Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi. Hãy phân tích tác dụng nghệ thuật của những hình ảnh đó.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những hình ảnh rất quen thuộc gần gũi ấy là: "Đôi ta yêu nhau, tình Lú - Ủa mặn nồng", "Lời đã trao thương không lạc mất/ Như bán trâu ngoài chợ/ Như thu lúa muôn bông". "Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng/ Bền chắc như vàng, như đá.", "Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng, Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già", "Ta yêu nhau tàn đời gió, không rung không chuyển, Người xiểm xui, không ngoảnh không nghe".
Biện pháp so sánh được sử dụng xuyên suốt những câu thơ "Lời đã trao" - "như bán trâu ngoài chợ" và "thu lúa muôn bông"; "Lòng ta yêu thương" - "bền chắc như vàng, như đá".
Tác dụng:
- Cho ta biết thêm về phong tục tập quán của người Thái
- Thể hiện niềm tin vững chắc rằng dẫu có qua bao nhiêu sóng gió, hai người có tình cũng sẽ về bên nhau và hạnh phúc suốt đời.
Người chiến sĩ trong bài thơ với tâm hồn vô cùng nhạy cảm và tinh tế, chỉ bàng một tiếng gà trưa nhảy ố trên đường hành quân xa, đã gợi dậy trong tâm hồn người chiến sĩ những kỉ niệm đẹp đẽ về tuổi thơ của mình.
Bài thơ có mạch cảm xúc tự nhiên mà đầy sức gợi: được bắt đầu từ tiếng gà trên đường hành quân, người chiến sĩ nghĩ đến hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, hình ảnh người bà với tình yêu như chắt chiu, chăm lo cho cháu và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ. Tiếng gà trưa đã đi vào cuộc chiến đấu của người lính, khắc sâu hơn tình cảm quê hương, đất nước nơi người lính.
1. Chép ba câu thơ
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Đoạn thơ là hành trành đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
2. Biện pháp phóng đại của cảm hứng lãng mạn đã thổi một nguồn sinh lực lớn vào các hình ảnh, biến cái bình thường thành cái khác thường, tạo nên hiệu quả thẩm mĩ thú vị. Hai động từ “lái”, “lướt” đã kết nối các hình ảnh thành một không gian vũ trụ đặc biệt: con thuyền nhỏ bé bỗng được nâng lên tầm vóc thật lớn lao khi nó được đặt trong tương quan với bốn hình ảnh kì vĩ: gió, trăng, mây cao, biển bằng. Con thuyền ở giữa, làm chủ tất cả, lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm, lấy mây cao, biển bằng làm không gian lướt sóng. Con thuyền chính là con người, con người mang tầm vóc vũ trụ, làm chủ vũ trụ và cuộc đời.
3. Yêu cầu:
- Hình thức: đoạn văn khoảng nửa trang giấy
- Nội dung: Suy nghĩ về hình ảnh ngư dân ngày đêm ra khơi bám biển.
Tác giả chọn cách diễn đạt với hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi, nhằm mã hoá ngôn ngữ một cách thành công những cảm xúc đang trào dâng mãnh liệt trong lòng của những con người sống chất phác, mạnh mẽ giữa thiên nhiên núi rừng cường tráng.