Trong cuộc sống, có những vấn đề gợi ra những ý kiến trái chiều, đối lập, mỗi ý kiến đều có những điểm hợp lí và chưa hợp lí. Vậy, làm thế nào để thảo luận, xác định những điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm để đưa ra cách giải quyết một vấn đề gây tranh cãi? Bài học này sẽ giúp em trả lời câu hỏi ấy.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Bài tham khảo
Nhân vật thuyền trưởng Nê-mô có phải là người xấu?
Thuyền trưởng Nê-mô là người xấu | Thuyền trưởng Nê-mô không phải là người xấu |
Lí lẽ 1: Không ai biết chút thông tin gì về Nê-mô Bằng chứng 1: “Liệu sau này tôi có biết được quốc tịch của con người bí ẩn đã từ bỏ Tổ quốc mình không? Bằng chứng 2: “Tôi chẳng nghe, chẳng nhìn thấy gì cả… Thậm chí là tôi chẳng thấy một bóng thủy thủ nào” | Lí lẽ 1: Ông ấy là một người tài giỏi Bằng chứng: Nê-mô rất am hiểu về biển, ông phổ cập kiến thức cho giáo sư A-rô-nắc.
|
Lí lẽ 2: Ông là một người rất lạnh lùng Bằng chứng 1: Chưa lần nào ông ta bắt tay tôi. Cũng chưa lần nào đưa tay cho tôi bắt Bằng chứng 2: Tôi chờ thuyền trưởng Nê-mô nhưng ông ta không đến. | Lí lẽ: Ông là một người rất chu đáo và có tình người. Bằng chứng 1: Ông đã cứu sống nhóm người giáo sư A-rô-nắc Bằng chứng 2: Bữa ăn đã dọn sẵn trên bàn. |
Bạo lực học đường - vấn đề cần lên án
Trong một buổi sinh hoạt chuyên đề chúng tôi được cô giáo yêu cầu thảo luận về vấn đề bạo lực học đường. Gần đây, một số học sinh trong trường để thể hiện mình là người lớn đã thường sử dụng những hành vi bạo lực để bắt nạt các em khối dưới. Tôi thật sự không đồng tình với suy nghĩ đó của các bạn.
Trước hết, chúng ta cần hiểu bạo lưc học đường là gì, tại sao bạo lực học đường lại đáng bị lên án.
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thất về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Đối tượng chủ yếu của bạo lực học đường là những bạn học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
Bạo lực học đường có rất nhiều loại như gây gổ đánh nhau với bạn bè, anh chị, các em học sinh trong trường; chửi bới, làm nhục, lăng mạ nhau chỉ vì những nguyên nhân hết sức nhỏ nhặt như không ưa nhau, nó giàu hơn mình hay nó giỏi hơn mình,… Bên cạnh đó, chỉ vì những câu thách thức, muốn thể hiện bản thân mà các bạn học sinh đã lập ra những nhóm bạn đánh nhau, hội đồng nhau, thậm chí sử dụng cả hung khí nguy hiểm. Thêm vào đó, việc học sinh đi học không hiểu bài, bị cô giáo phạt hay cho điểm thấp, thậm chí bị giáo viên chửi mắng, ghi sổ đầu bài,… làm thái độ các bạn khó chịu, từ đó xảy ra tình trạng cố ý không nghe lời, làm trái lời giáo viên dẫn đến tình trạng mâu thuẫn ngày càng gay gắt hơn và có thể dẫn tới những hệ lụy lớn hơn như chửi bới nhục mạ giáo viên hay giáo viên gay gắt với học sinh hơn. Những hành động đó vô tình khiến con người trở nên mất tình người, làm tổn hại đến tinh thần hay thậm chí là sức khỏe của con người.
Những hậu quả mà bạo lực học đường mang lại rất khôn lường. Đối với những bạn là nạn nhân của bạo lực học đường thì nó gây ra những tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần. Có những vụ bạo lực học đường hậu quả nhẹ thì chỉ chửi nhanh, đánh nhau xây xát nhẹ, nặng thì bị thương, nhập viện. Bên cạnh đó nó còn gây tổn hại đến những người thân, gia đình, bạn bè của người bị hại như gia đình lo lắng, tốn thời gian giải quyết những hành vi các bạn gây ra, tốn tiền chăm nuôi, thuốc men, khám chữa khi bị thương,… Ngoài ra tình trạng này còn gây ra tính bất ổn trong xã hội, tạo sự bất an lo lắng cho cả gia đình của người gây ra hành vi và người bị hại, tạo ra tâm lí lo sợ cho các bạn học sinh khác trong trường và cả giáo viên trong trường. Khi ra ngoài phạm vi gia đình, trường học thì các em cũng sẽ tạo nên những tiếng xấu khiến mọi người bàn tán, xa lánh, tạo tâm lí bất an cho mọi người. Đối với những người gây ra bạo lực, những hành vi này sẽ khiến cho con người phát triển không toàn diện về cả đạo đức lẫn kiến thức văn hóa. Những hành vi bạo lực như vậy sau này không sớm thì muộn cũng trở thành những mầm mống của tội ác, gây ra những hành động mất hết tính người ở cả phạm vi gia đình, nhà trường và xã hội. Từ đó có thể làm hỏng tương lai của chính mình, trở thành những con người gây nguy hại cho xã hội. Những người như vậy thường sẽ bị mọi người lên án, căm ghét, xa lánh khiến các em rơi vào tình trạng bị cô lập, gây nên những hậu quả khó lường được.
Như vậy thì bạo lực học đường là vấn đề đáng bị lên án, chúng ta phải ngăn chặn tất cả những hành vi bắt nạt, cậy có người bảo kê,… để giữ môi trường lớp học trường học văn minh
1. Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (khả năng, hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,...).
2. Tự nhận thức đúng về bản thân sẽ giúp em:
+ Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục.
+ Biết rõ mong muốn, những khả năng, khó khăn, thách thức của bản thân để có thể đặt mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.
3. Để tự nhận thức đúng về bản thân, em cần:
+ Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hoạt động, tình huống cụ thể.
+ Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.
+ So sánh những nhận xét đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, đánh giá của mình.
+ Thân thiện, cởi mở, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện và phát triển bản thân.
Chuẩn bị:
- Phân chia nhiệm vụ của nhóm cho từng cá nhân
- Báo cáo tiến độ thực hiện
- Đóng góp ý kiến xây dựng, tổng hợp ý kiến, hoàn thiện
- Chuẩn bị thiết bị hỗ trợ (nếu cần)
Hoạt động xã hội
Hoạt động xã hội là những hoạt động hướng vào những vấn đề tồn tại trong xã hội của con người, từ đó giúp cải thiện các vấn đề của đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng tới các giá trị nhân văn.
Hoạt động xã hội gồm nhiều các hoạt động như: Hoạt động thiện nguyện, hoạt động xung kích, hoạt động hướng đến bảo vệ con người, bảo tồn di sản…
Vai trò của hoạt động xã hội
Hoạt động xã hội chăm lo cuộc sống của cá nhân, đảm bảo điều kiện cho mọi người cùng phát triển. Bên cạnh đó, cộng đồng còn giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích riêng và chung, quyền và nghĩa vụ.Mỗi cá nhân phát triển trong cộng đồng sẽ tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.
Và các yếu tố tạo nên cộng đồng gồm:
- Sự tương quan cá nhân mật thiết với nhau trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá nhân
- Các cá nhân có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể
- Có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân để thực hiện các giá trị xã hội
- Có ý thức đoàn kết tập thể.
Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm:
- Về nghệ thuật:
+ Truyện gần như không có cốt truyện với nhiều tuyến và nhiều khóm nhân vật hoạt động.
+ Người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng "tôi".
- Về nội dung: Những câu chuyện xảy ra trong khủng cảnh quê hương với đề tài xây dựng chế độ xã hội mới.
Căn cứ vào nội dung văn bản, em có thể khẳng định như vậy.
Bước 1: Chuẩn bị
a. Chuẩn bị nội dung trao đổi
Tự đặt ra và trả lời các câu hỏi:
- Chúng ta nên hiểu hai câu tục ngữ trên như thế nào?
- Hai câu tục ngữ trên có mâu thuẫn với nhau không?
- Trông xã hội hiện nay, ý nghĩa của hai câu trên còn đúng hay không?
b. Chuẩn bị cách trao đổi
- Có thái độ hòa nhã, tôn trọng người cùng trao đổi với mục đích của buổi trao đổi chính là để chia sẻ quan điểm của mình, lắng nghe quan điểm của người khác
- Bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình bằng những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục và ngôn từ lịch sự
- Lắng nghe và tôn trọng ý kiến khác biệt với ý kiến của mình vì một vấn đề có thể được nhìn nhận từ nhiều chiều, nhiều góc độ
Bước 2: Trao đổi
a. Trình bày ý kiến
- Thể hiện trực tiếp ý kiến của bản thân về vấn đề cần trình bày bằng một số mẫu câu như: Theo quan điểm của tôi…, Theo tôi…, Tôi nghĩ rằng,...
- Nêu lí lẽ và bằng chứng thuyết phục
- Sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ phù hợp
b. Tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người khác và bảo vệ ý kiến của mình
- Nghiêm túc lắng nghe và ghi chép ý kiến, câu hỏi của người khác
- Đặt câu hỏi về những vấn đề em chưa rõ bằng các mẫu câu: Có phải ý bạn là…, Bạn có thể nhắc lại câu hỏi không?
- Giải thích quan điểm của em nếu người nghe hiểu nhầm, đưa thêm các lí lẽ và bằng chứng mới để thuyết phục người nghe
- Bàn về những vấn đề em thấy chưa hợp lí trong phần chia sẻ
- Khích lệ phần trao đổi
Những trải nghiệm trong cuộc sống giúp con người nhận thức được về thế giới và bản thân, từ đó hiểu được bản thân, hiểu được tấm bản đồ - mục đích của riêng mình.
Bước 1: Chuẩn bị
Thành lập nhóm và phân công công việc
Một nhóm nên gồm khoảng 6 thành viên. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công, theo dõi tiến độ, chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận. Thư kí ghi chép ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận.
Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận.
Sau khi chia nhóm, nhóm trưởng thông bảo cho các thành viên về vấn đề cần thảo luận:
+ Có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường?
+ Nhà trường có nên ban hành nội quy về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh?
+ Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số?
+ Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?
Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận
Mục đích của buổi thảo luận này là gì?
⟹ Mục đích của buổi thảo luận là để bàn luận về những vấn đề gây tranh cãi xung quanh cuộc sống.
Thời gian thảo luận dự kiến là bao lâu?
⟹ Thời gian thảo luận từ 25 - 30 phút
Nhóm sẽ dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến khi thảo luận?
⟹ Nhóm sẽ dánh 10 phút cho mỗi ý kiến thảo luận.
Bước 2: Thảo luận
Trình bày ý kiến
Phản hồi các ý kiếnThống nhất ý kiến