúp giải những bài toán khó, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ bình thường. Chỉ lên cấp hai, khi bước vào một ngôi trường hoàn toàn xa lạ, gặp những thầy cô và những bạn bè mới làm em rất bỡ ngỡ, cảm giác hồi hộp mong chờ nhưng cũng rất lo lắng, có chút cô đơn nữa. Bởi, trường cấp hai em theo học không phải là một ngôi trường ở huyện mà là ngôi trường ở tỉnh. Cũng vì vậy mà lớp cấp một của em chủ yếu học ở huyện, có lẽ em sẽ phải bắt đầu làm quen với mọi thứu mới lạ nơi đây. Khi đã được xếp lớp, thật tình cờ, em lại được chung lớp với Phương, bất ngờ hơn nữa là chúng em còn được ngồi cùng bàn. Ngõ tưởng em phải học một mình nơi ngôi trường xa lạ này, nhưng bây giờ biết mình đã có một người bạn quen, niềm vui sướng khiến em và Phương bắt tay nhau rồi hét ầm lên, làm cả lớp đang nhốn nháo bỗng quay hết xuống nhìn bọn em. Lúc bấy giờ bọn em mới biết mình vừa làm ồn quá mức cho phép, chúng em đã bịt miệng lại và nhìn nhau cười rất vui vẻ.

Có lẽ, từ thời điểm này em và Phương bắt đầu thân thiết và hiểu nhau hơn. Quen thân với Phương rồi em mới biết bạn ấy là một người rất vui vẻ, hài hước. Mỗi giờ ra chơi bạn ấy lại kể cho em rất nhiều câu chuyện vui như: Truyện Lọ Lem phải về sớm nên Hoàng Tử đã mang xe máy chở Lọ Lem về, nhưng đi đến giữa đường thì bị công an bắt vì xe không chính chủ, hay một trăm năm không có ai đánh thức được nàng công chúa ngủ trong rừng, vì một trăm năm rồi nàng không đánh răng….những câu chuyện cổ tích được Phương chế rất hài hước, khiến giờ ra chơi nào em cũng cười đến đau bụng. Nhìn vẻ bề ngoài hiền lành của Phương em không nghĩ bạn ấy lại vui vẻ và hài hước đến vậy. Cũng nhờ có Phương mà học ở một ngôi trường xa lạ, bạn học xa lạ nhưng em không hề cảm thấy cô đơn mà trái lại rất vui vẻ. Em thật sự thấy vui và biết ơn khi Phương học cùng lớp với mình.

Có một kỉ niệm làm em nhớ mãi. Hôm đó sau khi kết thúc tiết năm của buổi học, trời cũng đã sẩm tối. Em cùng Phương vội vàng ra nhà để xe để lấy xe đi về. Nhưng thật không may, xe đạp của em đã bị xịt lốp nên không thể cùng Phương về nhà như mọi khi. Lúc ấy em rất buồn rầu và nghĩ sẽ ra mượn điện thoại của bác bảo vệ để gọi về cho bố, mong bố có thể lên đón. Nhưng cũng chưa kịp gọi thì trời bỗng đổ cơn mưa rào, chúng em đứng nép vào mái hiên của nhà xe để trú mưa. Lúc ấy em buồn đến phát khóc. Vừa đúng lúc ấy thì có một cánh tay dịu dàng để lên vai của em và lời nói đầy dịu dàng của Phương : “Đừng lo, tớ sẽ ở đây cùng cậu mà. Một lát nữa tạnh mưa rồi chúng mình cùng dong xe về”. Vì quá bất ngờ vì sự cố hỏng xe nên em đã quên mất Phương. Hóa ra ngay từ đầu bạn ấy đã luôn bên cạnh em, khi thấy em lo lắng thì bạn ấy đã lên tiếng an ủi. Lúc ấy em đã rất muốn cảm ơn Phương, vì nếu không có bạn ấy thì thực sự em cũng không biết phải giải quyết như thế nào nữa.

Quả nhiên, chỉ một lúc sau, cơn mưa đã tạnh, ngoài sân thi thoảng lại lộp độp những hạt mưa rơi từ trên tán lá cao, lúc ấy trời cũng đã nhá nhem tối. Em cùng Phương ra về. Vì đã gọi điện cho bố nên em chỉ còn cách ngồi đợi bố lên. Em cũng thấy rất có lỗi nên bảo Phương về trước nhưng bạn ấy bảo đợi bố lên đón em thì bạn ấy sẽ về. Lúc ấy em đã rất cảm động, vì trời tối, lại lạnh nữa mà chỉ có một mình em ngồi ở ghế đá thì cũng có chút sợ, nhưng bắt Phương phải ở lại cùng cũng khiến em cảm thấy rất có lỗi. Tuy nhiên, lúc bấy giờ em mới cảm nhận được thấm thía ý nghĩa cao đẹp của tình bạn. Bạn bè không chỉ cùng nhau chia sẻ những niềm vui mà còn hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn. Khi bố em lên đón, bố đã chở cả em và Phương về, còn hai chiếc xe bố em gửi ở phòng trực của bác bảo vệ, vì trời tối nên bố em không yên tâm cho Phương đi một mình. Hôm ấy bố đã đưa chúng em đi ăn món gà rán KFC rất ngon, chúng em cũng đã rất vui.

Có lẽ cũng kể từ hôm trời mưa ấy mà em và Phương trở nên thân thiết hơn rất nhiều, chúng em đi đâu, làm gì cũng đều có nhau. Chúng em thân nhau đến mức khi mọi người thấy chúng em đi một mình thì như thấy một hiện tượng gì lạ lắm, mọi người sẽ thay nhau hỏi Phương đâu, hay sao hôm nay hai đứa không đi cùng nhau…Em đã có một người bạn vô cùng thân thiết, em rất yêu quý Phương và em cũng sẽ mãi mãi trân trọng tình bạn này của chúng em.

 
 
5 tháng 12 2016

Tình bạn là một thứ tình cảm tốt đẹp, không thể thiếu trong cuộc sống, bạn bè giúp đỡ ta, động viên khích lệ ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống, chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn cùng ta. Ai cũng có rất nhiều bạn, nhưng chỉ có một hoặc một vài người bạn thân. Em cũng vậy, đến đây em muốn nói tới Thanh – cô bạn thân nhất của em.

Thanh và em đã học cùng nhau từ hồi lớp Ba và đến bây giờ khi đã học lớp Bẩy hai đứa vẫn học chung một lớp với nhau. Đã gọi là bạn thân thì mức độ thân thiết sẽ hơn rất nhiều những người bạn khác, ban đầu chúng em cũng là những người bạn bình thường như bao người bạn khác, em vốn là một cô bé ít nói, ít nói chuyện với các bạn trong lớp, trong khi đó Thanh là lớp trưởng của lớp, học rất giỏi và tham gia rất nhiệt tình các hoạt động của Đội của trường.

Thế rồi một hôm em bị ốm nặng, phải nghỉ học mất một tuần, Thanh đã thường xuyên đến nhà thăm em và chép bài giúp em đồng thời giảng bài cho em để em nắm được những bài học trên lớp. Và chúng em bắt đầu thân nhau từ hồi đó, qua việc này em cảm nhận được rằng Thanh rất quan tâm đến người khác, không phải vì trách nhiệm của một lớp trưởng mà vốn dĩ Thanh đã là một người như vậy. Một lần, cô giáo phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, Thanh xung phong sẽ ghép thành đôi với em, vì lực học của em cũng khá kém, thế rồi chúng em được cô giáo chuyển chỗ cho ngồi cạnh nhau, tình bạn của hai đứa càng ngày càng trở nên thân thiết.

Em thường xuyên đến nhà Thanh để làm bài tập, đến nhà bạn ấy mới biết không chỉ học giỏi mà Thanh còn rất hiếu thảo với bố mẹ, tuy còn nhỏ tuổi nhưng ngoài giờ học trên lớp Thanh còn giúp đỡ bố mẹ làm một số việc nhà. Chỉ trong một thời gian, lực học của em đã khá hơn rất nhiều và em cũng hòa đồng hơn, tham gia hoạt động của trường nhiều hơn. Từ đấy đến bây giờ, khi đã học lớp Bẩy chúng em vẫn là một đôi bạn thân thiết, chúng em hay đến nhà nhau chơi, bố mẹ em rất quý Thanh và ngược lại bố mẹ em cũng vậy. Bố mẹ hai đứa rất vui vì con mình có một tình bạn đẹp như thế, cùng giúp đỡ nhau trong học tập. Như thế là tình bạn của hai đứa em đã được bốn năm, tuy không phải là một thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng em hiểu về tính cách của nhau.

Thỉnh thoảng tuy có những cãi vã giận hờn nhưng chỉ một thời gian ngắn là hết và chúng em lại thân thiết như ban đầu. Em rất thích vẽ nên ước mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang, còn Thanh, bạn ấy ước mơ trở thành một cô giáo dạy Văn. Và chúng em đang cố gắng hết sức mình để thực hiện ước mơ của riêng mình. Không biết mỗi khi lên lớp mới chúng em có được học cùng nhau nữa không, nhưng cho dù không được học cùng nhau nữa thì tình bạn của hai đứa vẫn vậy. Như câu thơ: “Đã là bạn suốt đời là bạn/ Đừng như sông lúc cạn lúc bồi”. Mỗi khi một trong hai đứa có truyện không vui, thì lại tìm đến đứa kia để kể lể, tìm nguồn động viên, khích lệ.

Thanh là một người bạn tốt và tình bạn của em rất thân thiết. Cuộc sống còn rất nhiều điều đổi thay nhưng mong rằng tình bạn của chúng em sẽ mãi thân thiết như vậy.

10 tháng 6 2021

\(x\times4+x=270=1085\)

\(x\times\left(4+1\right)=1085-270\)

\(x\times5=815\)

\(x=815:5\)

\(x=163\)

10 tháng 6 2021

Sửa dấu "=" thứ nhất ở dòng đầu tiên thành dấu "-" hộ mình nhé, mình đánh lộn.

14 tháng 12 2017

 GV: Lời dẫn: Xin được chào mừng quí vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng tất cả các em học sinh thân yêu. Có thể nói tìm về với văn học dân gian là hướng về cội nguồn của dân tộc, về với lịch sử CON RỒNG CHÁU TIÊN: Lịch sử của 4000 năm dựng nước và giữ nước,

                  “ Lạc Long Quân và Âu Cơ

                   Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

                   Những ai đã khuất

                   Những ai bây giờ

                   Yêu nhau và sinh con đẻ cái

                   Gánh vác phần người đi trước để lại

                   Dặn dò con cháu chuyện mai sau

                   Hằng năm ăn đâu làm đâu

                   Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

Là về với những phong tục tập quán tự ngàn đời “tóc mẹ thì bới sau đầu,cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn,cái kèo cái cột thành tên,hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã giần sang,đất nước có từ ngày đó”

Về với những điệu ví câu hò thắm tình nghĩa duyên quê nơi gốc đa, giếng nước sân đình “ hôm qua tát nước đầu đình, bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen, em được thì cho anh xin, hay là em để làm tin trong nhà,áo anh sứt chỉ đường tà,vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu,áo anh sứt chỉ đã lâu, mai mượn cô ấy về khâu cho cùng”

       Thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động TNST trong nhà trường phổ thông, hôm nay, được sự cho phép của BGH nhà trường, tổ Văn Anh tổ chức hoạt động TNST cho học sinh khối 10 với chủ đề: Em yêu văn học dân gian

      Qua hoạt động TNST thầy cô hi vọng  các em hiểu rõ hơn về vị trí, vai trò và những giá trị to lớn của văn học dân gian trong mối quan hệ với nền văn học dân tộc,bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước,làng xóm, thôn bản, yêu cha mẹ, anh em, bạn bè, yêu tình yêu nhân loại.

       Đến với chương trình hoạt động ngoại khóa chủ đề “Em yêu vhdg” hôm nay tôi xin được trân trọng giới thiệu thành phần đại biểu:

     1.Thầy giáo: Đoàn Trung Nga- hiệu trưởng nhà trường

  1. Cô giáo Thái Thị Bích Ngọc- hiệu phó chuyên môn nhà trường
  2. Thầy giáo Hoàng Mạnh Hùng- hiệu phó nhà trường cùng tất cả các thầy cô giáo trong tập thể sư phạm nhà trường đã có mặt để tham dự chương trình cùng với chúng ta

       Thành phần rất quan trọng của chương trình hôm nay đó chính là các đội chơi. Đội chơi thứ nhất là đội trữ tình dg…. Là sự kết hợp tài năng của các thành viên chi đoàn 10a1 và 10a6. Đội sân khấu dg…..là sự kết hợp của các thành viên chi đoàn 10a2 và 10a4. Đội tự sự dg….. là sự kết hợp của các thành viên chi đoàn 10a3 và 10a5. Xin một tràng pháo tay nhiệt liệt chào mừng sự có mặt của tất cả các đội chơi.

       Xin được trân trọng giới thiệu thành phần BGK. Cô giáo Thái Thị Bích Ngọc, đại diện cho BGH nhà trường, thầy giáo Trần Nam Phong- tổ trưởng cm tổ văn anh. Cô giáo Lê Thị Tuyết Nhung – giáo viên bộ môn Ngữ Văn.

      Xin một tràng pháo tay thật dòn dã chào đón sự có mặt quí vị đại biểu, các thầy cô giáo và tất cả các em

      Chương trình của chúng ta sẽ có ba phần chơi,phần thi chào hỏi, thi kiến thức và tài năng. Ngay bây giờ chúng ta sẽ đến với phần thi thứ nhất phần thi chào hỏi của các đội qua các tiết mục văn nghệ. Mỗi đội sẽ thực hiên một tiết mục văn nghệ và điểm cho phần thi này là 20. Đầu tiên xin mời tiết mục của đội trữ tình dg với bài hát  BÈO DẠT MÂY TRÔI…

               HS: Thực hiện.

      Các em vừa thưởng thức một giọng ca rất ngọt ngào đến từ đội thi trữ tình dân gian, giọng ca đưa chúng ta về với xứ Kinh Bắc- một vùng quê giàu truyền thống văn hóa dân gian qua những làn điệu dân ca quan họ, với những đình đền miếu mạo, nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt của dân tộc,những bức họa đồng quê nhiều màu sắc ấn tượng.

       Tiếp theo xin mời phần thi của đội chơi SKDG với bài hát BỐNG BỐNG BANG BANG….

       HS: Thực hiện

    Có thể nói rằng lời gọi của cô Tấm đối với Bống- người bạn gần gũi trong những ngày Tấm chịu đựng cuộc sống đầy cay nghiệt của mẹ con Cám:

                            “ Bống Bống bang bang,

                              Lên ăn cơm vàng,

                              Cơm bạc nhà ta,

                            Chớ ăn cơm hẩm,

                            Cháo hoa nhà người”.

   Đã đi vào bài hát BỐNG BỐNG BANG BANG một cách thật vui nhộn, đã tạo nên được không khí sôi động một lần nữa cho thấy tinh thần lạc quan, yêu đời của nhân dân ta dù qua bao nhiêu thời đại khác nhau.

   Con cò là một hình ảnh rất quen thuộc trong ca dao qua những tiết học đầy hào hứng của các em khi tìm hiểu về thân phân người phụ nữ, một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Hình ảnh ấy đã đi vào bài hát CON CÒ do sự thể hiện của đội chơi tự sự dân gian. 

                        HS: Thực hiện.

     Và tiết  mục CON CÒ của đội chơi tự sự dg sẽ là tiết mục kết thúc phần thi thứ nhất của chương trình ngày hôm nay

      GV: Và ngay sau đây chúng ta sẽ tiếp tục với phần chơi thứ 2 có tên gọi phần thi kiến thức. Thể lệ của phần chơi như sau, mỗi đội sẽ cử một đại diện lên bốc thăm gói câu hỏi của đội mình,mỗi gói câu hỏi gồm có 5 câu, trả lời đúng câu hỏi của đội các bạn sẽ được cộng 8 điểm, trả lời sai hoặc hết giờ mà các bạn chưa có câu trả lời các bạn sẽ phải nhường quyền trả lời cho đội nào có tín hiệu trả lời nhanh nhất, các đội còn lại trả lời đúng câu hỏi sẽ được cộng 4 điểm vào phần điểm của đội mình. Tương tự như vậy ở các đội chơi còn lại. Các bạn nắm rõ luật chơi chưa ạ, chúng ta sẽ bắt đầu nhé. Mời đại diện của các đội chơi lên bốc thăm gói câu hỏi của đội.

  1. Đầu tiên xin mời đội chơi trữ tình dg…

GÓI CÂU HỎI SỐ 1

Câu 1: Văn học dân gian  được gọi là “Sách giáo khoa về cuộc sống” bởi vì:

  1. Cung cấp nhiều tri thức về tự nhiên, xã hội.
  2. Phát huy truyền thống yêu nước, nhân đạo.
  3. Kho tàng tiếng Việt phong phú
  4. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 2. Dòng nào sau đây thể hiện chính xác nhất đặc điểm của nhân vật trong truyện truyền thuyết

  1. Là những nhân vật anh hùng kết tinh sức mạnh, vẻ đẹp cộng đồng dân tộc
  2. Là những nhân vật lịch sử gắn với các sự kiện lịch sử
  3. Là những con người thấp cổ bé họng có số phận bất hạnh trong xã hội
  4. Là những vị thần

Câu 3: Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy thuộc chủ đề nào?

  1. Dựng nước và giữ nước
  2. Nguồn gốc dân tộc
  3. Tình yêu lứa đôi thời dựng nước
  4. Giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc

Câu 4: Chi tiết nào trong Truyện An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy có tính chất kỳ ảo?

  1. Áo lông ngỗng
  2. Xây Loa Thành
  3. Nỏ thần
  4. Đà cầu hôn

Câu 5: Trình bày ý nghĩa của hình ảnh  ngọc trai- giếng nước trong truyền thuyết An Dương Vương- Mị Châu – Trọng Thủy

             Ý nghĩa của hình ảnh ngọc trai- giếng nước:

         - Hóa giải nỗi oan cho Mị Châu

         - Thể hiện truyền thống ứng xử bao dung nhân hậu của nhân dân ta đối với hai nhân vật Mị Châu- Trọng Thủy

        - Tạo nên màu sắc thẩm mĩ cho truyện

  1. Tiếp theo xin mời đội chơi đến từ đội SKDG…

GÓI CÂU HỎI SỐ 2

Câu 1: Văn học dân gian là

  1. Những sáng tác cổ xưa, lưu truyền qua nhiều thế hệ
  2. Những sáng tác tập thể, truyền miệng
  3. Những sáng tác hội hè, đình đám
  4. Những sáng tác có tính tôn giáo, ma thuật

Câu 2:  Thể loại văn học dân gian nào mà nhân vật thường được hóa thân?

  1. Thần thoại
  2. Truyền thuyết
  3. Sử thi
  4. Cổ tích

Câu 3: Truyện Tấm Cám phản ánh xung đột gì trong xã hội?

  1. Mẹ ghẻ, con chồng
  2. Giàu- nghèo
  3. Thiện- ác
  4. Lợi ích cá nhân- quan hệ tập thể

Câu 4: Nét chung nhất giữa văn học dân gian và văn học viết là:

  1. Sử dụng ngôn ngữ chọn lọc, trau chuốt
  2. Thể hiện rõ phong cách của người viết
  3. Có nhiều dị bản khác nhau
  4. Sử dụng lời ăn, tiếng nói hàng ngày.

Câu 5: Sự hóa thân của nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám có ý nghĩa gì?

Sự hóa thân của Tấm thể hiện ý nghĩa:

- Thể hiện sự chủ động tích cực của Tấm trong quá trình đấu tranh

- Thể hiện sức sống mãnh liệt bền bỉ đấu tranh giành hạnh phúc

- Thể hiện niềm tin, niềm lạc quan của người lao động xưa với quan niệm ở hiền gặp lành

  1. Cuối cùng là phần chơi của đội tự sự dg…

GÓI CÂU HỎI SỐ 3

Câu 1: Thể loại văn học dân gian nào chủ yếu bộc lộ tình cảm?

  1. Tục ngữ
  2. Ngụ ngôn
  3. Truyền thuyết
  4. Ca dao

Câu 2: Tại sao ca dao thường ngắn gọn, hàm súc?

  1. Vì ca dao thường sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc
  2. Vì ca dao thường sử dụng hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa tượng trưng
  3. Vì ca dao là tiếng nói tình cảm của nhân dân
  4. Vì ca dao thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 3: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” được bộc lộ trật tự các chi tiết nào sau đây?

  1. Chiếc khăn-> Đôi mắt-> Ngọn đèn
  2. Đôi mắt-> Ngọn đèn-> Chiếc khăn
  3. Chiếc khăn-> Ngọn đèn-> Đôi mắt
  4. Ngọn đèn-> Đôi mắt-> Chiếc khăn

Câu 4: Từ “đàng” trong câu ca dao “Thân em như giếng giữa đàng” và từ “đường” trong câu ca dao “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh” có quan hệ gì?

  1. Đồng âm, khác nghĩa
  2. Đồng nghĩa, khác âm
  3. Đồng âm, đồng ghĩa
  4. Khác âm, khác nghĩa

Câu 5: Điểm giống và khác nhau trong những bài ca dao sau:

  • Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

  • Chiều chiều vịt lội bờ bàng

Thương người áo trắng vá quàng nửa vai

-  Giống: Cùng motip thời gian “chiều chiều”. Nhân vật trữ tình có cùng tâm trạng: buồn thương da diết, cô đơn trống vắng.

- Khác về nội dung trữ tình:

+ Bài 1: Tâm trạng người con gái lấy chồng xa, buồn, xót, cô đơn không biết chia sẻ cùng ai.

+ Bài 2: Một lời tỏ tình đượm buồn vừa chứa đựng sự xót thương, đồng cảm

     Phần chơi của đội tự sự dg đã kết thúc phần chơi thứ hai của chương trình ngày hôm nay. Và bây giờ sẽ là phần chơi dành cho tất cả các bạn. Các bạn đã sẵn sang chưa, chúng ta bắt đầu nhé. Câu hỏi thứ nhất dành cho khán giả có nội dung như sau……

……………………………………………………………………………………

      Rất vui và thú vị đúng không ạ, các bạn có muốn chơi nữa không,…xin được hẹn các bạn vào một dịp gần nhất có thể với những chủ đề rât mới mẻ để các bạn có dịp được trải nghiệm sáng tạo cùng văn học, tiếp thu, gìn giữ, và phát huy những giá trị tinh thần,những tinh hoa văn hóa của dân tộc đã được lưu giữ trong bộ môn văn học, một bộ môn rất có ý nghĩa trong đời sống của con người Việt Nam, nơi con người gửi gắm những tâm tư, tình cảm, những yêu ghét giận hờn, những tình yêu thương bao la vô bờ bến với quê hương, gia đình, bè bạn. Để từ đó chúng ta có thể trả lời được câu hỏi “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”

       Tiếp theo chương trình là phần thi cuối cùng của cuộc chơi, phần thi tài năng. Thể lệ của phần thi như sau: mỗi đội sẽ tham gia một phần thi tài năng của mình, tổng điểm của phàn chơi là 40 điểm trong đó 10 điểm cho trang phục biểu diễn của các bạn,30 điểm còn lại là điểm đánh giá phần diễn xuất .

   Nào xin mời phần thi đầu tiên của đội trữ tình dg với phần thi tài năng có tên gọi: BẦN HÁT GHẸO

   HS: Thực hiện.

   Ca dao là cây đàn muôn điệu diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng tình cảm của nhân dân lao động trong các mối quan hệ gia đình, quê hương, đất nước, tình yêu đôi lứa. Lời thơ trữ tình kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng của ca dao đã từ lâu đi vào tâm hồn con người Việt Nam qua những lời ru ầu ơ của bà, của mẹ, nuôi dưỡng và bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, con người của chúng ta. Một lần nữa xin được cảm ơn phần thi đầu tiên của đội thi trữ tình dg.

     Tiếp theo chương trình mời phần thi của đội thi sân khấu dg vơi trích đoạn “Phạt vạ Thị Mầu”

      HS: Thực hiện.

      Rất cảm ơn sự trải nghiệm rất sáng tạo đến từ đội thi skdg. Một phần thi rất hài hước không chỉ đưa lại cho chúng ta những nụ cười sảng khoái mà còn gơi cho chúng ta nhớ về nhân vật thị kính với một vẻ đẹp rất thánh thiên và bao dung, nhân từ của người phụ nữ xưa trong vở kịch nổi tiếng “ Quan Âm Thị Kính”. Một tràng pháo tay thật dòn giã để cỗ vũ cho đội thi SKDG và chào đón phần thi của đội thi tiếp theo, phần thi của đội thi tự sự dg qua vở kịch: TẤM CÁM.

     HS: Thực hiện.

       Cổ tích là một thể loại tự sự dg có sự tham gia của các yếu tố thần kì tạo nên tính hấp dẫn, sinh động cho từng câu chuyện,đặc biệt ở thể loại truyện cổ tích thần kì TẤM CÁM. Một câu chuyện rất gần gũi và đã đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Bước ra từ trang sách, hình ảnh một cô Tấm dịu dàng, hiền hậu, chăm chỉ, siêng năng, cần cù chịu thương chiu khó. Hình ảnh một bà Hoàng hậu xinh đẹp,gần gũi và thân thiện. Từ hình ảnh ấy tác giả dg đã gửi gắm đến chúng ta một thông điệp rất ý nghĩa trong cuộc sống “ở hiền gặp lành”, con người luôn luôn tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt, sức sống mãnh liệt ấy sẽ không khuất phục, đầu hàng cái ác, cái xấu, mà sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ công lí trong xã hội.

    Cảm ơn phần thi của đội thi tự sự dg, và lúc này là phần làm việc rất căng thẳng của BGK. Nhìn gương mặt của bgk, phần thi ngang tài ngang sức của 3 đội chơi thật khó có thể đóan được đội nào dành giải nhất phải không các bạn. Nhưng có lẽ với tôi , với tất cả các bạn ở đây các bạn đã là những giải thưởng rất đặc biệt của chúng tôi bởi nhờ sự trải nghiệm đầy sáng tạo của các bạn mà chúng tôi đã có được buổi hoạt động đầy ý nghĩa này. Một lần nữa xin được cảm ơn  tất cả các đội chơi đến từ các chi đoàn khối 10 trường thpt Đức Thọ.

       Sau đây là phần công bố điểm của 3 đội chơi , xin mời đại diện bgk cô giáo Thái Thị Bích Ngọc lên công bố điểm của ba đội chơi.

 Như vậy là đội thi  dành giải nhất là đội …………

 Đội dành giải nhì là đội……………..

Đội dành giải 3 là đội….

Xin chúc mừng  cả 3 đội thi .

Sau đây là phần trao giải thưởng của chương trình. Kính mời đại diện bgk cô giáo Thái Thị Bích Ngọc, thầy giáo Hoàng Mạnh Hùng bước lên sân khấu trao giải thưởng cho cả ba đội chơi của chúng ta ngày hôm nay. Cảm ơn sự có mặt của quí vị đại biểu, các thầy cô giáo, cùng tất cả các em hs đã tham gia chương trình. Xin chào và hẹn gặp lại trong những chương trình sau. Chân thành cảm ơn.

26 tháng 1 2022

TK 
https://pdp.edu.vn/wp-content/uploads/2021/03/ve-tranh-ve-me-dep-y-nghia.jpg

26 tháng 1 2022

 TKvẽ tranh về mẹ đẹp ý nghĩa

Truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” khai thác xung quanh câu chuyện ông lão đánh cá đã cứu con cá vàng và được con cá này cho những những điều ước. Vốn bản tính thật thà ông lão đánh cá không hề đòi hỏi gì việc trả ơn cả. Nhưng vợ của lão không vậy, mụ ta là một mụ đàn bà tham lam và chính sự tham lam không có bờ bến ấy đã khiến cho mụ ta có một bài hoc đích đáng. Truyện ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu và phê phán đối với những người tham lam, sống bội bạc, vì vật chất mà không màng đến tình nghĩa. Và chính sự tham lam ấy cuối cùng sẽ không nhận được bất kì sự mầu nhiệm nào, cuộc sống trở về xuất phát điểm như ban đầu của mụ ta, đó là bên chiếc máng lợn cũ.

Trong câu chuyện này không chỉ đề cập đến lòng tham không đáy gây phẫn nộ của mụ vợ còn nói về sự nhân hậu, hiền lành của ông lão. Hình ảnh ông lão hiện lên với vẻ chân chất, chịu thương, chịu khó và cũng chính vì quá hiền lành mà luôn bị mụ vợ bắt nạt, miệt thị nguyền rủa bằng những lời lẽ cay độc nhất. Trước hết, nhà văn Pushkin đã xây dựng ông lão đánh cá là một người ngư dân thật thà, nhân hậu. Cuộc sống của ông tuy nghèo nhưng ông không chán nản mà ngược lại có phần hạnh phúc. Nếu theo dõi hết câu chuyện cổ tích này ta có thể thấy giai đoạn đầu khi ông lão còn nghèo khó lại chính là khoảng thời gian mà ông cảm thấy hạnh phúc nhất, ông có cuộc sống nghèo đói, bên một túp lều nát nhưng vợ chồng yên ấm, hòa thuận làm ăn.

25 tháng 11 2018

Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân lao động, truyền miệng từ đời này sang đời khác. Từ khi sáng tạo ra chữ viết, nhiều tác phẩm dân gian, nhất là các truyền thuyết, các truyện cổ tích được các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ tài danh ghi lại bằng văn xuôi, hoặc bằng thơ ca ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích của nhân dân Nga. Đại thi hào Nga A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin đã kể lại truyện này bằng 205 câu thơ đặc sắc. Vào Việt Nam, tác phẩm được nhà thơ Vũ Đình Liên và Giáo sư Lê Trí Viễn dịch ra tiếng Việt, chuyển thành lời kể bằng văn xuôi. Tuy là văn xuôi, nhưng khi đọc cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng, chúng ta vẫn cảm nhận được những hình ảnh, nhân vật, từ ngữ, câu vãn, giọng điệu mang chất thơ, rất thú vị. Trung tâm của câu chuyên là ba nhân vật : Ông lão đánh cá, mụ vợ và con cá vàng. Kể về quan hệ giữa ba nhân vật ấy, tác giả dùng biện pháp nghẹ thuật lặp tăng tiến. Từ đó tính tình, phẩm chất các nhân vật lộ rõ dần dần. Điều đặc sắc là để gắn kết sự tăng tiến trong quan hệ ba nhân vật, thi sĩ Pu-skin dùng hình ảnh "biển xanh - những ngọn sóng". Qua những lần biển xanh nổi sóng, chủ đề, ý nghĩa tác phẩm mỗi lúc thêm rõ, thêm nổi bật.

1. Biển xanh nổi sóng mấy lần, những lần ấy khác nhau thế nào ? Vì sao ?
Đọc hoặc nghe kể lại truyện, chúng ta đếm được năm lẩn ông lão đánh cá ra bờ biển gọi con cá vàng, xin cá giúp mình, làm theo đòi hỏi của mụ vợ.
Lần thứ nhất : Người vợ đòi cái máng lợn mới, một ao ước vừa phải. "Biển gợn sóng êm ả", ý chừng chấp nhận yêu cầu của người đàn bà nghèo khổ.
Lần thứ hai : Người đàn bà nghèo đòi một cái nhà rộng, một đòi hỏi hơi cao. "Biển xanh đã nổi sóng", nghĩa là lòng biển không yên, gợn chút băn khoăn về sự tăng tiến ham muốn của người vợ nhà chài, vốn là một "nông dân quèn".
Lần thứ ba : Mụ vợ muốn làm nhất phẩm phu nhân, một đòi hỏi đổi đời đột ngột, bất ngờ quá. Do đó, "Biển xanh nổi sóng dữ dội". Mặt biển như cau lại, những con sóng như muốn quát to lên để trách cứ, can ngăn lòng tham của người đàn bà độc ác. Đúng là như thế, hai lần trước trong cương vị người vợ ông lão đánh cá, mụ ta ao ước của cịi vật chất. Mụ ta nặng lời, mắng chồng là "đồ ngốc, đồ ngu", nghe đã khó lọt tai. Lần thứ ba này, mụ vừa đòi của cải, vừa đòi danh vọng với một thái độ hách dịch, mắng chồng là "đồ ngu, ngốc sao ngốc thế". Rồi mụ đuổi và bắt chồng xuống quét chuồng ngựa. Biển vốn vô tư, vậy mà thấy hết, nghe rõ hết, nên biển bắt đầu nổi sóng tức giận. Thái độ ấy của biển chính là thái độ của nhân dân, của tác giả câu chuyện không đồng tình với mụ vợ ông lão đánh cá. Nhưng ham muốn, lòng tham của mụ không dừng ở đấy.
Lần thứ tư, mụ "muốn làm nữ hoàng" để nắm giữ cả của cải, danh vọng và quyền lực. Lần này "Biển nổi sóng mù mịt", như báo hiệu bóng tối sắp trùm xuống, ác quỷ sắp hiện lên. Ác quỷ đó chẳng phải ai khác mà chính là người đàn bà có lòng tham không đáy. Khi được làm nữ hoàng rồi, mụ vợ đã "đuổi ông lão đi". Đấy là một hành động dã man của kẻ phản bội. Lúc này, mụ coi người chồng vốn là người thân, là ân nhân đem lại cho mụ bao nhiêu thứ quý báu, thành kẻ xa lạ, không còn chút quan hệ gì. Trong trái tim mụ, tính người, tình người dường như đã cạn kiệt.
Đến lần thứ năm, chao ôi, mụ nữ hoàng ấy lại đòi làm Long Vương để bước lên tới đỉnh cao, chiếm lấy quyền uy không có thật và... cực kì phi lí. Mụ muốn chiếm tất cả, muốn làm chúa tể muôn loài. Và... điều tất yếu đã xảy ra : "Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm...". Cả thiên nhiên, vũ trụ đã nổi giận. Cuối cùng mụ vợ ông lão đánh cá bị trừng phạt : "lâu đài, cung điện biến... mất", trước túp lều nát ngày xưa, mụ vợ ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ. Con số cuộc đời mụ trở về... không!
Có thể nói, miêu tả năm lần nổi sóng của biển xanh, tác giả truyện cổ tích này vừa gợi ta liên tưởng tới hình ảnh "dàn đồng ca" trong những vở bi kịch cổ, vừa bày tỏ thái độ yêu ghét rất rõ ràng. Với ông lão đánh cá, biển rất cảm thông và thương mến. Với mụ vợ, biển phê phán, lên án và trừng phạt. Thái độ ấy của biển chính là thái độ, phản ứng của nhân dân đối với thói xấu vô độ của nhân vật mụ vợ. Như vậy, tìm hiểu, suy nghĩ về những đổi thay, tăng tiến của biển xanh, chúng ta không chỉ hiểu một phần ý nghĩa truyện mà còn thấy rõ đặc điểm của các nhân vật trong truyện.
2. Một người chồng hiền lành nhân hậu. Một mụ vợ tham lam, phản bội. Một con cá nhỏ xinh tốt bụng. Xuất hiện ngay ở đầu truyện, nhân vật ông lão đánh cá hiện lên là một người nghèo khổ, tốt bụng. Hai lần kéo lưới, ông chỉ thấy bùn và rong biển. Đến lần thứ ba, ông được một con cá vàng. Nếu là người khác, hẳn ông lão sẽ rất vui thích, bắt ngay cá cho vào giỏ. Nhưng điểu kì lạ đã xảy ra. Con cá tội nghiệp biết nói và kêu van : "Ông lão ơi ! Ông sinh phúc thả tôi trở về biển, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được". Nghe cá nói vậy, ông lão vui vẻ làm theo ngay. Vừa thả cá ông vừa nói : "Ngươi trở vể biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì". Rõ ràng, tuy cuộc sống nghèo nàn, thiếu thốn nhưng người đánh cá ấy có tấm lòng nhân hậu, thương con cá nhỏ bị sa lưới và không đòi trả ơn đối với người chịu ơn minh. Không chỉ tốt bụng, ông lão đánh cá còn là người hiền lành, hiền lành quá mức. Năm lần bị mụ vợ xử tệ, nặng lời, quát mắng, thậm chí đày đoạ, đánh đập, xua đuổi, ông lão vẫn chỉ nhẫn nhục chịu đựng. Cả năm lần, ông không phán ứng gì, chỉ "lủi thủi ra biển" thở than, kể lể. Biến vô tri, vô giác còn biết tức giận. Vậy mà ông lão vẫn không mảy may thay đổi thái độ. Kết thúc truyện, ông lão được thoát nạn, ông không mất gì cả mà chỉ vừa như trải qua một cơn ác mộng. Có lẽ từ đây trở đi, ông càng quý hơn cuộc sống lao động bình dị xưa.
a) Nhân vật thứ hai trong cổ tích này là "con cá vàng". Không phải ngẫu nhiên, tác giả đặt tên truyện là ông lão đánh cá và con cá vàng. Sau nhân vật ông lão, "con cá vàng" cũng là một "nhân vật" đáng yêu. Trước hết, cá vàng là người gặp may. Sa lưới, con cá nào mà chẳng bị tóm cổ ném vào giỏ rồi bị... bán, bị... ăn thịt. Vậy mà cá vàng lại được trả về biển khơi. Điều thú vị là... cá biết nói, biết giữ lời hứa và biết trả ơn người giúp đỡ mình. Nghe những câu cá vàng nói : "Ông lão ơi ! Đừng băn khoăn nữa ! Đìmg lo lắng quá ! Tôi sẽ giúp ông ! Tôi kêu trời phù hộ cho ông... Trời sẽ phù hộ cho ông", chắc ông lão đánh cá được an ủi phần nào. Đối với người đàn ông nghèo khổ, hiền lành, cá vàng biết cảm thông, chia sẻ, xót thương. Nhưng đối với người đàn bà tham lam, phản bội thì cá vàng tỏ thái độ dứt khoát. Bốn lần trước, cá vàng "chiều" theo yêu cầu của mụ ta. Không phải cá sợ mà là thử thách xem lòng tham của mụ tới đâu. Cuối cùng, cuộc thử đã hiệu nghiệm. Lòng tham của mụ quả là không đáy. Do đó, cá vàng đã cùng biển xanh tỏ rõ thái độ là đòi lại tất cả những gì mụ đã có. Hình tượng con cá vàng trong truyện cổ tích này tượng trưng cho sự biết ơn, tấm lòng vàng của nhân dân với những người nhăn hậu đã cứu giúp con người khi hoạn nạn, khó khăn. Cá vàng đại diện cho lòng tốt, cái thiện. Cá vàng cũng tượng trưng cho đạo lí khác của nhân dân, trừng phạt đích đáng những kẻ tham lam, bội bạc.
b) Nhân vật thứ ba - kẻ tham lam bội bạc - đối lập với hai nhân vật trên là mụ vợ ông lão đánh cá. Đây không phải con người mang tính xấu mà là tính xấu hiện hình dưới lốt người. Những thói xấu của mụ biểu hiện trong cách đối xử với chồng, với cá vàng và biển xanh. Ở các phần trên, chúng ta đã thấy rõ mụ vợ ông đánh cá là kẻ tham lam và bội bạc như thế nào. Với mụ, khi lòng tham càng lớn thì tình vợ chồng càng nhỏ lại rồi tiêu biến mất, tình người cũng vậy. Lần thứ năm, mụ đòi làm Long Vương, nghĩa là làm vua dưới biển kia mà. Cuối cùng mụ đã bị trừng phạt, mất hết. Giữa hai tội - lòng tham và sự phản bội của mụ vợ ông lão đánh cá, có lẽ bội bạc là tội lớn hơn. Thực ra, giữa hai tội này có mối liên hệ chặt chẽ : Khi máu tham đã dâng cao thì thường biến trái tim người thành "tim đen", làm cho trí tuệ mịt mờ, không nhận biết lẽ phải trái, dễ dẫn con người tới sự phản bội và biết bao tội ác, tai hoạ khác. Nhân vật mụ vợ ông lão đánh cá với tính tình, hành động và số phận kết thúc như thế đã được kể thật rõ ràng, phù hợp sự vận động của các tình huống truyện.
Tóm lại, tác phẩm Ông lão đành cá và con cá vàng là truyện cổ tích dân gian do A. Pu-skin kể lại. Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của loại cổ tích như : sự lặp lại tăng tiến của các tình huống truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường và những hình ảnh thiên nhiên đầy gợi cảm. Trong đó, ấn tượng nhất là hình ảnh "biển xanh nổi sóng". Từ đó, tác phẩm ca ngợi lòng biết ơn những người nhân hậu và nêu ra bài học cảnh tỉnh thiết thực cho những kẻ tham lam, bội bạc. Với chương trình Ngữ văn lớp 6, đây là tác phẩm khép lại chùm truyện cổ tích đặc sắc của Việt Nam và thế giới. Tìm hiểu, suy ngẫm về truyện này, chúng ta nhớ lại bốn truyện Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần và một số cổ tích khác. Từ đó, chúng ta hiểu rõ, hiểu sâu hơn về những đặc điểm, những giá trị lớn lao của cổ tích, đúng như ý kiến cửa nhà văn lớn nước Nga M. Goóc-ki : "Trong các truyện cổ tích, người ta bay lên không trung, ngồi lên tấm thảm biết bay, đi hia bảy dặm, phục sinh những người đã chết bằng cách rắc nước thần lên họ, trong một đêm thôi cũng xây dựng được những lâu đài, và nói chung, truyện cổ tích đã mở ra trước mắt tôi cánh cửa sổ để trông vào một cuộc sống khác, trong đó có một lực lượng tự do nào đó không biết sợ đang tồn tại và hoạt động, mơ tưởng tới một cuộc đời tốt đẹp hơn".

k nhé

Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI quê ở huyện Trường Tân nay là Thanh Miện - Hải Dương. Ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tác phẩm của ông đã đóng góp rất lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam. Điển hình là "Truyền kỳ Mạn Lục" gồm có hai mươi câu chuyện nhỏ. Trong đó tiêu biểu là chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 của Truyền Kỳ Mạn Lục, được bắt đầu từ truyện "vợ chàng Trương". Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả trước số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ qua nhân vật chính Vũ Nương.

Trước tiên Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nàng vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.

Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ - của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương "vừa trắng lại vừa tròn". Vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã "luôn giữ gìn khuôn phép... thất hòa" chứng tỏ nàng rất khéo léo trong việc vun vén hạnh phúc gia đình.

Sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải. Buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên "chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong... thế là đủ rồi". Ước mong của nàng thật giản dị chỉ vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm xa cách Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: "Mỗi khi bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nỗi buồn chân trời góc bể lại không thể nào ngăn được"

Tâm trạng thương nhớ ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của nhiều người chinh phụ trong thời loạn lạc ngày xưa.

"Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong"

(Chinh phụ ngâm khúc - Đoàn Thị Điểm)

Thể hiện tâm trạng ấy Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau xa cách chồng của Vũ Nương vừa ca ngợi tấm lòng chung thủy của nàng.

Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình trên tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ "công" với nhà chồng. Đây là điều rất đáng trân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.

Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời trăn trối của bà trước khi qua đời "Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ". Vũ Nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.

Là người phụ nữ có bao phẩm chất tốt đẹp đáng lẽ nàng phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc chí ít cũng như nàng mong ước đó là thú vui nghi gia, nghi thất - vợ chồng con cái sum họp bên nhau. Thế nhưng cuộc sống của Vũ Nương cũng như cuộc đời của người phụ nữ xưa là những trang buồn đầy nước mắt. Bất hạnh của nàng bắt đầu từ khi giặc tan Trương Sinh trở về, chuyện cái bóng của con thơ đã là Trương Sinh ngờ vực, rồi kết tội Vũ Nương. Chàng đinh ninh là vợ hư, nàng hết lời phân trần để bày tỏ lòng thủy chung, cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ những tất cả đều vô ích. Vốn có tính hay ghen lại vũ phu ít học.

Trương Sinh đã đối xử với nàng hết sức tàn nhẫn "mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi", bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ và những lời khuyên can của hàng xóm. Thất vọng đến tột cùng Vũ Nương đành mượn dòng nước quê hương để giãi tỏ nỗi lòng trong trắng của mình. Nàng "tắm gội chay sạch ra bến sông Hoàng Giang ngửa cổ lên trời là than rằng kẻ bạc mệnh này duyên hẩm hiu... phỉ nhổ". Nói rồi nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Vũ Nương bị người thân nhất đẩy xuống bên bờ vực thẳm dẫn đến bi kịch gia đình.

Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương (thân phận người phụ nữ trong XHPK) qua "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, "thà chết trong còn hơn sống đục" với tấm lòng yêu thương con người Nguyễn Dữ không để cho sự trong sáng cao đẹp của Vũ Nương phải chịu oan khuất nên phần cuối chuyện đầy ắp những chi tiết hoang đường kì ảo. Sau câu chuyện của Phan Lang, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ. Nàng trở về trong thế rực rõ uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng trong giây lát rồi biến mất mãi mãi. Vũ Nương mãi mất đi quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền làm vợ, làm mẹ. Bi kịch của Vũ Nương cũng chính là bi kịch của người phụ nữ xã hội xưa. Bi kịch ấy không chỉ dừng ở thế kỉ XVI, XVII, XVIII mà đến đầu thế kỷ XIX Nguyễn Du từng viết trong truyện Kiều:

"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Với niềm xót thương sâu sắc Nguyễn Dữ lên án những thế lực tàn ác chà đạp lên những khát vọng chính đáng của con người - của phụ nữ. Ông tố cáo xã hội phong kiến với những hủ tục phi lý, trọng nam khinh nữ, đạo tam tòng bao bất công và hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu sống với hủ tục là thế lực đồng tiền bạc án nên Trương Sinh con nhà hào phú một lúc bỏ ra trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương. Ngoài ra ông còn tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm phá vỡ hạnh phúc gia đình của con người.

Như vậy bằng cách xây dựng truyện hết sức độc đáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, trữ tình và yếu tố thực ảo. Chuyện "Người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ mang đến cho chúng ta bao ấn tượng tốt đẹp. Truyện ca ngợi Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống nhưng cuộc đời nàng lại là những trang buồn đầy nước mắt. Vẻ đẹp số phận của nàng cũng là vẻ đẹp số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Ngày nay chúng ta được sống trong thế giới công bằng dân chủ, văn minh người phụ nữ là một nửa của thế giới họ được hưởng những quyền lợi mà nam giới được hưởng. Vậy chúng ta hãy phát huy những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa và thương cảm trước số phận của họ.

26 tháng 6 2019

ko có cảm giác gì

k mình nha!