Vì sao càng ngày bão lũ càng xảy ra nhiều và gấy tác hại khủng khiếp hơn trưỡ?
Cần làm gì để hạn chế bớt bão lũ?
Giúp mình nhanh nhé! Câu này có trong sách Tiếng Việt lớp 5 ý!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
*hậu quả:
Hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng làm cạn kiệt nguồn nước, xói mòn đất, ảnh hưởng tới khí hậu do lượng nước bốc hơi ít, mất nguồn gen sinh vật.
biện pháp:
Trồng nhiều cây xanh
Cần lên án những hàng động phá rừng làm nương rẫy,đốn những cây gỗ trong rừng.
Tuyên truyền với mọi người về lợi ích của rừng
• Tìm hiểu thời gian, mức độ lũ lụt xảy ra bằng cách xem dự báo thường xuyên trên các đơn vị truyền thông.
• Cần chuẩn bị khi biết địa phương em có thể có lũ lụt và cô lập khi mưa bão: đồ ăn, lương thực, nước sạch, đèn pin, áo phao, các vật dụng y tế…
• Khi bị ngập lụt em cần mặc áo phao và tìm nơi cao ráo để trú
• Khi đang đi trên đường gặp nước lũ dâng và chảy xiết em nên dừng lại không nên tiếp tục đi và tìm sự hỗ trợ từ các người lớn.
• Sau lũ, lụt em và gia đình cần làm dọn dẹp, lau chụi sạch sẽ để khắc phục hậu quả.
Do điều kiện thời tiết khí hậu không ổn định ,lúc thì mưa ít ở một số nơi do thiếu nước còn một số nơi do thời tiết khí hậu quá ẩm ướt ,do điều kiện khí hậu thay đổi thất đổi thất thường => mưa lũ ngập lụt...
Điều này có ảnh hưởng rất cao tới kinh tế của người dân , ảnh hưởng tới sự sinh sản của một số động thực vật và ảnh hưởng tới những sản phẩm công nghiệp ...........
tham khảo:
Những trận mưa kéo dài là “thủ phạm” chính dẫn đến lũ lụt. Ở những nơi mật độ bao phủ của thực vật thấp, đất đai tại đó mất khả năng dữ nước khiến tình trạng lũ lụt trở nên càng nghiêm trọng. Việc các trận mưa kéo dài và lượng mưa nhiều khiến các sông đầu nguồn bị quá tải, dẫn đến tràn bờ, vỡ đê tại lưu vực các con sông lớn, gây ra tình trạng lũ lụt Con người tác động tiêu cực tới thiên nhiên gây ra lũ lụt, trong đó phá rừng là nguyên nhân lớn nhất, đặc biệt là rừng đầu nguồn các con sông. Rừng có vai trò giữ đất, chống xói mòn đất và ngập lụt, việc lạm dụng chặt phá tài nguyên rừng dẫn đến đất mất khả năng giữ nước, khi lũ lụt sảy ra, lượng nước chủ yếu bị đọng lại trên bề mặt đất, không thoát đi được, dòng chảy không hề bị cản trở bởi rừng, khiến tình trạng lũ nghiêm trọng hơn rất nhiều Các yếu tố khác như các công trình xây dựng, co sở hạ tầng như đường ray xe lửa, đường bộ, các hệ thống thủy lợi cũng có thể ngăn cản dòng chảy tự nhiên, khiến ngập lụt xảy ra thường xuyên hơn.
Ảnh hưởng:
Gẫy ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ở những khu vực xuất hiện lũ lụt. Khi thảm họa này xảy ra, lượng nước lũ dâng cao bao phủ phần đất liền, mang theo cả bùn đất, chất thải công nghiệp lẫn sinh hoạt trong dòng nước lũ. Sau khi tràn vào đất liền, lượng nước lũ có khả năng dung nhập với nước sông, cũng có khả năng dung nhập vào nguồn nước sinh hoạt hoặc các nguồn nước khác Lũ lụt dẫn đến các loại bệnh cho con người. Do tình trạng ô nhiễm nguồn nước, người dân vùng lũ sẽ thiếu nguồn nước sinh hoạt, hoặc nước sinh hoạt đã bị nhiễm bẩn trong khi lũ dâng cao, tạo điều kiện cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan và phát tán nhanh chóng. Trong đó dịch tả và ghẻ lở là hai loại bệnh thường gặp nhất khi xảy ra hiện tượng lũ lụt Trong số các dạng lũ lụt, lũ quét là thảm họa điển hình gây ra con số thương vong cao nhất, cùng lúc cướp đi sinh mạng của nhiều người và cuốn trôi nhiều tài sản như hoa màu, nhà cửa, gia súc,..phá hoại cơ sở vật chất, giao thông đường bộ
Bài làm tham khảo:
Từng ngày, từng ngày, đồng bào miền Trung đang phải gánh chịu hậu quả do bão lũ gây ra. Trận lũ năm hai nghìn là một trong những trận lũ có sức công phá mạnh mẽ nhất trong thập kỷ qua.
Bầu trời tối sầm, mưa không ngớt, xung quanh toàn một màn nước trắng xóa. Đó là cảnh tượng của những nơi trận lũ diễn ra.
Tất cả những gì ở nơi đây bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng của nước là màu xanh của ngọn cây, những cây cổ thụ dám dương đầu với dòng nước lũ và những mái ngói nhấp nhô - nơi duy nhất để người dân bám trụ. Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng.
Chính phủ đã kêu gọi tinh thần "lá lành đùm lá rách". Đâu đây, những chiếc xuồng cứu trợ màu da cam tươi cười đến với nhân dân. Rồi cả những chiếc trực thăng cũng được huy động, dù chỉ là những gói mì nhỏ bé nhưng trong đó chan chứa tất cả tình cảm của nhân dân khắp mọi miền hướng vồ miền Trung thân yêu. Màu áo xanh của bộ đội, cùa thanh niên tình nguyên; màu áo vàng của các chiến sĩ công an ngày đêm gắn bó với bà con vùng lũ. Nhân dân lấy lại tinh thần và sức lực, dũng cảm vượt qua những tháng ngày gian khổ. Trên những mái nhà ẩm ướt, khói đã bốc lên và nhờ những gói mì và hạt gạo ít ỏi đó mà đôi môi con trẻ trở lại hồng hào. Những chiếc bè đỏ dập dềnh chờ đợi một điều kỳ diệu.
Trận lũ đã đi qua nhưng nó để lại bao cảnh thương tâm. Người nông dân "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", không quản ngại "một nắng hai sương" giờ lại tay trắng. Nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò đất trôi theo dòng nước lũ. Chỉ mới tháng trước ở đây còn là mội khu dân cư đông đúc mà bây giờ đã là bãi đất bằng. Không chỉ có thế, trận lũ còn cướp đi bao sinh mạng người vô tội. Bao gia đình lâm vào cảnh "tan đàn sẻ nghé": đứa trẻ mắt đỏ hoe gọi cha, người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Tôi có thể nhìn rõ gương mặt bạo tàn và nụ cười nham hiểm của Thủy Tinh độc ác. Hắn cười trên nỗi đau khổ của người khác, tiếng cười nghe thật ghê rợn. Những hòm ủng hộ đồng bào lũ lụt ngày ngày vẫn được ăn no để làm vơi đi phần nào đau khổ của người dân nhưng có một điều chắc chắn rằng: nỗi khổ mất đi một người thân là không gì bù đắp được.
Cơn lũ dữ rồi cũng qua đi. Cuộc sống của người dân dần trở lại nhịp thường ngày nhưng nỗi lo âu, phấp phỏng thì vẫn còn đó. Còn tôi, tôi nghĩ rằng trí thông minh do tạo hóa ban cho con ngườị, vậy chúng là sẽ dùng nó để chế ngự thiên nhiên. Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi mà tôi chưa trả lời được: "Đến khi nào nhân dân ta mới không phải chịu hậu quả của nước lũ, đến khi nào trận lũ như năm 2000 mới không tái diễn?".
*Lưu ý:đây chỉ là bài tham khảo ko ném đá ok
Thiên nhiên sẽ chẳng bao giờ biết nương tay nếu chúng ta vẫn tiếp tục không tuân thủ những quy luật vận hành của nó. Càng bước sang thế kỷ văn minh, con người càng phải chịu những cơn thịnh nộ kinh hồn của thiên nhiên. Sóng thần ở Inđônêxia hay cơn bão khủng khiếp Catrina vừa đổ bộ vào nước Mỹ tuần này rõ ràng là những minh chứng không gì thuyết phục hơn cho điều ấy. Một biển nước mênh mông với bao điều đáng sợ chiếm trọn mười phút mục dự báo thời tiết của đài truyền hình. Cơn bão dù đã được dự báo trước nhưng người dân Mỹ vẫn phải hứng trọn một lần nổi giận của thần biển Pôdây đông. Cả một thành phố công nghiệp chìm trong mênh mông biển nước. Thuyền cứu hộ chạy ầm ầm trong thành phố như chạy giữa mặt sông. Lác đác đây đó còn lại một vài ngôi nhà nổi lên phần nóc hoặc trần. Trên đó không biết có bao nhiêu người đang gào khóc dơ tay cầu cứu. Tình cảnh trông đến thảm thương. Chẳng ai có thể ngờ được ở nước Mỹ lại có những cảnh tượng đau lòng như vậy.
Nước trong thành phố bắt đầu chuyển màu đen. Nó bị ô nhiễm nặng bởi bao nhiêu thứ trong đó có không ít xác người. Cả thành phố ngột ngạt trong cảnh không điện, không thức ăn, nước uống, không thuốc men. Tình cảnh gợi những căn bệnh hiểm nghèo dễ dàng lấn đến trong nay mai. Cả thành phố vẫn đang kêu cứu còn nước thì chưa hề có dấu hiệu rút đi. Cả nước Mỹ đang ở tình trạng vô cùng khẩn cấp.
Cũng may mấy ngày sau,. Nước rút và nhờ có sự nỗ lực của tất cả mọi người đặc biệt là của quân đội, cảnh sát và những tình nguyện viên, nhiều người dân đã được cứu ra khỏi vùng nguy hiểm. Tuy phải chen chúc trong những trại tập trung nhưng họ vẫn còn may mắn hơn bao người chết đói, chết rét hay bị bão lũ cuốn đi.
Ôi! Còn thiệt hại về vật chất thì không thể nào kể nổi. Nhà thì đổ, ô tô bị nước cuốn trôi, đường dây điện đứt? nước rút đi nhưng cả thành phố vẫn ngập trong bùn đất đen nhánh và nhão nhoét.
Hết bão nhưng bây giờ mới là lúc bệnh tật hoành hành. Đấy là còn chưa kể nỗi đau thê thảm của bao gia đình mất người thân. Phải có đến hơn một nửa số gia đình trong trận bão phải chịu cảnh “tan đàn xẻ nghé”. Sự mất mát đau thương ngày một lớn thêm không thể lấy gì bù đắp. Dù cả thế giới đang nỗ lực hết mình với tinh thần tương thân tương ái nhưng so với những mất mát đã qua sự bù đắp ấy chẳng thấm tháp gì.
Dù chỉ được nhìn thấy qua màn ảnh nhỏ nhưng tôi có thể cảm nhận hậu quả trận bão thật là to lớn. Cả thế giới đang hướng về nước Mỹ bằng một sự cảm thông nhưng qua đó, quốc gia nào cũng phải giật mình. Thiên nhiên không phải dễ gì nắm bắt và điều tiết được dù quốc gia ấy có thế lực kinh tế lớn đến cỡ nào.
trồng nhiều cây xanh
đắp đê
tránh để tức nước vỡ bờ
bão lũ xảy ra nhiều do chặt phá rừng
ô nhiểm môi trường
hiệu ứng nhà kính
Vì sao càng ngày bão lũ càng xảy ra nhiều và gấy tác hại khủng khiếp hơn trưỡ?
Cần làm gì để hạn chế bớt bão lũ?
Giúp mình nhanh nhé! Câu này có trong sách Tiếng Việt lớp 5 ý!
Vì do thời tiết có mưa nhiều nước ở dưới sông, hồ cũng tăng lên gây ra bão lũ thiệt hại rất nhiều
Thứ nhất:
Thứ hai:
Thứ ba:
Từ việc bị vỡ đập thủy điện trên sông Ngàn Sâu, đến nay chúng ta đã xây được bao nhiêu rừng phòng hộ. Các đập thủy điện trên các sông có hồ chứa nuớc dự phòng không.