K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

1. Tiễn dặn người yêu

Lời hẹn hò bền chắc
Tình đôi ta nhuyễn chặt
Chung trái tim không thể sẻ đôi!
Chỉ sợ đẵn cây không thuận hướng
Ngã cây không xuôi chiều
Đan sọt còn lo lỗi mắt
Yêu nhau sợ Then không thương
Then thương sợ trời cao không giúp
Trời giúp sợ mẹ cha không ưng
Cây không ngả sợ cha em cứ bắt phải ngả
Lòng không yêu sợ mẹ em cứ bắt phải yêu
Thương thay chim thô lốc ngực nâu
Chim gõ kiến ngựa vằn
Gà lôi ngực lốm đốm
Đi đằng sau ngóng đợi không đợi
Đi ngả trước mong dừng chẳng dừng
Càng mong dừng càng vun vút bay xa
Ước sao anh mọc cánh
Như rồng thiêng bay tung
Lượn khắp trời tìm đến sàn hoa
Ta nhác trông nhau mắt liếc lệ sa
Anh ước cùng em dựng nhà
Nhưng e làm nhà rách người mắng
Dựng nhà hoang người chê
Người qua trước ngõ người cười

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

2. Bích Câu kỳ ngộ

Sinh từ gặp bước gian truân
Vinh khô gọi nếm mùi trần chút chơi
Cùng thông dù mặc có trời
Nguôi dần bể khổ, san vơi mạch sầu
Lôi thôi cơm giỏ nước bầu
Những loài yến tước biết đâu chí hồng
Thề xưa đã nặng với lòng
Dẫu sau trắng nợ tang bồng mới thôi
Ao nghiên giá bút thảnh thơi
Tây hồ tiên tích mấy nơi phẩm bình
Thi hào dậy tiếng Phượng thành
Vào phen Lý, Đỗ, nức danh Tô, Tào
Ngửa nghiêng lưng túi phong tao
Nước, non, mây, gió, chất vào còn vơi
Châu ken chữ, gấm thêu lời
Vàng gieo tiếng đất, nhạc khơi bóng thuyền
Đã người trong sách là duyên
Mấy thu hạt ngọc Lam điền chưa giâm
Lửng lơ chiếc lá doành nhâm
Cắm thuyền đợi khách, ôm cầm chờ trăng

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.

- Nội dung của thơ trữ tình là biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm.

- Nội dung của truyện thơ là vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng, và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ.

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:Bích Câu kì ngộ (Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu) là truyện thơ Nôm, viết theo thể thơ lục bát, gồm 678 câu. Đây là câu chuyện tình yêu giữa Tú Uyên và Giáng Kiều. Tú Uyên là một thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm. Nhờ chăm lo việc học hành, chàng trở thành một văn nhân nổi tiếng ở đất Thăng Long. Nhân ngày xuân, đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, Tú Uyên...
Đọc tiếp

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Bích Câu kì ngộ (Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu) là truyện thơ Nôm, viết theo thể thơ lục bát, gồm 678 câu. Đây là câu chuyện tình yêu giữa Tú Uyên và Giáng Kiều. Tú Uyên là một thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm. Nhờ chăm lo việc học hành, chàng trở thành một văn nhân nổi tiếng ở đất Thăng Long. Nhân ngày xuân, đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, Tú Uyên gặp một tiểu thư xinh đẹp, nhưng chưa kịp làm quen thì nàng đã đi mất. Về nhà, chàng tương tư người đẹp rồi sinh bệnh. Theo lời dặn của một vị thần nhân trong mộng, Tú Uyên ra Cầu Đông, đợi từ sáng đến tối thì thấy một người bán bức tranh tố nữ có hình dạng giống hệt người thiếu nữ đã gặp trong hội chùa. Chàng mua bức tranh, treo ở thư phòng, sớm khuya cùng người trong tranh tâm sự. Một hôm, Tú Uyên bận việc học nên về muộn. Về đến nhà, thấy có một mâm cơm thịnh soạn bày sẵn, chàng lấy làm lạ nhưng vẫn ngồi vào ăn. Hôm sau, chàng giả vờ đến nơi học nhưng quay về nhà, nấp vào một chỗ quan sát. Điều kì lạ xảy đến: một thiếu nữ trong tranh bước ra, lo việc nhà cửa, cơm nước. Càng lạ lùng hơn, thiếu nữ đó lại chính là người con gái chàng đã gặp hôm đi chơi hội. Tú Uyên mừng rỡ, bước ra chào hỏi. Người thiếu nữ cho biết tên là Giáng Kiều, vốn người cõi tiên, vì có tiền duyên với chàng nên xuống hạ giới để kết duyên. Giáng Kiều còn hóa phép ra lâu đài nguy nga với kẻ hầu người hạ. Hôn lễ Tú Uyên – Giáng Kiều được tổ chức rất linh đình, có cả các bạn tiên xuống dự. Cuộc sống đang hạnh phúc thì Tú Uyên rơi vào cảnh rượu chè. Giáng Kiều khuyên can nhưng không được, nàng bèn bỏ đi. Tỉnh rượu, Tú Uyên hết sức đau khổ và hối hận. Tuyệt vọng, chàng định tìm đến cái chết. Giáng Kiều quay về tha lỗi cho chồng. Tình nghĩa hai người mặn nồng hơn xưa và họ sinh được một con trai đặt tên là Trần Nhi. Nghe lời Giáng Kiều khuyên, Tú Uyên học phép tu tiên và hai vợ chồng cùng bay về cõi tiên. Ít lâu sau, Trần Nhi cũng cưỡi cá kình theo cha mẹ về tiên giới.

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

a. Lời nói của nhân vật có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói, vì:

- Có sử dụng ngữ điệu.

- Sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.

b. Sự khác biệt giữa lời nói của nhân vật trong văn bản truyện và văn bản truyện thơ là:

- Trong các văn bản truyện, sử dụng nhiều khẩu ngữ, thán từ, câu từ đa dạng về ngữ điệu và có sự kết hợp nhiều với các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, nụ cười…

- Trong các văn bản truyện thơ: sử dụng nhiều từ ngữ địa phương, sử dụng cả các câu tỉnh lược và câu có yếu tố trùng lắm và ít kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ hơn…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

- Tìm đọc: Tình thuyền và biển (Hoàng Minh Tuấn).

- Viết đoạn văn.

Tình yêu vốn là thứ tình cảm khó nói, vì vậy trong thơ ca xưa để nói về tình yêu đôi lứa tác giả đã mượn những hình ảnh: thuyền, bến, sóng, biển… Đặc biệt hình ảnh thuyền và biển là những hình ảnh ta dễ dàng bắt gặp nhất trong các bài thơ, ca dao… Trong đó bài thơ “Thuyền và biển” của tác giả Hoàng Minh Tuấn cũng đã mượn hai hình ảnh này để làm rõ nét và sâu sắc sự đa dạng những cung bậc cảm xúc trong tình yêu. Cái đẹp của tình yêu chính là sự đa dạng khi dồn dập mãnh liệt khi lại dịu êm, buồn tủi… tình yêu là thứ tình cảm luôn vận hành, biến đổi khi chúng ta biết thấu hiểu và sẻ chia. Tình yêu là sự nâng niu, hòa quyện và quấn quýt, cũng như thuyền và biển song hành và tiến bước cùng nhau trong một lộ trình. Thông qua hình ảnh thuyền và biển ta cũng thấy được hiện thân của tình yêu – những người yêu nhau luôn mãnh liệt, luôn khát khao trong từng cảm xúc, từng hoàn cảnh.

13 tháng 6 2017

- Cử chỉ: cất bước theo chồng, vừa đi vừa dùng dằng, muốn quay trở lại. Nỗi mong ngóng người yêu “tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ, tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi…

- Tâm trạng: đau đớn, xót xa, mong ngóng, chờ đợi. khi tiễn biệt thì lưu luyến, buồn đau khi người con gái phải lìa xa người yêu theo chồng

Có thể viết như sau.

Cô gái trong bài thơ Tiễn dặn người yêu thẫn thờ tạm biệt người yêu theo chồng mà “chân bước xa lòng càng đau càng nhớ”. Nỗi niềm đau xót khôn nguôi, sự quyến luyến với người yêu cũ khiến cô vừa đi vừa ngoảnh lại như muốn níu kéo thêm thời gian ở lại chờ đợi chàng trai. Cô bước đi nhưng lòng nặng trĩu nỗi buồn vì theo người không yêu, bỏ lại mối tình đẹp đẽ đầy đau đớn. Trên quãng đường dài, cô ngóng đợi, chờ trông về phía anh chàng như một sự bấu víu:

Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi

Tới rừng lá ngón ngóng trông.

Cô gái như muốn kết thúc số phận của mình để khỏi phải theo người chồng xa lạ, người chồng mà cô không hề thương, muốn được sống cạnh chàng trai. Đó cũng chính là khát vọng, ước mong muốn được tự do yêu đương của con người.

18 tháng 9 2017

Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:

+ Những câu thơ miêu tả cảnh: 6 câu đầu

+ Những câu thơ miêu tả cảnh và tâm trạng của Kiều: 8 câu thơ cuối