K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2017

1. - Đoạn mở bài trong bài văn Hạng A Chảng: Từ đầu đến đẹp quá!

  -  Giới thiệu người định tả là Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời nhận xét của các cụ già làng trong về thân hình khỏe, đẹp của Hạng A Cháng.

2. - Những điếm nối bật về ngoại hình cùa Hạng A Cháng là:

  -  Ngực nở vòng cung.

  -  Da đỏ như lim.

  -  Bắp tay. bắp chán rắn như trắc, gụ.

  -  Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.

  -  Khi đeo cày trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

3. - Qua đoạn văn miêu tả hoạt động cùa A Cháng, em thấy A Cháng là một người lao động cần cù, khỏe mạnh, làm việc không biết mệt mòi, say sưa công việc, tập trung cao độ vào việc làm.

4. - Đoạn kết bài là câu văn cuối cùng của bài: Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ H'mông đang định cư ở chân núi Tơ Ro.

  - Ý chính cua phần kết bài: Ca ngợi sức lực tràn trề cúa A Cháng và đó cũng chính là niềm tự hào của dòng họ Hạng.

5. Nhận xét: cấu tạo bài văn tả người thường có ba phần:

  a)  Mô bài: Giới thiệu người định tả (tên, tuổi...)

  b)  Thân bài:

 - Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt. hàm răng, nước da, tay chân).

 - Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác...)

 c)  Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.

20 tháng 6 2018

1. Từ đầu đến "Đẹp quá".

- Tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình của A Cháng.

2. Ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ, vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng, khi đeo cày, trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

3. Đoạn văn cho thấy A Cháng là người lao động khỏe, cần cù, say mê lao động...

4. - Câu văn cuối là phần kết bài.

- Nội dung: Ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng và khẳng định đó là niềm tự hào của dòng họ Hạng.

5. Bài văn tả người thường có ba phần:

- Mở bài: Giới thiệu người định tả.

- Thân bài:

+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,...)

+ Tả tính cách, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cơ xử với người khác,...)

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.

                                       CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜIĐọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:                  HẠNG A CHÁNG  Nhìn thân hình cân đối của Hạng A Cháng, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc:       - A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khỏe quá! đẹp quá!  A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi,ngực nở vòng...
Đọc tiếp

                                       CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

                  HẠNG A CHÁNG

  Nhìn thân hình cân đối của Hạng A Cháng, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc:  

     - A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khỏe quá! đẹp quá!

  A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi,ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng. 

   Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết được vẻ đẹp của anh.

Anh đến chuồng trâu dắt con trâu béo nhất, khỏe nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

   Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng" mổng!" và bây giờ chỉ còn chăm chắm vào công việc...Hai tay A Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, nhìn đường cày, thân hình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tạt phải theo đường cày uốn vòng trên hình ruộng bậc thang như một mảng trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sá cày thẳng, người như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp...

  Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Hmông đang định cư ở chân núi Tơ Bo.

                                                                                                 Ma Văn Kháng

Tìm hiểu bài:

1: Xác định phần mở bài và cho biết tác giả giới thiệu người định tả bằng cách nào

2: Ngoại hình của A Cháng có điểm gì nổi bật

3: Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào

4: Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó

5: Từ bài văn trên, nhận xét về cấu tạo của bài văn tả người

 

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả 1 người trong gia đình em( chú ý những nét nổi bật về ngoại hình, tính tình và hoạt động của người đó(

  

Sorry các bạn nhé vì mk ko viết được đấu đóng ngoặc, tại máy tính cuarmk bị hỏng. mk đang cần gấp bài này, bạn đừng lướt qua chỗ khác nhé giúp mk đi. nhanhanhanhanhanhanhanhanhanhanhanhanhanha

 

       

0
14 tháng 10 2019

- Xác định phần mở bài của bài văn và cho biết tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách nào ?

Từ đầu đến Đẹp quá

- Tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình của A Cháng

- Ngoại hình của A Cháng có những điểm gì nổi bật ?

- Ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay, bắp chân rắn chắc như gụ, vóc cao, vai rộng, người đứng như cái cột đá trời trồng, khi đeo cày, trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

- Đoạn văn tả hoạt động của A Cháng cho thấy A Cháng là người thế nào ?

- Đoạn văn cho thấy A Cháng là người lao động khỏe, cẩn cù, say mê lao động....

- Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó.

- Câu văn cuối là phần kết bài.

- Nội dung: Ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng và khẳng định đó là niềm tự hào của dòng họ Hạng.

11 tháng 4 2018

a) * Phần mở bài :

- Từ "Vịnh Hạ Long là một …" đến "đất nước Việt Nam".

* Phần thân bài:

- Từ "Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên…" đến "theo gió ngân lên vang vọng".

* Phần kết bài:

- Từ "Núi non, sóng nước tươi đẹp…" đến "đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn".

b) * Phần thân bài gồm có ba đoạn.

* Mỗi đoạn miêu tả:

- Đoạn một: "Cái đẹp của Hạ Long trước hết… uốn quanh chân đảo dải lụa xanh." → Sự kì vĩ của thiên nhiên đã làm nên vẻ đẹp độc đáo của Vịnh Hạ Long.

- Đoạn hai: "Thiên nhiên Hạ Long chẳng những cũng trẻ trung, cũng phơi phới". → Vẻ đẹp duyên dáng của Hạ Long qua bốn mùa: luôn mang trên mình một màu xanh đằm thắm.

- Đoạn ba: "Tuy bốn mùa là vậy… theo gió ngân lên vang vọng." → Miêu tả những nét riêng biệt và luôn hấp dẫn lòng người qua mỗi mùa của Hạ Long. Đặc biệt, đó là vẻ quyến rũ của mùa hè ở Hạ Long.

c) Vai trò của những câu văn in đậm:

- Trong mỗi đoạn: nhằm nêu ý chủ đề, nội dung nổi bật, đáng chú ý của toàn đoạn ấy. Và nội dung được diễn giải trong toàn đoạn cũng nhằm thể hiện nội dung chủ đạo đã nêu ở câu in đậm đứng đầu đoạn.

- Trong cả bài: Nhằm nêu rõ các ý lớn của cả bài văn, cũng có nghĩa là nội dung được ghi ở các câu in đậm chính là nội dung tóm tắt của cả bài văn. Tất cả đều nhằm khơi gợi sự chú ý của người đọc khi tìm hiểu tác phẩm văn học.

20 tháng 11 2018

a.

Thân bài (từ "Nhà thơ đã viết về…" cho đến "…thành thực của Tế Hanh."): Trình bày những cảm nhận, phân tích về tình yêu quê hương tha thiết, trong sáng, thơ mộng của nhà thơ qua bức tranh dân chài ra khơi và cảnh trở về bến cùng những hình ảnh đặc sắc thể hiện nỗi nhớ, tình thương của tác giả.

Các luận điểm chính của phần Thân bài:

    + Nhận định khái quát: Nhà thơ đã viết về Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình.

    + Cảnh ra khơi đánh cá của trai làng một sớm mai đẹp như mơ.

    + Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập, no ấm, yên bình.

    + Hình ảnh người dân chài được khắc hoạ nổi bật giữa đất trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn.

    + Những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi.

Các luận điểm chính của phần Thân bài:

    + Nhận định khái quát: Nhà thơ đã viết về Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình.

    + Cảnh ra khơi đánh cá của trai làng một sớm mai đẹp như mơ.

    + Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập, no ấm, yên bình.

    + Hình ảnh người dân chài được khắc hoạ nổi bật giữa đất trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn.

    + Những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi.

Giữa Mở bài, Thân bài và Kết bài có mối liên kết chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức.

5 tháng 1 2019

Bài viết cung cấp cho người đọc:

    + Lịch sử hình thành của hồ Hoàn Kiếm (ban đầu là một nhánh sông Hồng)

    + Hồ với nhiều tên gọi khác nhau trải qua chiều dài lịch sử.

    + Lịch sử và kiến trúc của đền Ngọc Sơn

    + Bên cạnh đó là những danh lam thắng cảnh như Đài Nghiên, Tháp Rùa, Tháp Bút.

18 tháng 9 2023

a. Bài văn trên có 3 phần.

Đó là:

- Mở bài: Trong buổi sinh hoạt lớp chiều nay, lớp tôi tổ chức lễ phát động xây dựng thư viện lớp. 

- Thân bài: Trước giờ sinh hoạt .... tủ sách của lớp. 

- Kết bài: Buổi sinh hoạt lớp kết thúc. Cô giáo và lớp ôi vui lắm. Sắp tới, chúng tôi sẽ tha hồ đọc sách, đọc truyện ngay tại lớp mình. 

b. Phần mở bài giới thiệu địa điểm, thời gian tỏ chức lễ phát động xây dựng thư viện lớp 4B.

c. Phần thân bài gồm 4 đoạn. Ý chính của mỗi đoạn là:

- Đoạn 1: Các bạn trong  lớp trang trí lớp chuẩn bị cho buổi phát động xây dựng thư viện lớp. 

- Đoạn 2: Lễ phát động xây dựng thư viện lớp 4B khai mạc và cô chủ nhiệm phát biểu ý kiến. 

- Đoạn 3: Lớp trưởng phát động phog trào xây dựng thư viện lớp và sự nhất trí của cả lớp.

- Đoạn 4: Các bạn trong lớp quyên góp theo tổ sau đó tập hợp và xếp vào tủ của lớp. 

d. Những hoạt động được thuật lại theo đúng trình tự:

- Trước giờ sinh hoạt lớp: 

+ Các việc Minh làm: viết lên bảng dòng chữ: Chung tay xây dựng thư viện lớp 4B; vẽ trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh: chú gà con trong bài thơ "Bầu trời trong quả trứng" , chú dế mèn từ cuốn truyện "Dế Mền phiêu lưu kí". 

+ Việc các bạn nữ làm: phủ khăn trải bàn và đặt lọ hoa nhiều màu rực rỡ.

-  Trong giờ sinh hoạt lớp:

+ Việc đầu tiên: Các bạn ngồi vào vị trí của mình; cô chủ nhiệm phát biểu khai mạc. Cô nói về tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách.

+ Việc tiếp theo: bạn lớp trưởng phát động phong trào Chung tay xây dựng thư viện lớp. Các bạn thảo luận, đề xuất các hình thức ủng hộ, đóng góp sách báo, truyện,.. 

+ Việc sau cùng: Bạn lớp phó thông bảo từ ngày mai các bạn bắt đầu quyên góp. Các tổ trưởng sẽ ghi tên sách theo tổ, sau đó tập hợp và xếp sách vào tủ sách của lớp.

e. Những từ ngữ giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự là: trước giờ sinh hoạt, trong giờ sinh hoạt, sau thời gian thảo luận.

g. Phần kết bài chia sẻ cảm xúc vui tươi, phấn khởi và suy nghĩ được tha hồ đọc sách về kết quả của hoạt động. 

30 tháng 8 2019

a) Ghi các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn trên :

M : - Mở bài : Từ đầu đến chiếc xe đạp của chú.

- Thân bài: ở xóm vườn đến chú đưa chân đá ngược ra sau . - Nó đá đó.

- Kết bài: đám con nít cười rộ chiếc xe của mình.

b) Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự như thế nào ?

Tả bao quát về ngoài chiếc xe : là chiếc xe đẹp nhất không có chiếc nào sánh bằng.

- Những đặc điểm nổi bật:

     + Xe màu vàng, hai cánh vành láng bóng, khi ngừng đạp, chiếc xe cứ ro ro thật êm tai.

     + Giữa tay cầm gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh giữa vàng lấm tấm đỏ, có khi cắm một cành hoa.

 

- Tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe :

     + Bao giờ dừng xe, chú cũng rứt cái giẻ dưới yên, lau sạch sẽ rồi mới bước vào nhà, vào tiệm.

     + Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt.

     + Chú dặn bọn trẻ đừng đụng vào chiếc xe .

     + Chủ rất hãnh diện với chiếc xe của mình.

     + Chú gắn lên giữa tay cầm hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi là một cành hoa.

c) Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan nào ?

- Bằng mắt : thấy: chiếc xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, giữa tay cầm là hai con bướm.

- Bằng tai : Khi ngừng đạp, xe cứ ro ro thật êm tai.

d) Tìm lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài. Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe ?

Lời kể xen lẫn lời tả Lời kể nói gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe
Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa / Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ, chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt/ chú dặn bọn nhỏ: "Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây", (chú hãnh diện với chiếc xe của mình). Lời kể xen lẫn lời miêu tả như những câu trên nói lên tình cảm của chú Tư, với chiếc xe đạp.