K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(0.5 điểm) Xác định ngôi kể của người kể chuyện. Bài đọc: BỨC TRANH Nguyễn Minh Châu Lược dẫn: Khoảng tám năm trước, nhân vật “tôi” – là một người họa sĩ – đã từ chối vẽ một bức tranh chân dung cho anh chiến sĩ. Sau một lần được anh chiến sĩ giúp “thồ” tranh, người họa sĩ đồng ý vẽ cho anh một bức tranh và hứa sẽ đưa tận tay bức kí họa này tới người mẹ đáng thương nơi quê nhà....
Đọc tiếp

(0.5 điểm)

Xác định ngôi kể của người kể chuyện.

Bài đọc:

BỨC TRANH

Nguyễn Minh Châu

Lược dẫn: Khoảng tám năm trước, nhân vật “tôi” – là một người họa sĩ – đã từ chối vẽ một bức tranh chân dung cho anh chiến sĩ. Sau một lần được anh chiến sĩ giúp “thồ” tranh, người họa sĩ đồng ý vẽ cho anh một bức tranh và hứa sẽ đưa tận tay bức kí họa này tới người mẹ đáng thương nơi quê nhà. “Bức tranh truyền thần” ấy trở thành một tác phẩm hội họa nổi tiếng, nhưng người họa sĩ đã quên lời hứa năm nào. Người mẹ khóc vì thương nhớ con nên mù lòa. Tám năm sau, trong một lần đi cắt tóc, người họa sĩ nhận ra anh chiến sĩ năm nào.

[…] Cặp mắt anh lại đang nhìn xói vào cái mặt tôi đang được bàn tay anh dằn ngửa ra. Da mặt tôi cứ dày lên. Tôi nhắm mắt, rồi mở mắt. Mỗi lúc mở mắt, tôi không thể nhìn đi đâu khác cặp mắt anh. Trời ơi, có lẽ tôi ngồi trên ghế cắt tóc ở cái quán này đã một nửa thế kỷ? Chốc nữa, sắp tới, anh sẽ làm gì tôi đây?

- Đồ dối trá, mày hãy nhìn coi, bà mẹ tao khóc đã lòa cả hai mắt kia! Bây giờ thì tấm hình tao đã được trưng trên các tạp chí hội họa của khắp các nước. Người ta đã trân trọng ghi tên mày bên dưới, bên cạnh mấy chữ: "Chân dung chiến sĩ Giải phóng". Thật là danh tiếng quá!

- Tôi là một nghệ sĩ chứ có phải đâu là một anh thợ vẽ truyền thần, công việc, người nghệ sĩ là phục vụ cả một số đông người, chứ không phải chỉ phục vụ một người! Anh chỉ là một cá nhân, với một cái chuyện riêng của anh, anh hãy chịu để cho tôi quên đi, để phục vụ cho cái đích lớn lao hơn. Anh đã thấy đấy, bức "Chân dung chiến sĩ Giải phóng" đã đóng góp đôi chút vào công việc làm cho thế giới hiểu cuộc kháng chiến của chúng ta thêm?

“A ha! Vì mục đích phục vụ số đông của người nghệ sĩ cho nên anh quên tôi đi hả... Có quyền lừa dối hả? Thôi, anh bước khỏi mắt tôi đi. Anh cút đi!”

[…] Một bận đến hai ngày liền tôi không thấy anh thợ của tôi làm việc. Cái quán cắt tóc bỏ vắng hai ngày liền. Sang ngày thứ ba vẫn thế. Và lại thấy một người đàn bà ra dọn dẹp chứ không phải bà cụ già lòa như mọi ngày. Tôi chạy sang. Chiếc ghế cắt tóc không còn nữa. Chỉ còn chiếc gương và mấy cái chai lọ. Người đàn bà hỏi tôi:

- Bác đến cắt tóc?

- Vâng.

- Nhà em mấy hôm nay đang dọn cái chỗ làm mới ở phố ngoài kia. Ngày mai xong. Xin mời bác đến.

Vợ anh có vẻ trạc tuổi gần ba mươi. Một khuôn mặt đàn bà hiền lành. Chị vừa nói vừa bóc tấm tranh của tôi ra. Tôi gợi chuyện:

- Bức tranh đẹp đấy chứ, chị nhỉ?

Người đàn bà hơi đỏ mặt, cuốn tấm tranh lại một cách cẩn thận. Lâu sau mới đáp:

- Anh nhà tôi bảo: Anh bộ đội trong tờ tranh này chính là người ta vẽ anh ấy. Hồi anh ấy còn ở bộ đội trong B. Cho nên mới mua về treo.

- Anh ấy nói với chị thế?

- Vâng.

- Hôm trước tôi đến cắt tóc ở đây có thấy một bà cụ...

- Là mẹ anh nhà tôi. Thế ra bác là khách quen?

- Vâng. Bà cụ bị tật lâu chưa?

- Thưa đã lâu. Đã tám chín năm nay.

- Vì sao?

- Bà cụ lòa đi cũng vì anh nhà tôi. Ngày đó bỗng nhiên có tin ra anh nhà tôi hy sinh. Bà cụ đâm ốm. Anh ấy là con một. Bà cụ nhớ anh ấy, nửa đêm cũng trở dậy đi lang thang. Cứ khóc hoài...

- Bà cụ lòa từ năm nào, chị biết không?

- Từ 69.

- Từ tháng mấy?

- Tôi cũng không nhớ thật rõ, có lẽ khoảng giữa năm.

Tôi ra đến Hà Nội vào đầu tháng Ba năm ấy. Nếu tôi là một người tử tế ra thì không khéo bà cụ không bị lòa, không những thế mà tôi còn có thể làm cho bà cụ khỏe ra? Chính tôi đã làm cho bà mẹ anh trở thành mù lòa?

[…] Tôi quyết định phải trở lại cái quán kia. Tôi quyết định phải chường cái mặt mình ra, chứ không được lẩn tránh. Tôi không cho phép tôi chạy trốn. Tôi quyết định phải trở lại đấy vào buổi sáng, và đến thật sớm, lúc chỉ có tôi và anh. Để cho anh có hoàn cảnh thuận tiện chỉ vào cái mặt tôi mà hỏi: “Bác là cái nhà ông họa sĩ ngày xưa đấy ư? Bác đã làm cho bà mẹ tôi khóc hết nước mắt để trở thành mù lòa như thế kia? Được rồi, vậy thì xin mời ngồi vào đây!”

[...] Bà cụ lại ngước mắt lên nhìn tôi như lần trước khuôn mặt đờ đẫn và hoan hỉ:

- Thưa ông đến cắt tóc?

- Vâng ạ!

[…] Anh thợ cắt tóc nghe mẹ lên tiếng mới quay người lại. Tôi vừa kịp nhận ra được từ nơi cặp mắt vẫn còn trẻ của anh chiếu thẳng về phía tôi một cái nhìn ban đầu xoi mói, ngạc nhiên, rồi hơi nghiêm mặt lại. Nhưng những diễn biến phản ứng trên cái mặt người thợ chỉ diễn ra nhanh như một cái chớp mắt. Ngay sau đó anh lại trở lại cái vẻ mặt và cử chỉ từ tốn, điềm đạm, ân cần của một người thợ cắt tóc đứng đắn và yêu nghề.

Da mặt tôi tự nhiên dày cộm lên.

- Mời bác ngồi!

Tôi cố trấn tĩnh để khỏi run lập cập, bước tới ngồi vào cái ghế gỗ như một cái ghế tra điện.

- Bác vẫn cắt như cũ?

- Vâng.

[…] “Lần này anh lại đối xử với tôi như lần trước đây?”

“Phải.”

“Anh cũng không trách mắng, chỉ trán chỉ mặt tôi?”

“Không! Anh cứ yên tâm. Trước sau tôi vẫn coi anh là một nghệ sĩ tài năng, đã có nhiều cống hiến cho xã hội.”

“Anh nhận ra tôi từ lúc nào, trong mấy lần tôi đến đây?”

“Tôi vẫn thường gặp mặt anh ở ngoài đường luôn luôn đấy chứ! Một lần tôi đến xem phòng trưng bày tranh của anh. Một lần khác, tôi đi theo mấy người bạn làm xưởng vô tuyến truyền hình đến quay chỗ xưởng làm việc và gian phòng riêng của anh. Anh không nhận ra được tôi đấy mà thôi!”

“Bây giờ anh nói với tôi một điều gì đi, khuyên tôi một nhời đi!”

“Không.”

“Tôi có phải cút khỏi đây không?”

“Không. Anh cứ đến đây. Tôi cắt cho anh kỹ lắm, anh biết đấy!”

[…] Gần nửa năm, tôi đã để vào bức tranh sơn dầu tất cả công sức và sự suy nghĩ, và trong suốt thời gian ấy, một đôi lần tôi cũng gợi lại chuyện cũ, nhưng người thợ vẫn một mực cố tỏ ra chưa hề có bao giờ quen biết tôi. Trở về làm một anh thợ cắt tóc cũng như lúc ở bộ đội, anh vẫn lẳng lặng sống như vậy, để cho người chung quanh tự phán xét lấy những công việc đã làm. Lời đề nghị rụt rè của anh: Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình.

(Trích truyện ngắn Bức tranh, Nguyễn Minh Châu, tập Nguyễn Minh Châu – Tuyển tập truyện ngắn, NXB Văn học, 2009, tr.128-135)

2
11 tháng 3 2020

Bài làm:

a,Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh thay đổi qua những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau:

Khi thấy em gái chế thuốc vẽ: Cảm giác ban đầu của người anh rất khó chịu khi thấy người em hay lục lọi các đồ vật một cách  thích thú.

Sau đó là sự coi thường khi tình cờ thấy em gái chế thuốc vẽ “ Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ”; Tôi bắt gặp nó, thì ra…”, tôi bí mật…cái giọng điện kể cả của một ông anh nghĩ cô em mình chỉ làm những trò trẻ con nghịch ngợm.

Khi tài năng của em gái được phát hiện:

Tâm lí người anh hoàn toàn thay đổi, cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài, mình bất tài – chỉ muốn gục khóc.

Thay đổi thái độ đối với em: không chơi thân như trước nữa, hay cáu gắt một cách vô lí.

Lén xem trộm những bức tranh của em, nhưng không biết cách đánh giá thế nào, trút ra một tiếng thở dài.

=>Người anh có tâm trạng và thái độ không thể chơi thân với em gái nhue trước kia nữa là vì người anh đang bị “ con rắn ghen tị luồn vào tim”, ghen tỵ vì thấy em giỏi hơn mình, ghen tỵ vì em định trở thành trung tâm chú ý của mọi người: “Được chú Tiến Lê tặng cho một hộp màu ngoại xịn”; “ được bố mẹ hào hứng mua sắm”.. Còn mình thì bị bỏ rơi. Điều đó đã làm tâm hồn người anh trở nên nhỏ nhen, đố kị, sẵn sàng bực dọc, tức tối với em mọi lúc.

Khi đứng trước bức tranh em gái vẽ về mình:

Tâm trạng của người anh liên tục có sự thay đổi: Thoạt tiên là ngỡ ngàng -> rồi đến hãnh diện -> sau đó là xấu hổ. Đó là sự diễn biến rất chân thực, sinh động.

Ngỡ ngàng: Vì không ngờ lại có bức tranh ấy, không ngờ em gái lại vẽ về mình.

Hãnh diện: “ vì mình được hóa thân vào tác phẩm nghệ thuật rất đẹp, rất hoàn hảo: “không chỉ suy tư mà còn rất thơ mộng nữa” mà mình thì không xứng đáng – “Bức chân dung mà bé Phương vẽ giống như một chiếc gương trong mà người anh soi vào để tìm ra vết nhọ nhưng không phải vết nhọ trên mặt mà đó là sự đố kị, ghen ghét, nhỏ nhen mà chính nó làm cho cậu ta đau khổ?

b,

 Người anh biết em gái có tài năng hội họa đã không thể thân với em gái như trước kia vì những lí do sau :

- Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em.

- Anh cảm thấy mọi người chỉ chú ý đến em gái, còn mình thì bị đẩy ra ngoài.

- Anh cảm thấy ghen tị với em.

Vì những lí do đó mà người anh thường "gắt um lên", "khó chịu", hay quát mắng em. Và những điều này lại làm cho người anh xa lánh em

c,

Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.

Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi.


Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!

Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

học tốt

a)

- Thoạt đầu khi thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng con mắt kẻ cả, không để ý đến việc Mèo con đã vẽ những gì.

-  Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh cảm thấy buồn. Cậu thất vọng về mình vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào cả và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó cậu nảy sinh khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước nữa.

-  Khi lén xem những bức tranh do em gái vẽ, người anh thầm cảm phục tài năng của em gái.

-  Khi đứng trước bức tranh được tặng giả Nhất của em gái, tâm trạng của anh đi ngạc nhiên đến hãnh diện, rồi xấu hổ.

b) Khi tài năng của em được phát hiện, người anh lại cảm thấy không thể thân với như trước nữa vì người anh thấy tự ái và mặc cảm, tự ti khi thấy người khác có năng nổi bật hơn mình.

c) Khi đứng trước bức tranh của em gái người anh thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng bởi đó là bức tranh vẽ chính mình qua cái nhìn của em gái:  "Trong tranh một chú bé ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chì sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa". Trong phút chốc, tâm trạng của cậu đi từ ngạc nhiên đến hãnh diện rồi xấu hổ. Cậu thấy hãnh diện vì mình hiện ra với những nét đẹp trong bức tranh của em gái. Còn xấu hổ là vì thấy mình không xứng với bức tranh.

Chúc bạn học tốt !

 

Câu 1: Trong Văn bản: "Bức tranh của em gái tôi", em đã có nhận xét gì về nhân vật cô em gái - Kiều Phương?Câu 2: Trong Văn bản: "Bức tranh của em gái tôi", em đã rút ra bài học gì từ cách ứng xử của cô em gái - Kiều Phương?Câu 3: Trong Văn bản: "Bài học đường đời đầu tiên", em đã có nhận xét gì về thái độ của nhân vật Dế Mèn?Câu 4: Trong Văn bản: "Bài học đường đời đầu tiên", em...
Đọc tiếp

Câu 1: Trong Văn bản: "Bức tranh của em gái tôi", em đã có nhận xét gì về nhân vật cô em gái - Kiều Phương?
Câu 2: Trong Văn bản: "Bức tranh của em gái tôi", em đã rút ra bài học gì từ cách ứng xử của cô em gái - Kiều Phương?
Câu 3: Trong Văn bản: "Bài học đường đời đầu tiên", em đã có nhận xét gì về thái độ của nhân vật Dế Mèn?
Câu 4: Trong Văn bản: "Bài học đường đời đầu tiên", em đã rút ra bài học gì từ Dế Mèn?
Câu 5: Trong Văn bản: "Buổi học cuối cùng", ai là người kể? Ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể?
Câu 6: Trong Văn bản :"Bức tranh của em gái tôi", ai là người kể? Ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể?
Câu 7: Trong Văn bản: "Bài học đường đời đầu tiên", ai là người kể? Ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi?
 

0
21 tháng 2 2018

tớ trả lờ mấy câu hởi kia trước nha

văn bản kể theo nhôi thứ nhất do người anh kể. người anh có tâm trạng đầu tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

người anh có tâm trạng như vậy vì đầu tien là sự ngỡ ngàng cho thấy anh rất ngạc nhiên vì mình đối xử với em như vậy mà em vẫn vẽ mình. tiếp là hãnh diện vì được thể hiện trong búc tranh của em gái mình. sau cùng là xáu hổ vì trước đây mình đã gắt gỏng với em, đói xử với em ko tốt, người anh cảm thấy mình ko xứng đáng được em vẽ nên xấu hổ.

qua bài học em rút ra được bài học là ko nên ghanh tị với người khác 

về bài học rút ra bạn nghĩ ra viết tiếp nha

21 tháng 2 2018

gf là gì vậy biết thì tớ mới trả lời được

30 tháng 3 2020

Câu 1: Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất. Tác dụng của ngôi kể là: Tạo ra sự gần gũi tâm lí của nhân vật người anh. Giúp cho nhân vật tự soi xét tính cách, hành động của mình.

Câu 2: 

  Nhân vật anh trai của Kiều Phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Người anh luôn gọi Kiều Phương là Mèo vì mặt lúc nào cũng dính màu vẽ nhọ nhem như một chú mèo. Từ sự quan tâm đó đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em gái mình được trưng bày. Người anh thoạt đầu ngỡ ngàng rồi đến hối hận không nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương, người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phảng phất hình dáng của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.

12 tháng 4 2020

câu 3: em thích nhân vật người em gái vì cô bé là người khoan dung luôn biết tha thứ cho người khác người anh trai trong mắt cô bé lại là người vô cùng hoàn hảo

12 tháng 4 2020

câu 1 bạn tự nghĩ nhé!

câu2; cách kể chuyện lôi cuốn, chi tiết tỉ mỉ khiến cho ng đọc cảm thấy sư thổi hồn mà tác giả đã đặt trong câu truyện,...

câu 3; tùy vào cảm nhận của mỗi ng về từng nhân vật. nhưng trong truyện có 2 nv tiêu biểu nhất đó chính là: ng anh và mèo-Kiều Phương. nếu bạn thích ng anh thì có thể bạn sẽ thích ở chi tiết ng anh đã dũng cảm đủ tự tin để nhận lỗi những khuyết điểm của bản thân mà sẽ khắc phục. 

còn nếu bạn thích mèo-kiều phương: thì chắc hẳn bạn đã thích cô bé ở sự hồn nhiên ngây thơ, và đặc biệt là một lòng bao dung và vị tha vô cùng lớn

-chúc bn học tốt-

20 tháng 10 2021

ngôi thứ nhất do người anh kể

20 tháng 10 2021

Là ngôi thứ 1 là ngôi " tôi " 

Câu 1 :Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.Câu 2 :a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụnggì?Câu 3 :a) Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật người anh từ đầu đến cuối truyện.b) Vì sao khi tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh lại có tâm...
Đọc tiếp

Câu 1 :
Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.
Câu 2 :
a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?
b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng
gì?
Câu 3 :
a) Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật người anh từ đầu đến cuối truyện.
b) Vì sao khi tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh lại có tâm trạng
không thể thân với em gái như trước kia được nữa?
c) Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”.
Câu 4 :
Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (“Tôi không trả lời mẹ… lòng nhân hậu
của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh?
Câu 5 :
Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến
nhất ở nhân vật này (tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu…)?
Câu 6 :
Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức
tranh được giải nhất của em gái.
Câu 7 :
Viết một đoạn văn miêu tả thái độ của những người trong gia đình em (hoặc trong lớp
em) khi một thành viên đạt được thành tích xuất sắc nào đó.
Câu 8 : 
Hãy nêu chủ đề của tác phẩm Bức tranh của em gái tôi.
Câu 9:
 Vì sao truyện lại được đặt tên là Bức tranh của em gái tôi?
Câu 10:
 Lòng ghen ghét, đố kị có phải là thói xấu phổ biến của con người không hay chỉ là của
riêng nhân vật người anh trong tác phẩm này? Lấy một số ví dụ trong thực tế mà em
biết hoặc được nghe kể lại.

2
20 tháng 3 2020
Vào google mà tra
25 tháng 3 2020

không có

10 tháng 10 2017

- Tranh 1 : Giờ ra chơi, Minh thì thầm với Nam: “Ngoài phố có gánh xiếc, chúng mình đi xem đi”.

- Tranh 2 : Hết giờ ra chơi, hai bạn tới bên bức tường. Nam đẩy Minh ra ngoài trước, đến lượt Nam lách ra thì bác bảo vệ tới, nắm chặt hai chân em. Em vùng vẫy vì sợ quá, bác bảo vệ lại càng nắm chặt hơn. Vậy là cậu ấy khóc toáng lên.

- Tranh 3 : Cô giáo nhắc bác bảo vệ nhẹ tay không làm đau Nam rồi cô đỡ em ngồi dậy, phủi đất cát lấm lem trên người và đưa Nam về lớp.

- Tranh 4 : Nam bật khóc vì đau và xấu hổ. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh vào:

- Từ nay các em còn trốn học đi chơi nữa không?

Hai bạn đáp:

- Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.

Cô vui lòng, bảo hai bạn về chỗ và tiếp tục giảng bài.

16 tháng 10 2016

Ngôi kể thứ 1 - xưng tôi.

 

15 tháng 8 2017

ngôi kể thứ 1 xưng tôi