tả lại vẻ đẹp của khu du lịch thác đá hàn(viết 1 đoạn ngắn)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khu danh thắng Bửu Long được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia theo Quyết định số 208/VH-QĐ ngày 13 tháng 3 năm 1990. Danh thắng Bửu Long nằm ở hướng Tây Bắc thành phố Biên Hòa bên tả ngạn sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 2 km. Trên tỉnh lộ 24 đi Trị An, thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Danh thắng Bửu Long rộng hơn 84 ha. Độ cao trung bình 100 mét so với mặt biển. Theo các nhà khoa học thì núi Bửu Long có cách nay khoảng từ 100 - 150 triệu năm, do tác động của mưa gió nên bị bào mòn tạo thành dáng hình đẹp. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức miêu tả núi Bửu Phong phía Tây Nam ngó xuống Đại Giang, hộ vệ phía sau núi Long Ẩn, suối Bàu Tẩm Nhuận, dẫn tưới ruộng nương. Trên núi có chùa Bửu Phong, phía tả có đá long đầu đứng sừng sững, phía hữu có đá thiền sàng la liệt, khói mây man mác, cây cối sum suê. Vân nhân nghiêng Bầu vinh giai tiết, mỹ nữ nối gót đến hành hương, thật là đệ nhất thắng cảnh của trấn thành vậy”. Danh thắng Bửu Long với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, hài hòa với những công trình kiến trúc tôn giáo mang dấu ấn của nhiều thời đại.
Khu danh thắng Bửu Long có hai cụm chính: cụm núi Bình Điện và Long sơn thạch động. Trên ngọn núi Bình Điện có chùa Bửu Phong được khai sơn rất sớm với lối kiến trúc chạm trỗ hoa văn tinh tế, độc đáo là một tuyệt tác hoàn hảo đậm nét dân tộc. Từ dưới chân núi lên đến chùa phải qua 99 bậc tam cấp. Cảnh trí chùa tĩnh mịch, xung quanh chùa có nhiều cây cổ thụ với nhiều tảng đá thiên tạo kỳ thú làm tăng thêm vẻ uy nghiêm nơi thiền lâm. Cho đến nay, vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào ghi lại chính xác năm chùa xây dựng. Căn cứ vào hàng chữ Hán khắc trên hai cột ở gian giữa giảng đường thì chùa được xây dựng từ năm Bính Thìn niên ” phía trước đề 1616, nhưng năm 1616 không tương ứng với Bính Thìn niên” âm lịch. Di tích cổ tự đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Kiến trúc hiện tồn được xác định là năm Kỷ Sửu (1829) được khắc trên cột đá Tiền Điện do tham tướng Nguyễn Văn Hiệp và hương bảo Nguyễn Văn Tâm phụng cúng. Có lẽ đây là lần trùng tu thứ hai, lần trùng tu đầu tiên theo Biên Hòa sử lược của Lương Văn Lựu thì năm 1679, một nhóm dân binh Trung Quốc thuộc hạ Tổng lãnh binh Trần Thượng Xuyên nhà Minh Chống Thanh triều đến chùa tị nạn đã xây cất lại bằng gạch ngói và thỉnh đại sư Hoàng Long đường thượng hiệu Thành Chí đến trụ trì và tôn làm tổ khai sơn. Chùa Bửu Phong được xem là Cụm thứ hai là long Sơn thạch động (chùa Hang) tọa lạc trên núi Long Ẩn là một hang đá tự nhiên ẩn sâu vào lòng một tảng đá khổng lồ. Miệng hang rộng và nhỏ dần vào trong trông như một hàm ếch, trên vách có nhiều nhủ đá hình hài kỳ lạ rủ xuống thật là kỳ ảo. Trên núi Long Ẩn có nhiều kiến trúc tín ngưỡng: chùa, am của các hệ phái Phật giáo, làm phong phú các lễ hội hành hương.
Ngoài hai cụm Bình Điền và Long Sơn danh thắng Bửu Long còn có khu hồ Long Ẩn rất đẹp. Đây là hồ nước do nhân dân trong vùng khai thác đá tạo thành. Hồ rộng gần 20.000m2 nước trong xanh với những cụm đá còn lại tạo nên những hòn đảo giữa hồ nước. Từ những hòn đảo này con người đã tạo dáng thêm làm cho chúng thành những cảnh đẹp ẩn, hiện giữa sóng nhấp nhô, giữa những con đường ngoằn ngoèo quanh khu vực như một bức tranh.
Bên cạnh sự thơ mộng, hùng vĩ của núi cao, hồ rộng, chùa xưa … danh thắng Bửu Long còn thu hút đông đảo du khách bởi sự hiện hữu của khu văn miếu Trấn Biên vừa được khôi phục lại trên khuôn viên hai hecta với đầy đủ các hạng mục công trình: cổng Tam Quan, nhà bia, Khuê Văn Các, Nghiêu Trì, nhà Bái đường, nhà thư khố, văn vật khố, nhà đề danh, hội trường. Tương lai không xa danh thắng Bửu Long sẽ được đầu tư phát triển thành trung tâm văn hóa du lịch phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước. một trong ba ngôi chùa cổ nhất ở Đồng Nai cùng với chùa Đại Giác và Chùa Long Thiền.
Từ thành phố Biên Hòa theo quốc lộ 1A đi ngược về phía bắc khỏang 15km, du khách sẽ đến địa phận xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Nhìn bề ngoài nơi đây chẳng có vẻ trù phú như những vùng đất khác, những lại ẩn giấu trong mình một thiên nhiên khá xinh đẹp.
Thác Giang Điền đã có từ rất lâu, cái tên Giang Điền gắn liền với tên của đơn vị hành chính địa phương là xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Trước đây, Giang Điền là khu khai thác đá tự do của người dân địa phương, xung quanh dòng thác là những mảnh đất hoang hoá, lồi lõm, lau, sậy mọc um tùm, hoang sơ bao phủ cả một khu vực rộng lớn, quanh năm nắng bụi mưa lầy.
Dòng thác Giang Điền bắt nguồn từ Cẩm Mỹ, Long Thành. Từ những dòng suối nhỏ chảy quanh co nối vào thành sông Buông rồi tiếp tục đổ ra sông Đồng Nai. Giang Điền, cái tên nghe sao thân thương lại nằm giữa vùng đất khô cằn đầy sỏi đá, phải làm gì đó cho Giang Điền? Với những ý tưởng đầy sự lãng mạn và sáng tạo, buổi sơ khai hai vợ chồng ông Lê Kỳ Phùng quyết định dùng số tiền đã tích góp từ nhiều năm để đầu tư xây dựng thác Giang Điền thành một Khu du lịch sinh thái, nơi con người hòa mình cùng thiên nhiên. Đầu năm 2003 sau khi được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt dự án Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền, Công ty bắt tay vào việc khai khẩn với diện tích ban đầu 67,5 hecta đất hoang hóa. Vừa khai khẩn xây dựng, vừa bảo dưỡng bởi Giang Điền có một thác nước nguyên vẹn, tự nhiên, một phong cảnh thiên nhiên thơ mộng và hùng vĩ hiếm hoi chỉ cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 48km. Ngày tháng trôi qua, Khu du lịch đã dần hình thành. Những con đường lát đá mang dáng dấp của đấu trường La Mã, những kỳ hoa dị thảo khắp mọi miền đất nước đã được hội tụ về đây đua nhau khoe sắc. Biến vùng đất hoang vắng mưa lầy nắng bụi ngày xưa thành một Khu du dịch sinh thái an lành màu mỡ và sống động. Ngọn thác Giang Điền trở nên hùng vĩ hơn, lộng lẫy hơn bên cạnh một thảm thực vật phong phú, đa dạng cùng với những dịch vụ được sắp xếp khéo léo. Tất cả tạo nên một sự hài hòa tuyệt diệu giữa thiên nhiên và con người.
Ngày 29/01/2006 (nhằm ngày mùng một Tết Bính Tuất 2006) Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền chính thức mở cửa đón du khách, từ đó đến nay Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Trong suốt quá trình hoạt động, Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền từng bước không ngừng hoàn thiện các loại hình dịch vụ phù hợp với không gian xanh, mang đậm nét sinh thái và không ngừng cải tiến chất lượng phục vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Giang Điền có được như ngày hôm nay không chỉ là nỗ lực và ước mơ của Ban Tổng Giám Đốc (đặc biệt là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Lê Kỳ Phùng), các Cổ đông hay toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần du lịch Giang Điền, mà còn là sự động viên, hỗ trợ, góp ý của bạn bè, đồng nghiệp, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã dành cho Giang Điền một tình cảm ấm áp và sự hài lòng, tạo niềm vui và ủng hộ của Du khách.
Trong thời gian sắp tới, Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền tiếp tục mở rộng Khu du lịch trên 118,42 hecta, xây dựng thêm những công trình vui chơi giải trí, khu resort nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, sân golf, khu đô thị sinh thái,… và nhiều công trình kiến trúc khác, cũng như không ngừng cải thiện chất lượng phục vụ để đáp lại tình cảm, sự quan tâm và tín nhiệm của các đồng nghiệp, của nhân dân ta tư khắp mọi miền.
Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc mà kết tinh tư tưởng, tình cảm và tấm lòng của ông chính là kiệt tác "Đoạn tường tân thanh". Tác phẩm đã thể hiện một tài năng độc đáo trong nghệ thuật tả người mà đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" là một ví dụ điển hình.
" Vân thì trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh..."
Tuy ngay từ đầu đoạn trích tác giả đã giới thiệu "Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân". Nhưng đến khi miêu tả, Nguyễn Du lại miêu tả Vân trước, Kiều sau. Với Thúy Vân, ông đã sử dụng các hình ảnh ước lệ điển hình để vẽ nên một bức tranh thiếu nữ tuyệt đẹp: khuôn mặt tròn như mặt trăng, giọng nói trong như ngọc, nụ cười đẹp như hoa, da trắng hơn tuyết,... Để từ đó, tác giả miêu tả Kiều. Đây chính là nét đặc sắc và sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du so với Thanh Tâm Tài Nhân. Tả Vân làm đòn bẩy để tả Kiều. Vân đã đẹp nhưng kiều còn đẹp hơn:"Kiều càng sắc sảo mặn mà". Vẻ đẹp của kiều càng trở nên nổi bật. Một nét đặc biệt nữa trong nghệ thuật tả người của Nguyễn Du ở đoạn trích này đó là: tác giả đã tả Vân thật cụ thể, từ khuôn mặt cho đến nước da, còn với Kiều, Tố Như chỉ xuyết điểm vẻ tươi trẻ tràn đầy sức sống với "làn thu thuỷ, nét xuân sơn" và cái tài của nàng. Như vậy, qua phép đòn bẩy(tả Vân trước kiều) và những hình ảnh ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã miêu tả thành công vẻ đẹp Vân, Kiều, đồng thời khẳng định một tài năng nghê thuật lớn.
Dùng phương pháp so sánh nhưng thực chất muốn cách điệu nhân vật,dùng biểu tượng người này so với người khác,người này đã đẹp người khác còn đẹp hơn
"như bây giờ người ta hay quảng cáo xà phòng o mo đã tốt nay còn tốt hơn ý mà "
Chẳng còn cách so sánh nào hay hơn cách này,đấy là phép tôn vinh nhân vật ,lấy THÚY VÂN làm nền cho THÚY KIỀU. Khi miêu tả vân ta tưởng chừng như vân là người đep nhất ko ai sánh bằng, ấy thế mà đến bức chân dung kiều thì kiền lại còn đẹp hơn thế. Để từ đó ta thấy t.vân chỉ làm nền cho bức tranh miêu tả kiều(nếu muốn hay hơn thì các bạn có thể s sánh với kim vân kiều truyện tác giả đã miêu tả vân sau mới đến kiều)
12 câu sau: Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều bằng thủ pháp đòn bẩy, nghệ thuật ước lệ, liệt kê, dự báo về số phận tương lai của nhân vật thông qua những chi tiết miêu tả.
- Sau khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả miêu tả vẻ đẹp nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều. Mặc dù Kiều là chị nhưng lại được miêu tả sau. Đây chính là dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du, sử dụng thủ pháp đòn bẩy, miêu tả cô em trước để làm nền cho Thúy Kiều nổi bật.
- “Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”
Với việc sử dụng từ láy “sắc sảo”, “mặn mà” có tính chất gợi tả để nhấn mạnh Kiều sắc sảo về mặt trí tuệ và mặn mà trong tình cảm. So với Vân, Kiều đẹp hơn và có tài hơn rất nhiều.
- Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả không liệt kê nhiều chi tiết như khi miêu tả Thúy Vân mà chỉ tập trung vào đôi mắt, bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.
“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa hen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
Bút pháp ước lệ cùng nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa đã họa nên đôi mắt của Thúy Kiều long lanh như làn nước mua thu. Đôi mắt ấy ẩn dưới đôi lông mày đẹp, sắc nét nhưng thanh thoát như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều khiến cho “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, một vẻ đẹp khiến cho các vẻ đẹp khác phải ganh ghét, đố kị. Và điều này cũng dự báo trước một tương lai không mấy tốt đẹp, nhiều đau khổ của Kiều, vì “hồng nhan bạc phận”.
- Miêu tả Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ miêu tả nhan sắc mà còn tập trung vào tài năng của nàng:
“Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”
- Tác giả đã sử dụng thành ngữ kết hợp với điển tích, lấy ý của câu “nghiêng nước nghiêng thành” để nói sắc đẹp của Thúy Kiều làm người ta say mê đến đổ thành, mất nước. Nhan sắc ấy chỉ mình Kiều có được, còn tài năng thì họa chăng trong thiên hạ có đến người thứ hai. Cũng chính vì vậy, tác giả sử dụng đến sáu câu thơ liền để miêu tả tài năng của Kiều:
“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”
- Ở những câu thơ trên, tác giả đã sử dụng bút pháp liệt kê để ca ngợi tài năng của Kiều, nàng đa tài, thông thuộc từ cầm, kì đến thi, họa…. Kiều biết chơi cờ, đánh đàn, làm thơ, vẽ tranh… Tài năng nào của nàng cũng đạt đến mức tuyệt đỉnh và do thiên bẩm. Tác giả sử dụng một loạt các từ “vốn sẵn”, “đủ mùi”, “làu bậc”, “ăn đứt” để khẳng định các tài năng của Kiều đều đạt tới đỉnh cao. Đặc biệt, Kiều rất giỏi về nhạc, thuộc lòng các cung bậc, nắm vững năm nốt cung, thương, dốc, chủy, vũ của âm giai nhạc cổ. Kiều thường chơi đàn tì bài, ngoài tài đàn, nàng còn giỏi về sáng tác. Nàng đã soạn riêng cho mình khúc nhạc có tên “Bạc mệnh” và mỗi khi Kiều gảy khúc nhạc ấy, ai nghe thấy cũng sầu não, chau mày, rơi lệ. Điều đó thể hiện Kiều là người có trái tim đa sầu, đa cảm. Tài năng của Kiều cũng dự báo trước một tương lai nàng sẽ gặp phải nhiều sóng gió, bất hạnh bởi “chữ tài liền với chữ tai một vần”. Như vậy, vẻ đẹp của Thúy Kiều là sự tổng hòa của sắc, tài, tình.
- Miêu tả Thúy Vân trước rồi mới đến Thúy Kiều bởi: tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình, tài năng và tâm hồn của Kiều so với Vân.
- Thủ pháp đòn bẩy được thể hiện rõ trong ý đồ so sánh của Nguyễn Du. Theo quan niệm phong kiến, Thuý Kiều là chị lẽ ra phải được giới thiệu trước Thuý Vân thế mới đúng trật tự quan hệ thứ bậc trong các gia đình thời phong kiến. Nhưng Nguyễn Du đã có chủ ý giới thiệu vẻ đẹp chân dung Thuý Vân trước bởi muốn dùng bức chân dung Thuý Vân làm đòn bẩy để khắc sâu, tô đậm, tạo ấn tượng sâu sắc với người đọc về bức chân dung Thuý Kiều. Hai từ “càng”, “hơn” điệp ý so sánh, muốn nhấn mạnh sự nổi bật, sự hơn hẳn về tâm hồn, vượt trội về tài sắc của Kiều so với Vân.
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du
2. Thân đoạn :
a. Chân dung của Thuý Vân:
- Bằng bút pháp ước lệ, biện pháp nghệ thuật so sánh ẩn dụ gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.
- Chân dung Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Vân tạo sự hài hòa, êm đềm với xung quanh. Báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
b. Chân dung Thuý Kiều:
- Vẫn bằng bút pháp ước lệ, nhưng khắc tả Vân tác giả đã dành một phần để tả sắc, còn hai phần để tả tài năng của nàng. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp của cả sắc, tài, tình.
- Chân dung của Kiều cũng là chân dung mang số phận. Dự cảm một cuộc đời nhiều biến động và bất hạnh.
3. Kết đoạn:
- Khẳng định lại về tài năng miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
Nhà em có một khu vườn rất đẹp. Khu vườn có hình vuông, với diện tích khoảng 15m2. Ở đó, mẹ em chia ra thành nhiều ô nhỏ. Mỗi ô lại trồng các loại rau khác nhau. Nào rau ngò, nào hành lá, nào cải thìa… Vậy nên, vườn rau nhà em gần như chẳng thiếu rau gì. một bên khu vườn, bố trồng hàng hoa hồng có màu đỏ rực. Mỗi khi hoa nở, làm cả khu vườn sáng rực và nhộn nhịp hơn bởi những nàng ong chàng bướm ghé thăm. Hằng ngày, em thường giúp mẹ tưới nước cho vườn rau. Mỗi khi ngắm nhìn tấm thảm xanh mướt ấy, em lại thêm tự hào và yêu quý khu vườn nhà em.
Buổi sáng, em bước ra vườn nhà, thật mát rượu và diệu kì. Những hạt sương còn mãi lãng vãng chơi trên những cành hoa.dưới hàng sương,xanh mát những hàng cây Ban đầu, cảnh vật như thơ mộng bởi một lớp sương dày đặc như một tấm màn bao trùm cả không gian. Bỗng một tiếng kêu vang, thì ra đó là tiếng gọi mặt trời cũng anh gà trống và mấy chú chim sẻ non cũng thật chịu khó, dậy sớm đi tập bay.Đàn gà theo mẹ ra vườn kiếm ăn, từng tiếng kêu cục cục.....hòa chung với tiếng loa phát thanh sau nhà sao mà như 1 bản hòa tấu vậy. Vườn là một nơi không thể thiếu trong nhà của em. Buổi sáng bắt đầu cũng từ đó và khi chiều tà, kết thúc cũng từ đây.