K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3

câu chuyện ở đâu

 

chúng ta cần phải lễ phép biết yêu thương và có lòng vị tha

23 tháng 1 2017

Tùy vào bài làm của HS để giáo viên tính điểm: Nếu HS nêu được 1 điều có ý nghĩa thì sẽ tính 1 điểm.

VD: Em học được ở bạn Nết sự kiên trì vượt qua khó khăn để học tập thật tốt dù bị tật nguyền; Hoặc: Em học tập ở bạn Nết lòng lạc quan, vượt lên chính mình, chăm chỉ học hành ...

22 tháng 3 2023

        Bạn copy trên mạng à, mà có câu : Tùy vào bài làm của HS để giáo viên tính điểm và câu : Nếu HS nêu được 1 điều có ý nghĩa thì sẽ tính 1 điểm.

10 tháng 1 2022

em cảm ơn cô nhiều ạ

11 tháng 1 2022

em sẽ nói là : em cảm ơn cô rất nhiều ạ . Vì cô đã cho chúng ta rất nhiều kiến thức .

 

I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ      Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.       Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

     Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

      Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ...Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

     Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

    Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

   Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc xe lăn.

(Theo Tâm huyết nhà giáo)

* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào? (0,5 điểm)

a. Thích chơi hơn thích học.

b. Có hoàn cảnh bất hạnh.

c. Yêu mến cô giáo.

d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm)

Câu 7: Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên? (0,5 điểm)

a. Đằm thắm, lộng lẫy, dịu dàng

b. Tươi đẹp, hùng vĩ, sặc sỡ

c. Xanh tốt, xinh tươi, thùy mị

d. Hùng vĩ, dịu dàng, lung linh

Câu 8: Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái” thuộc kiểu câu kể nào? (0,5 điểm)

a. Ai là gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai làm gì?

d. Không thuộc câu kể nào.

Câu 9: Chủ ngữ trong câu: “Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em” là: (1 điểm)

a. Năm học sau

b. Năm học sau, bạn ấy

c. Bạn ấy

d. Sẽ vào học cùng các em

Câu 10: Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm)

163

Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào? (0,5 điểm)

a. Thích chơi hơn thích học.

b. Có hoàn cảnh bất hạnh.

c. Yêu mến cô giáo.

d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

5 tháng 8 2023

- Cách ứng xử của cô chủ nhỏ như vậy là rất xấu, đã làm những người bạn bị tổn thương. Cuối cùng, không ai ở lại làm bạn với cô bé, cô bé đã không trân trọng tình bạn
- Phải biết trân trọng những thứ xung quanh minh
- Vì tình bạn giúp ta có thêm niềm tin, động lực, sức mạnh để vượt qua mọi thứ cũng như để chia vui lúc ta vui, chia buồn lúc ta buồn

26 tháng 12 2021

C. Nếu em chăm chỉ học tập thì mẹ sẽ rất vui.

Gioan là ai cơ?

25 tháng 12 2021

Gioan là ai

2 tháng 9 2016

Tâm trạng của Thủy khi ở nhà:

-Giống : kinh hoàng tuyệt vọng,mắt buồn thăm thẳm,sưng mọng vì khóc nhiều.

-Khác:Khi anh chia đồ chơi,Thủy tru tréo,giận dữ:Sao anh ác thế!

Suy ra :Đó chính là những tâm trạng đau đớn tuyệt vọng.

Tâm trạng của Thủy khi đến trường:

-Giống :Khóc thút thít

Khác: Nhìn đăm đăm khắp sân trường

Suy ra:buồn bã,nuối tiếc

 

 

 

 

 

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Hướng dẫn học tập:

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói 

- Tham khảo 1 số đề tài: 

+ Trẻ em và việc sử dụng các thiết bị công nghệ. 

+ Trẻ em với nguyện vọng được người lớn lắng nghe, thấu hiểu. 

+ Trẻ em với việc học tập. 

+ Bạo hành trẻ em. 

b. Tập luyện 

- Tập trình bày trước nhóm bạn hoặc người thân và lắng nghe các ý kiến nhận xét. 

 

2. Trình bày bài nói

Khi trình bày bài nói, em cần lưu ý:

- Trình bày bài nói theo nội dung đã chuẩn bị trước. 

+ Nêu vấn đề mà em quan tâm, quan điểm của em

+ Các khía cạnh của vấn đề với lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. 

+ Sử dụng các từ ngữ để liên kết các ý. 

- Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói, … phù hợp. 

- Sử dụng kết hợp các phương tiện hỗ trợ: tranh ảnh, đoạn phim ngắn, … 

* Bài nói mẫu tham khảo: 

Người lớn đã từng là trẻ em, nhưng trẻ em thì chưa từng làm người lớn”, dù là trong sinh hoạt hằng ngày, học tập, vui chơi hay đời sống tinh thần, thì con trẻ cũng rất cần nhận được sự lắng nghe và chia sẻ từ bố mẹ. Thực tế cho thấy rất nhiều ông bố, bà mẹ vẫn chưa thực sự lắng nghe con, vẫn chưa thực sự thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của con trẻ.

 

Bản thân mỗi đứa trẻ khi sinh ra đã là một cá thể riêng biệt, mỗi con sẽ có những tính cách và thói quen, tố chất khác nhau. Bởi vậy, cách dạy dỗ đối vói mỗi đứa trẻ cũng khác nhau. Bố mẹ không thể áp sở thích, đường hướng học tập của trẻ này lên trẻ khác. Bó mẹ cũng không thể để một đứa trẻ thích vận động ngồi một chỗ làm thơ, hay bắt một đứa trẻ có năng khiếu nghệ thuật phải học tốt về các con số. Nếu như không lắng nghe, không trò chuyện với con, thì vô tình cha mẹ đang kìm hãm những ước mơ của con. Khi cha mẹ thật sự lắng nghe thì trẻ em sẽ dần dần học được cách chia sẻ những khúc mắc, hy vọng và mong muốn của mình với cha mẹ. Dù cha mẹ có trò chuyện tán gẫu với con về bất cứ vấn đề gì thì đó cũng là một cách thể hiện tình yêu và sự quan tâm của cha mẹ đối với trẻ. Kỳ thực, con trẻ suy nghĩ vô cùng đơn giản, chúng chỉ muốn hằng ngày cha mẹ quan tâm tới mình nhiều hơn, trò chuyện với mình nhiều hơn. Cho dù đó chỉ là một số chuyện vặt. 

Tuy nhiên, cũng có những lúc vì gánh nặng mưu sinh mà cha mẹ lại sao nhãng đi việc trò chuyện thấu hiểu với chúng ta. Những lúc như vậy, thay vì trách cứ cha mẹ chúng ta hãy tiến lại gần trò chuyện, tâm tình với cha mẹ. Điều đó vừa giúp cha mẹ giải tỏa bớt áp lục, đồng thời cũng giúp họ hiểu được suy nghĩa của chúng ta hơn.

Tôi tin rằng nếu chúng ta mở lòng thì cha mẹ sẽ luôn sẵn lòng lắng nghe chúng ta.

3. Sau khi nói

Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:

 

Người nghe

Người nói

Trao đổi về bài nói với tinh thần xây dựng và tôn trọng. Có thể trao đổi một số nội dung như:

+ Những nội dung (hoặc những điểm) còn chưa rõ trong bài trình bày. 

+ Đóng góp chính của người nói trên vấn đề đang trao đổi. 

+ Lí lẽ và bằng chứng mà người nói sử dụng. 

Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị:

+ Giải thích thêm những chỗ người nghe chưa rõ. 

+ Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng.

+ Bổ sung lí lẽ, bằng chứng để bảo vệ ý kiến của mình nếu nhận thấy ý kiến đó đúng.