Soạn văn 8 bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
P/S: nội dung câu hỏi giống trong Vở BT Ngữ Văn 8 tập một trang 115-116
giúp mk nha mai hok rùi. ai nhank mk tk
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
(Phan Bội Châu)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về tác giả:
Phan Bội Châu tên thuở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu chính là Sào Nam, người làng Đan Nhiệm (có tài liệu ghi là Đan Nhiễm), nay là xã Nam Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là một nhà yêu nước, một nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng hai mươi lăm năm đầu thế kỉ hai mươi. Ông còn là một nhà văn, nhà thơ lớn, với những tác phẩm thể hiện lòng yêu nước thương dân tha thiết, khát vọng độc lập tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường: Hải ngoại huyết thư (thơ chữ Hán), Sào Nam thi tập (thơ chữ Hán và chữ Nôm), Trùng Quang tâm sử (tiểu thuyết chữ Hán), Văn tế Phan Châu Trinh (chữ Nôm), Phan Bội Châu niên biểu (hồi kí chữ Hán)...
2. Về tác phẩm:
a) Bài thơ được sáng tác khi tác giả đang bị bắt giam ở Quảng Đông (Trung Quốc).
- Bằng giọng đùa vui hóm hỉnh xen lẫn ngạo nghễ, tác giả đã cho thấy một bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người chiến sĩ cộng sản trong cảnh tù đày.
- Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Có thể hình dung về cấu trúc như sau:
+ Hai câu đầu diễn tả hoàn cảnh (Chạy mỏi chân thì hãy ở tù)
+ Bốn câu giữa chia thành hai cặp đối nhau cả ý và từ diễn tả tâm trạng, thể hiện bản lĩnh, khí phách...
+ Hai câu cuối khép lại vấn đề, khẳng định tư tưởng, cảm xúc chủ đạo... của cả bài thơ.
b) Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Hai câu vào bài thể hiện ngay khẩu khí của bậc anh hùng:
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Nhân vật trữ tình hiện ra với một phong thái đường hoàng, tự tin đến ngang tàng, ngạo mạn. Giọng đùa vui, tự trào làm tan biến đi cảm giác của một người tù, chỉ thấy một tư thế cao ngạo, xem thường hiểm nguy. Hai từ vẫn trong câu thơ đầu mang đậm tính khẩu ngữ. Một sự việc nghiêm trọng (tù) được nói đến bằng một thái độ cười cợt, xem thường. Bị giam hãm trong tù ngục mà khẩu khí cứ như của khách tài tử tạm dừng chân trên chặng đường thiên lí. Hoàn cảnh dù có đổi thay, nguy biến có thể ập đến bất cứ lúc nào nhưng chí khí thì chẳng khi nào lay chuyển.
Hai câu tiếp, tác giả tự ngẫm về thân thế của mình. Một cuộc đời bôn ba đầy sóng gió. Phan Bội Châu từng phiêu bạt khắp nơi. Trên hành trình ấy, ông đã phải trải qua biết bao cay đắng, cực khổ.
Chỉ vì hết lòng muốn tìm đường cứu nước, chỉ vì yêu đất nước, dân tộc mình mà người chí sĩ bị xem như một tội nhân, bị truy nã khắp nơi. Phiêu bạt, lênh đênh, chẳng được yên ổn bao giờ, con người ấy cất tiếng than cho mình cũng là đau cho nỗi đau chung của một đất nước đang mất chủ quyền. Tiếng thở dài ấy là của bậc anh hùng. Cái buồn ấy là cái buồn của một người tù yêu nước, của một nhân cách phi thường. Một phút ngẫm ngợi về mình để rồi lại sang sảng ca lên âm giai lãng mạn:
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Hai cặp câu 3 - 4 và 5 - 6 của bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đã tuân thủ khuôn mẫu của một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật trong đối ý, đối lời. Sự đăng đối, hài hoà về ý, về từ ngữ ở những câu thơ này (bốn biển - năm châu, bủa tay - mở miệng, bồ kinh tế - cuộc oán thù) góp phần khắc hoạ tính chất phi thường trong chân dung, khí phách của người chí sĩ cách mạng, tạo nên âm hưởng chủ đạo của bài thơ.
Bản lĩnh và tư thế khác người của người anh hùng yêu nước được khẳng định dứt khoát trong hai câu thơ kết bài:
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
Con người ấy còn sống là còn tranh đấu đến cùng cho lí tưởng chính nghĩa của mình. Hai chữcòn ngắt ra, điệp lại càng tăng thêm sắc thái mạnh mẽ, dứt khoát cho câu thơ. Ý chí thép sẽ chiến thắng hiểm nguy.
c) Bài thơ toát lên một tinh thần bất khuất, một tư thế vững vàng của bậc trượng phu trong cơn sóng gió. Truyền thống yêu nước, chí khí anh dũng của dân tộc đang tiếp tục mạch chảy bất tận trong tâm huyết chí sĩ Phan Bội Châu. Hình ảnh người anh hùng đã tạc vào lịch sử như một minh chứng cho tinh thần yêu nước, xả thân vì lí tưởng chính nghĩa.
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Đọc bài thơ bằng giọng tâm tình, thể hiện phong thái ung dung, niềm lạc quan cách mạng của tác giả. Hai câu đầu có giọng hài hước, vui đùa, các câu sau đọc chậm hơn, chú ý các từ ngữ câu thơ vừa có tính chất đối vừa thể hiện được bản lĩnh, khí phách của người tù: Đã khách - lại người; bốn biển -năm châu; còn sự nghiệp - sợ gì đâu.
Bố cục (đề - thực – luận – kết) :
- Hai câu đề : khí phách ngang tàng, bất khuất của nhà chí sĩ khi rơi vào tù ngục.
- Hai câu thực : tự nghiệm về cuộc đời sóng gió.
- Hai câu luận : hình tượng người anh hùng.
- Hai câu kết : khẳng định tư tưởng nhà thơ.
Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
-“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu” : bản lĩnh anh hùng trước sau như một.
- “Chạy mỏi chân” : hoạt động sôi nổi đầy thử thách.
- “thì hãy ở tù” : sự bình tĩnh, thái độ ngang tàng.
→ Nhà tù chỉ là nơi rèn luyện ý chí, rèn luyện sức chịu đựng. Thể hiện khí phách hiên ngang, bất khuất, ung dung đường hoàng của người tù cách mạng.
Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Giọng thơ bay bổng trầm hùng sang suy tư, phảng buồn đau, bi mà không lụy. Vì đối diện với thực tế cuộc sống chốn lao tù, khi đường cách mạng gián đoạn.
- Phép đối : khách không nhà – người có tội ; trong bốn biển – giữa năm châu → hình ảnh người có tội trở nên cao đẹp.
Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Câu 5-6 sử dụng phép đối “bủa tay ôm chặt” – “mở miệng cười tan” ; “bồ kinh tế” – “cuộc oán thù” làm mạnh khẩu khí của nhà thơ. Đây là tinh thần lạc quan bất khuất của nhà cách mạng. Lối nói khoa trương cho thấy tư thế hào hùng, quyết tâm sắt đá, tinh thần cách mạng cao độ của người chí sĩ.
Câu 4 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Hai câu cuối có điệp từ “còn” thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng. Câu thơ cũng là lời thách thức với ngục tù gian khổ.
Luyện tậpBài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật : 8 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần bằng ở câu cuối 1, 2, 4, 6, 8.
vở soạn văn chị nhé em mới lớp 5
em hỏi chị em lớp 12 ý mà
chị nhớ k cho em nha
cậu gõ máy tính soạn văn 7 sau đó nó hiện ra mục lục rồi bạn chỉ cần xem ở đấy và chép thôi
Từ “kinh tế” trong câu “Bủa tay ôm chặt kinh tế” cách nói rút ngắn của từ kinh bang tế thế, trị nước cứu đời
- Nghĩa từ “kinh tế” hiện nay chỉ một lĩnh vực của đời sống xã hội: hoạt động lao động sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng sản phẩm, của cải vật chất
→ Nghĩa của từ không cố định, có thể biến đổi và phát triển theo thời gian; có thể mất đi nét nghĩa nào đó, được thêm vào những ý nghĩa mới
Bài thơ toát lên một tinh thần bất khuất, một tư thế vững vàng của bậc trượng phu trong cơn sóng gió. Truyền thống yêu nước, chí khí anh dũng của dân tộc đang tiếp tục mạch chảy bất tận trong tâm huyết chí sĩ Phan Bội Châu. Hình ảnh người anh hùng đã tạc vào lịch sử như một minh chứng cho tinh thần yêu nước, xả thân vì lí tưởng chính nghĩa.
#Team8B#
Bài làm
( Mình chỉ soạn bài cho bạn dễ làm thôi nhá, có cần gì thì vào câu trả lòi của mình, có hết đấy ).
Soạn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Bố cục
+ Hai câu đề: Khẳng định tinh thần bất khuất phi thường
+ Hai câu thực: chiêm nghiệm về cuộc đời sóng gió
+ Hai câu luận: Hình tượng bậc anh tài có tài năng, chí khí
+ Hai câu kết: sự bền chí, vững lòng của anh hùng
Thể loại: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
- Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
+ Tự xưng mình là hào kiệt: ý thức mạnh mẽ về tài năng, chí khí của bản thân
+ Ý thức về cốt cách, phong thái ung dung, hào hoa, phong lưu
+ Điệp từ "vẫn" khẳng định chắc chắn bản lĩnh của bậc anh hào.
- Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
+ Thản nhiên, lạc quan, hiên ngang dù rơi vào cảnh ngục tù
+ "mỏi chân" nên " ở tù": sự chủ động nghỉ ngơi như lẽ tất yếu
+ Hiên ngang khinh thường cảnh tù ngục
= > Khí phách của người anh hùng trước hiểm nguy vẫn kiên cường, lạc quan. Chí khí này thường tồn tại trong nền văn học truyền thống (thơ tỏ chí)
Câu 2 ( trang 147 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
- Giọng thơ có sự thay đổi: từ giọng hào hùng, ngang tàng chuyển sang giọng trầm lắng, suy tư lúc lâm nguy
- Nhìn thẳng vào hoàn cảnh khó khăn của bản thân ( khách không nhà, người có tội) để kiên tâm, vững chí hơn trên con đường còn gian nan.
- Lời tâm sự chân tình có ý nghĩa:
+ Thể hiện cuộc đời làm cách mệnh gian nan, khó khăn, phải bôn ba xứ người, xa quê, xa người thân
+ Tạo hình ảnh đối lập giữa hai cặp câu nhấn mạnh sự lênh đênh, cuộc đời sóng gió qua đó nổi bật lên hình ảnh người chí sĩ yêu nước kiên cường.
Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù
Ý nghĩa 2 câu thơ 5- 6:
+ Khẳng định sự quyết tâm bền chí trước sự nghiệp cứu nước, cứu đời lớn lao
+ Tiếng cười của bậc anh hùng vẫn ngạo nghễ, đập tan những oán thù
- Lối nói quá nhằm:
+ Nâng lên sức vóc người anh hùng lên tới mức siêu nhiên, phi thường
+ Tạo giọng điệu hào hùng chung cho toàn bài thơ
- Cặp câu này vẫn tuân thủ quy tắc đối nhằm giữ nhịp cho toàn bài
Câu 4 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
Hai câu thơ cuối:
+ Kết tinh cao độ ý chí và cảm xúc lãng mạn hào hùng của tác giả
+ Điệp từ "còn" nhấn vào sự tiếp diễn, tiếp tục chiến đấu vì đất nước
+ Lời thách thức "nguy hiểm sợ gì đâu": giữ vững ý chí, lý tưởng, kiên định với sự nghiệp cứu nước, vươn lên, bất chấp những hiểm nguy.
Luyện tập
Bài 1 (trang 148 Ngữ Văn 8 tập 1)
- Thể thơ thất ngôn bát cú bắt nguồn từ thơ Đường, phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc, chủ yếu cây bút quý tộc sử dụng.
+ Cấu trúc bài thất ngôn bát cú gồm 8 câu, 7 chữ tạo thành đề- thực- luận– kết
+ Luật lệ bằng trắc:
Các tiếng nhất(1)- tam(3)- ngũ (5) bất luận
Các tiếng nhị (2)- tứ(4) lục (6) phân minh
+ Gieo vần: các tiếng cuối câu 1, 2, 4, 6, 8 hiệp vần với nhau
- Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật: 8 câu, 7 chữ, gieo vần ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.
Nội dung chính
Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác thể hiện phong thái ung dung, khí phách hiên ngang kiên cường, bất khuất vượt mọi hoàn cảnh tù ngục của nhà chí sĩ cách mạng
# Chúc bạn học tốt #
CÂU 1 :
-Qua thơ văn,bút ký,hồi ký của rất nhiều người,không chỉ riêng bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ,ai cũng đã biết về tấm lòng quảng đại,yêu thương vô bờ của Bác đối với nhân loại,đối với đồng bào,và nhất là với những chiến sĩ trong quân đội giải phóng của mình . Tình cảm đó như của 1 người Cha đối với con,như 1 người Ông với cháu và hơn hết là của 1 vị tư lệnh đối với những người lính của mình trước giờ xung trận . Người Cha,người ông,vị tư lệnh thương yêu binh sĩ hết lòng đó có ngủ ngon được không khi ngày mai con,cháu hoặc những người lính của mình có thể sẽ không trở về? câu trả lời là không! Bác sẽ không ngủ ngon chừng nào quê hương chưa được tự do,đất nước vẫn còn bóng giặc
CÂU 2 :
- tóm tắt văn bản bài học đường đời đầu tiên :
Dế Mèn là một chàng dế khỏe mạnh, cường tráng, nhưng lại tự cao về mình nên anh rất khinh miệt, coi thường với những người hàng xóm. Dế Choắt - cái tên mà Dế Mén gọi cho anh dế sống bên cạnh vì anh ấy quá ốm yếu. Một ngày, Dế Mèn trêu chị Cốc rồi chui vào hang, chị Cốc thò vào hang tưởng là Dế Choắt nên đã mổ đến trọng thương và Dế Choắt không qua khỏi. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn trước khi làm gì cũng phải biết suy nghĩ, bỏ thói hung hăng bậy bạ và đó cũng là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
-tác giả và hoàn cảnh ra đời :
Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Ban đầu truyện có tên là "Con dế mèn" (chính là ba chương đầu của truyện) do nhà xuất bản Tân Dân, Hà Nội phát hành năm 1941. Sau đó, được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, Tô Hoài viết thêm truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" (là bảy chương cuối của chuyện". Năm 1955, ông mới gộp hai chuyện vào với nhau để thành truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" như ngày nay. Truyện đã được đưa vào chương trình học lớp 6 học kì 2 môn Ngữ Văn của Việt Nam.
"Dế Mèn phiêu lưu ký" có thể tạm dịch là "ghi chép về cuộc đời trôi dạt của Dế Mèn" ("phiêu lưu" có nghĩa là "trôi dạt", không phải là "mạo hiểm" theo cách dùng từ của người Việt Nam).
-bài học rút ra :
-không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình
-không nên hống hách,hung hăng bậy bạ
-không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ơt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân
-không nên khinh ngưòi,nhất là những kẻ yếu hơn mình
CÂU 3 :
- cảm nhận về người anh trai :
Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn.
-cảm nhận về kiều phương :
Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.
chúc các bn hok tốt !
- Họ đều là những người giàu lòng yêu nước, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước.
- Có khí phách hiên ngang, lẫm liệt, có ý chí dời non lấp biển.
- Coi thường hiểm nguy gian khổ và những đòn roi tra tấn của kẻ thù.
= > Họ là những biểu tượng đẹp, là niềm tự hào của các thế hệ của dân tộc.
- Nội dung: bài thơ đã khắc họa phong thái ung dung, đường hoàng, phí phách kiên cường bất khuất, vượt lên trên hoàn cảnh tù ngục của nhà cách mạng Phan Bội Châu.
- Nghệ thuật: giọng điệu hào hùng, khoa trương, bút pháp lãng mạn vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ thất ngôn bát cú với các phép đối chặt chẽ làm cho tầm vóc nhân vật trữ tình trở nên lớn lao, kì vĩ.
Soạn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Hướng dẫn soạn bài
Bố cục (đề - thực – luận – kết) :
- Hai câu đề : khí phách ngang tàng, bất khuất của nhà chí sĩ khi rơi vào tù ngục.
- Hai câu thực : tự nghiệm về cuộc đời sóng gió.
- Hai câu luận : hình tượng người anh hùng.
- Hai câu kết : khẳng định tư tưởng nhà thơ.
Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
-“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu” : bản lĩnh anh hùng trước sau như một.
- “Chạy mỏi chân” : hoạt động sôi nổi đầy thử thách.
- “thì hãy ở tù” : sự bình tĩnh, thái độ ngang tàng.
→ Nhà tù chỉ là nơi rèn luyện ý chí, rèn luyện sức chịu đựng. Thể hiện khí phách hiên ngang, bất khuất, ung dung đường hoàng của người tù cách mạng.
Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Giọng thơ bay bổng trầm hùng sang suy tư, phảng buồn đau, bi mà không lụy. Vì đối diện với thực tế cuộc sống chốn lao tù, khi đường cách mạng gián đoạn.
- Phép đối : khách không nhà – người có tội ; trong bốn biển – giữa năm châu → hình ảnh người có tội trở nên cao đẹp.
Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Câu 5-6 sử dụng phép đối “bủa tay ôm chặt” – “mở miệng cười tan” ; “bồ kinh tế” – “cuộc oán thù” làm mạnh khẩu khí của nhà thơ. Đây là tinh thần lạc quan bất khuất của nhà cách mạng. Lối nói khoa trương cho thấy tư thế hào hùng, quyết tâm sắt đá, tinh thần cách mạng cao độ của người chí sĩ.
Câu 4 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Hai câu cuối có điệp từ “còn” thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng. Câu thơ cũng là lời thách thức với ngục tù gian khổ.
Luyện tập
Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật : 8 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần bằng ở câu cuối 1, 2, 4, 6, 8.
P/s:Soạn ngắn
Bài thơ được sáng tác khi tác giả đang bị bắt giam ở Quảng Đông (Trung Quốc).
- Bằng giọng đùa vui hóm hỉnh xen lẫn ngạo nghễ, tác giả đã cho thấy một bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người chiến sĩ cộng sản trong cảnh tù đày.
- Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Có thể hình dung về cấu trúc như sau:
+ Hai câu đầu diễn tả hoàn cảnh (Chạy mỏi chân thì hãy ở tù)
+ Bốn câu giữa chia thành hai cặp đối nhau cả ý và từ diễn tả tâm trạng, thể hiện bản lĩnh, khí phách...
+ Hai câu cuối khép lại vấn đề, khẳng định tư tưởng, cảm xúc chủ đạo... của cả bài thơ.
Câu 1: Hai câu 1 – 2 vào bài thể hiện ngay khẩu khí của bậc anh hùng:
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Nhân vật trữ tình hiện ra với một phong thái đường hoàng, tự tin đến ngang tàng, ngạo mạn. Giọng đùa vui, tự trào làm tan biến đi cảm giác của một người tù, chỉ thấy một tư thế cao ngạo, xem thường hiểm nguy. Hai từ vẫn trong câu thơ đầu mang đậm tính khẩu ngữ. Một sự việc nghiêm trọng (tù) được nói đến bằng một thái độ cười cợt, xem thường. Bị giam hãm trong tù ngục mà khẩu khí cứ như của khách tài tử tạm dừng chân trên chặng đường thiên lí. Hoàn cảnh dù có đổi thay, nguy biến có thể ập đến bất cứ lúc nào nhưng chí khí thì chẳng khi nào lay chuyển.
Câu 2:
Hai câu 3 – 4 , tác giả tự ngẫm về cuộc đời làm cách mạng đầy sóng gió của mình với một giọng trầm, phảng phất buồn đau mà không bi lụy. Chỉ vì hết lòng muốn tìm đường cứu nước, chỉ vì yêu đất nước, dân tộc mình mà người chí sĩ bị xem như một tội nhân, bị truy nã khắp nơi. Phiêu bạt, lênh đênh, chẳng được yên ổn bao giờ, con người ấy cất tiếng than cho mình cũng là đau cho nỗi đau chung của một đất nước đang mất chủ quyền. Tiếng thở dài ấy là của bậc anh hùng. Cái buồn ấy là cái buồn của một người tù yêu nước, của một nhân cách phi thường.
Câu 3: Một phút ngẫm ngợi về mình để rồi lại sang sảng ca lên âm giai lãng mạn:
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Bằng lối nói khoa trương, cặp câu 5 – 6 góp phần khắc hoạ tính chất phi thường trong chân dung, khí phách của người chí sĩ cách mạng, tạo nên âm hưởng chủ đạo của bài thơ.
Câu 4: Bản lĩnh và tư thế khác người của người anh hùng yêu nước được khẳng định dứt khoát trong hai câu thơ kết bài:
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp, Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
Con người ấy còn sống là còn tranh đấu đến cùng cho lí tưởng chính nghĩa của mình. Hai chữ còn ngắt ra, điệp lại càng tăng thêm sắc thái mạnh mẽ, dứt khoát cho câu thơ. Ý chí thép sẽ chiến thắng hiểm nguy.