cho mik xin một dàn ý về văn nghị luận
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo ở đây nhé:
Dàn ý bài văn nghị luận xã hội: Các dạng bài phổ biến
Dàn ý cho đề bài: Hiện tượng ô nhiễm môi trường
1. Mở bài
Một đất nước muốn tồn tại và phát triển thì vấn đề môi trường sống là rất quan trọng, những thực tế môi trường hiện nay ngày một ô nhiễm trầm trọng.
2. Thân bài
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường sống thiếu trong lành, bị nhiễm các chất độc hại tác động lớn đến đời sống
- Thực trạng:
+ Nhiều khu dân cư rác thải chất thành đống
+ Nước thải nước ngầm từ các nhà máy xí nghiệp đổ ra sông, ra biển gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Khói bụi, xe cộ tấp nập
+ Nhiều khu vệ sinh công cộng nhiễm bẩn kinh khủng
- Nguyên nhân:
+ Ý thức kém của người dân
+ Công tác quản lý của nhà nước chưa được thắt chặt
+ Người dân sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, trong trồng trọt và chăn nuôi
+ Các nhà máy vì lợi nhuận mà xả thải bừa bãi, bỏ qua khâu xử lý chất thải
- Hậu quả:
+ Ảnh hưởng sức khỏe, mỹ quan
+ Sinh vật bị mất môi trường sống
+ Hiện tượng biến đổi khí hậu cũng trở nên cấp thiết
- Giải pháp khắc phục:
+ Nâng cao ý thức người dân
+ Quản lý chặt chẽ, nghiêm túc
+ Phương tiện xử lý rác thải hiệu quả, tránh đề tình trạng rác ứ đọng
+ Sử dụng phương tiện công cộng
3. Kết bài
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vui không của riêng ai, hãy chung tay hành động vì một thế giới sống xanh - sạch- đẹp
Bài làm
+ Mở bài:
– Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
+ Thân bài
– Giải thích câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần dèn thì sáng”
Nghĩa đen theo chúng ta hiểu ở đây mực là loại mực tàu ngày xưa có màu đen tuyền dùng viết bút lông trên giấy gió, khi viết người ta thường chấm bút lông vào mực để viết nếu sơ ý mực dính tay thì sẽ bị bẩn rất khó sạch
– Đèn: là một vật dụng được thắp sáng trong gia đình, đây là một dụng cụ rất hữu ích. Nó giúp người ta nhìn thấy trong bóng tối.
“Mực” ám chỉ những con người xấu xa, không có ích trong xã hội
“Đèn”: ở đây chỉ hình ảnh ánh sáng, những người tốt sống có ích và được nể trọng trong xã hội, đại diện cho chuẩn mực đạo đức.
– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nhằm khuyên nhủ con người ta nên biết chọn bạn mà chơi, biết chọn hướng đi đúng trong hoàn cảnh sống quyết định mỗi con người, hoàn cảnh tốt thì cn người tốt, yêu thương chan hòa
– Nhằm giáo dục con người nên tránh xa những hoàn cảnh, con người xấu để tránh bị dính vào người như dính mực vừa bẩn vừa khó làm sạch .
– Là một học sinh chúng ta nên chọn bạn mà chơi, tránh xa các tệ nạn xã hội như game, ma túy, cờ bạc. Nên tích cực học tập, nghe lời thầy cô cha mẹ để xứng đáng là con ngoan trò giỏi , có ích trong xã hội
– Nên biết giúp đỡ những bạn khó khăn hơn mình, những bạn có lối sống lệch lạc cần giúp các bạn nhìn ra điều sai trái để đi đúng hướng.
+ Kết bài
– Câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là một câu tục ngữ hết sức ý nghĩa. Câu tục ngữ khuyên ta nên học những điều hay lẻ phải và tránh xa những điều sai trái, xấu xa. Để trở thành một con người tốt và ý nghĩa, chúng ta nên học tập theo câu tục ngữ.
Đề a
I. Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).
II. Thân bài
1. Nội dung
Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa.
2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
a. Khổ 1: Tín hiệu của sự chuyển mùa
- Dấu hiệu “hương ổi” => mang đậm hương vị miền quê.
- Động từ mạnh “phả” => gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.
- Dấu hiệu “sương thu” kết hợp từ láy tượng hình “chùng chình” => gợi những bước đi chầm chậm sang của mùa thu.
b. Khổ 2: Quang cảnh trời đất khi vào thu
- Từ láy “dềnh dàng” => dòng chảy không còn vội vã, như muốn đi chậm lại để tận hưởng những vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của mùa thu.
- Nhân hóa “chim vội vã” => đối lập với sự “dềnh dàng” của dòng sông, những đàn chim đang hối hả đi tìm thức ăn và bay về phương Nam xa xôi để tránh rét.
- Động từ “vắt” được dùng để miêu tả hình ảnh đám mây mùa hạ: đám mây được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động.
c. Khổ 3: Cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ về cuộc đời
- Các từ ngữ vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ được dùng rất hay để miêu tả về thời lượng và sự xuất hiện của sự vật nắng, mưa, sấm.
- Nắng, sấm, mưa: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những biến đổi, những khó khăn, thử thách trong cuộc đời con người.
- Hàng cây đứng tuổi: ẩn dụ cho những con người từng trải, được tôi luyện qua những gian lao, thử thách của cuộc đời.
III. KẾT BÀI: Khẳng định lại giá trị của bài thơ
Đề b
I. Mở bài
- Lời chào, lời giới thiệu bản thân.
- Giới thiệu vấn đề chính trong bài nói: đánh giá nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
II. Thân bài
a. Tóm tắt truyện
b. Nội dung
- Nguyễn Tuân đã thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình: cái tài và cái tâm; cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.
- Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, nhơ bẩn, “thiên lương” chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người.
c. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Xây dựng thành công cảnh cho chữ, thủ pháp đối lập.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến trình độ cao.
III. Kết bài
- Kết luận lại vấn đề.
1. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: dẫn dắt câu nói, dẫn dắt vào nội dung.
2. Thân bài
a. Giải thích khái niệm
Đối với đề bài có câu nói: trích dẫn câu nói, phân tích câu nói.
Đối với đề bài không có trích dẫn câu nói (vd: bàn về tính kiên trì): phân tích từ khóa quan trọng.
→ Rút ra ý nghĩa, bài học từ câu nói.
b. Phân tích
Phần phân tích trả lời cho câu hỏi: tại sao? (vd: tại sao có chí thì nên?)
(Lưu ý: đảm bảo trả lời từ 2 - 3 ý trở lên).
c. Chứng minh
Dẫn chứng từ nhân vật (văn học, lịch sử, khoa học xã hội…)
Dẫn chứng từ thực tế đời sống: những tấm gương tiêu biểu từ đời sống.
d. Phản biện
Lật ngược vấn đề:
Đối với đề bài phân tích xuôi (vd: bàn luận về ý kiến: “có chí thì nên”) thì phản biện ngược (những người không có chí thì sẽ…).
Đối với đề bài phân tích ngược (vd: “cái giá của việc đánh mất chữ tín”) thì phản biện xuôi (giữ “chữ tín” sẽ giúp chúng ta có được những gì?)
3. Kết bài
Bài học nhận thức và phương hướng hành động.
Tóm tắt lại vấn đề (kết lại ý nghĩa của văn bản).
Liên hệ bản thân.
về chủ đề gì hả bn
Giới thiệu, dẫn dắt tư tưởng, đạo lý cần bàn luận và mở ra hướng giải quyết cho tư tưởng, đạo lý đó.
Thân bàiLuận điểm 1: Giải thích về tư tưởng, đạo lý cần bàn luận
Giải thích rõ nội dung, tư tưởng đạo lý đó, đồng thời giải thích rõ các từ ngữ, khái niệm, thuật ngữ, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có).Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý của đề bàiLưu ý: Bám sát vào tư tưởng, đạo lý mà đề bài yêu cầu, tránh những suy nghĩ mang tính tùy tiện, chủ quan.
Đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng, đạo lý.
Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh
Nêu ra mặt đúng của tư tưởng, đạo lý đóDùng những lý lẽ, lập luận và dẫn chứng xảy ra trong xã hội thực tế để chứng minh.Chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống văn hóa xã hộiLuận điểm 3: Bình luận mở rộng vấn đề
Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý đóĐưa ra dẫn chứng minh học, những tấm gương có thật trong đời sốngLuận điểm 4: Rút ra bài học và hành động
Đưa ra kết luận đúng để thuyết phục được người đọc và áp dụng đạo lý, tư tưởng đó vào thực tiễn đời sống.
Kết bàiĐánh giá khái quát về ý nghĩa tư tưởng đạo lý nghị luậnMở ra hướng suy nghĩ mới và mong muốn bản thân.