Viết bài văn trình bày ý kiến về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của học sinh hiện nay
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý:
Mở bài: Nêu vấn đề cần trình bày
-Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy) cần đội mũ bảo hiểm theo quy định.
-Nhưng hiện nay, còn một số học sinh đi xe đạp điện vẫn chưa chấp hành đúng quy định.
-Thân bài
1. Giải thích vấn đề:
-Khoa học công nghệ phát triển kéo theo sự ra đời của nhiều phương tiện giao thông hiện đại, trong đó có xe đạp điện.
-Với giá cả hợp lý, đa dạng mẫu mã thì xe đạp điện đã trở thành một phương tiện được giới trẻ yêu thích, đặc biệt là học sinh THCS và THPT.
-Tuy nhiên, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện này phải đội mũ bảo hiểm đúng theo quy định của Luật giao thông đường bộ.
2. Thực trạng:
-Đa số học sinh đều có ý thức đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện.
-Tuy nhiên, tại các trường học, có thể dễ dàng quan sát thấy rõ nhất vào thời điểm tan học, hình ảnh một số học sinh đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm.
-Hoặc có nhiều học sinh đội mũ bảo hiểm nhưng chỉ để đối phó: khi có sự giám sát của nhà trường, lực lượng cảnh sát giao thông…
3. Nguyên nhân:
-Các em học sinh chưa có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.
-Do còn xem nhẹ tính mạng của bản thân.
-Cho rằng đội mũ bảo rất nặng nề, nóng bức và cản trở tầm nhìn.
-Thích thể hiện mình khác người.
-Do sự giám sát của lực lượng giao thông, gia đình và nhà trường còn chưa chặt chẽ…
4. Hậu quả:
-Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bản thân.
-Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị.
5. Biện pháp:
-Tích cực tổ chức các buổi trò chuyện để tuyên truyền về Luật giao thông đường bộ: đặc biệt chú ý đến vai trò của chiếc mũ bảo hiểm đối với người tham gia điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy).
-Gia đình và nhà trường phải tích cực giám sát và phối hợp với lực lượng chức năng để xử lý những hành vi không chấp hành đúng quy định.
-Mỗi cá nhân phải tự ý thức chấp hành để bảo vệ bản thân và cũng là bảo vệ mọi người.
Kết Bài:
-Mỗi học sinh khi tham gia giao thông hãy nghiêm chỉnh chấp hành để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại.
-Đội mũ bảo hiểm chính là bảo vệ bản thân và gia đình.
+ Mở bài:
Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là hành động bắt buộc đối với người đi đường được quy định trong các điều luật của bộ luật giao thông Việt Nam. Kể từ khi điều luật này có hiệu lực trên toàn quốc đã làm giảm đáng kể các vụ thương vong và thương tật do tai nạn giao thông gây ra đối với con người, xây dựng một văn hóa giao thông tiến bộ ở nước ta. Thế nhưng, vẫn còn có nhiều người không thực hiện quy định này, tỏ rõ thái độ khinh thường pháp luật, gây bức xúc trong xã hội.
+ Thân bài:
* Giải thích:
– Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nghĩa là khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường hay cùng ngồi trên phương tiện giao thông (thường bắt buộc đối với người điều khiển xa máy, xe đạp điện) phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ mình.
* Hiện trạng ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay:
– Hầu hết người Việt Nam khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông đều chấp hành đội mũ bảo hiểm đúng quy định. Họ thường lựa chọn những chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn của các nhà sản xuất uy tín, chắc chắn, có chức năng bảo vệ an toàn cho vùng đầu. Việc chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã hạn chế được tổn thương và thương vong, góp phần ổn định trật tự an toàn giao đường bộ của đất nước.
– Thế nhưng, vẫn còn nhiều người cố tình không chấp hành quy định này. Họ ngang nhiên điều khiển phương tiện giao thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Đó là một hành động vi phạm pháp luật, xem thường luật pháp, có thể gây nguy hiểm đối với xã hội. Hầu hết những người vi phạm đều ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
– Việc vi phạm qui định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã gây không ít khó khăn đối với cơ quan quản lí, gây bức xúc trong xã hội hiện nay.
* Nguyên nhân:
– Không có ý thức tôn trọng quy định của pháp luật và xã hội.
– Xem thường tính mạng của mình và người khác.
– Lối sống buông thả, xem thường pháp luật.
– Thích làm nổi mình một cách hợm hĩnh, khác thường.
– Ngại đội mũ, sợ làm hỏng tóc.
– Chiếc mũ cồng kềnh, nặng nề, thường gây nóng và ngứa đầu.
– Lực lượng quản lí giao thông mỏng, thiếu, khó kiểm soát hết các tuyến đường.
– Xã hội chưa thật sự nghiêm khắc đối với những người có hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
– Vấn đề giáo dục, tuyên truyền chưa sâu rộng, các quy định chưa thật sự chặt chẽ và có sức mạnh cưỡng chế.
* Hậu quả:
– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn thường gây tử vong hoặc thương tật nặng, để lại những di chứng vô cùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đối với tinh thần và đời sống của gia đình và xã hội.
– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nêu gương xấu đối với xã hội. Hành vi bất chấp pháp luật này sẽ khiến nhiều người bắt chước, gây bất mãn trong xã hội nếu không bị nghiêm trị.
– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi vẻ đẹp văn hóa giao thông, làm tăng tỉ lệ tai nạn, gây mất ổn định trật tự an toàn giao thông.
* Giải pháp khắc phục:
– Tăng cường giáo dục, tuyên truyền sâu trọng ý thức tuân thủ pháp luật trong cộng đồng, khuyến khích đội mũ bảo hiểm an toàn khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường.
– Tăng cường giám sát và xử phạt nghiêm khắc các trường hợp không tuân thủ quy định, làm gương cho xã hội.
– Nghiên cứu, sản xuất những chiếc mũ bảo hiểm chất lượng, phù hợp với thị hiếu và xu hướng thời trang người dùng. Đồng thời giảm giá bán để ai cũng có thể mua được một chiếc mũ bảo hiểm đúng chất lượng.
– Có chương trình giáo dục về ý thức an toàn khi tham gia giao thông cho mọi người, nhất là đối với lứa tuổi học sinh.
* Bài học:
– Có ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là tự bảo vệ chính mình.
– Tuân thủ pháp luật thể hiện lối sống lành mạnh, tiến bộ, dễ thành công hơn trong cuộc sống.
+ Kết bài:
Hãy đội mũ bảo hiểm mỗi khi tham gia giao thông trên đường. Hãy nhắc nhở mọi người cùng thực hiện hành động ý nghĩa này để cùng nhau xây dựng văn hóa giao thông an toàn, tiến bộ và văn minh.
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu hiện tượng: "học sinh tham gia giao thông hiện nay".
Mẫu: VN hiện nay được bầu chọn là một trong những nước có nền văn hóa giao thông khá kém. Vì sao lại thế?. Hôm nay, em xin phép nói về hiện tượng học sinh tham gia giao thông hiện nay để làm rõ vấn đề trên.
Thân đoạn:
- Cách tham gia giao thông của học sinh:
+ Mới lớn thích thể hiện, khoe mẽ nên phóng nhanh tốc độ dẫn đến tai nạn khá nhiều.
+ Vừa đi vừa nói chuyện, nghe điện thoại.
+ Đi thành hàng 2,3 gây nguy hiểm.
+ ....
- Văn hóa giao thông:
+ Còn thiếu ý thức về việc đội mũ bảo hiểm.
+ Đa phần học sinh hiện nay được cha mẹ đưa xe đi học mà chưa được dạy dỗ về ý thức giao thông.
+ ...
- Hậu quả:
+ Gây tai nạn cho bản thân.
+ Làm cho người khác thương tật, (báo cha báo mẹ =)
+ Tốn của cha mẹ bồi thường, sửa xe.
+ ...
- Giải pháp:
+ Thầy cô nhắc nhở các em học sinh về ý thức tham gia giao thông.
+ Cha mẹ cần dạy dỗ cách chạy xe an toàn cho con trước khi đưa xe cho con chạy.
+ ...
- Mở rộng:
+ Không chỉ học sinh hiện nay mà người lớn cũng cần phải có ý thức tham gia giao thông.
- Thực trạng:
+ Hiện tượng bóp kèn khi nghẹt đường diễn ra thường xuyên.
=> Phê phán ý thức, lối suy nghĩ của một số người "sống nhanh, vội".
+ Vượt đèn đỏ trái phép.
+ Lấn lề đường đi bộ khi kẹt xe.
=> Nguyên nhân một phần của học sinh hiện nay lái xe không an toàn là từ sự "làm gương" xấu của người lớn.
Kết đoạn:
- Khẳng định lại vấn đề lần nữa.
Sự học tập dường như đã là từ gắn liền với cuộc sống của mỗi con người hiện nay . Lúc nhỏ , ta cũng được học tập từ cha mẹ , mọi người . Lớn một chút ta lại được học tập từ thầy cô giáo , bạn bè , nhà trường,... Tuy nhiên , bên cạnh đó còn có một vấn đề lớn hiện nay là sự chểnh mảng học tập của một số học sinh hiện nay.
Đầu tiên chúng ta cần biết : hiện tượng chểnh mảng học tập là gì ? . Đó là sự lơ là , coi thường việc học của các bạn , một số người.Có lẽ , chúng ta không quan tâm đến việc học , có lẽ học sinh vẫn còn chưa biết rõ học tập là quan trọng đến như thế nào . Một số bạn đi học chỉ vì ba mẹ kêu đi học , một số bạn đi học nhưng không hiểu ý nghĩa lớn lao , quan trọng của việc học , hoặc một số bạn không được bố mẹ quan tâm đến việc học,...Vì thế các bạn đâm ra chểnh mảng trong việc học tập . Điều này có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nó , ngoài nguyên nhân nêu trên thì còn có sự cám dỗ từ internet , game , mạng xã hội ,... Các bạn quá quan tâm đến những điều trên mạng , game mà quên đi việc học của mình . Chắc rằng , chúng ta còn quá trẻ để nhận thức và tránh được cám dỗ nhiều như thế . Có một chiếc điện thoại hay máy tính là cắm đầu vào quan tậm cập nhật tin tức , drama , hay nhắn tin,.... Hay cũng có thể là nghiện game quá mức , nghiện cày game và không còn nhớ đến việc học nữa. Chơi game hay lên mạng chắc chắn thoải mái hơn việc học hành , nạp kiến thức vào đầu rất nhiều . Nhưng có lẽ , chúng ta đâu biết rằng kiến thức là thứ quyết đi giá trị của một con người , sau này lớn lên kiến thức giúp ta đỡ khổ hơn , không cần làm những việc nặng . Thay vào đó , chúng ta có thể dùng kiến thức của mình đóng góp cho nhân loại , xã hội , có thể dùng kiến thức của mình giúp đỡ những người xung quanh , chúng ta sẽ trở nên có giá trị hơn bao giờ hết . Vậy tại sao chúng ta lại ngại nạp kiến thức vào đầu mình , không chịu học tập ? . Có lẽ bạn học không được , bạn không muốn học , bạn đang lấy lý do biện minh cho sự làm biếng của mình hay sao . Người ta nói đúng, học tập không phải con đường duy nhất đi đến thành công của cuộc đời , nhưng nó là con đường nhanh nhất . Bạn không chịu học , bạn chỉ lo những thứ trên mạng ,game,.. thì bạn đang thể hiện mình là một con người vô ơn với ba mẹ của chính mình . Một số học sinh ? Không , là đa số . Chúng ta không biết sự vất vả cực khổ của cha mẹ mà lo học tập . Có thể học tập rất khó khăn với các bạn nhưng tại sao ta không cố gắng. Bạn đã lần nào đạt được điểm cao và cha mẹ biết . Bạn có thấy được sự vui sướng của cha mẹ trong nụ cười của họ . Làm ba mẹ vui chẳng lẽ bạn không làm được . Học tập sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết nếu bạn có sự cố gắng . Cứ chểnh mảng trong việc học , rồi sẽ có ngày các bạn lớn lên , sẽ hối hận vì hồi xưa mình không chịu học đấy . Theo em , lớn lên , các bạn không chịu học thì chúng ta không có kiến thức , ta sẽ bị coi thường , ta sẽ cực khổ kiếm tiền vì lao động tay chân , những kiến thức sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều thứ . Biết nhiều kiến thức tốt không bao giờ là xấu , không bao giờ là hại cho bạn mà nó cho bạn rất nhiều thứ. Chúng ta hãy cứ học, học có định hướng và học nhiều vào . Bên cạnh ta có rất nhiều tấm gương về học tập thì theo em chúng ta cần noi gương theo mà học tập họ , chăm chỉ học hành . Có thể giải trí nhưng đừng chú tâm quá nhiều , tuổi trẻ hãy cứ học hành , không được sợ học , không được làm biếng học . Những khi bạn không muốn học bạn hãy nhìn vào cha mẹ của mình , nhìn vào đôi bàn tay của mẹ và những nếp nhăn vì tuổi già gần đến trên gương mặt của cha .
Khép lại , hiện tượng này cần khắc phục , vì học sinh chính là mầm non của đất nước , rất quan trọng . Đất nước có ngày càng phát triển hay không đều phụ thuộc vào các bạn . Chúng ta cần cố gắng học tập và khắc phục hiện tượng xấu này .
còn dẫn chứng và liên hệ bản thân bạn thêm vào hộ mình cho bài hay và đầy đủ hơn .
Theo em, một học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông sẽ được biểu hiện thông qua những hành vi, việc làm như sau:
Hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật, tự giác và chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ.
Khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng; tôn trọng nhường nhịn, giúp đỡ người khác.
Có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông; chấp hành qui định xử phạt khi vi phạm hành chính về giao thông.
Khi tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường, làn đường; tuân thủ qui định về tốc độ, không phóng nhanh, vượt ẩu; dừng đỗ đúng qui định; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; không uống rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, tuân thủ hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông cả khi không có lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát trên đường.
Thực hiện các qui định, nội qui tại bến xe, bến tàu, bến phà và trên các phương tiện giao thông công cộng.
1 theo em, học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông được biểu hiện thông qua những hành vi, việc làm nào?
=>
đổi mũ bảo hiểm , xi nhan trước khi sang đường , dừng xe khi đèn đỏ ,..
2 em đã và sẽ làm gì để thực hiện và góp phần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông của các bạn học sinh ở trường em?
=> nhắc nhở các bạn khi tham gia giao thông với xe máy , đạp điện thì nên đổi mũ bảo hiểm , không vượt đèn đỏ , ...
hãy phân tích một biện pháp mà em thấy hiệu quả nhất
khó nhất phần này nghĩ mãi ko ra
Khi đất nước ngày càng phát triển thì kéo theo nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác cũng phát triển. Tuy nhiên đi liền với những cơ hội, luôn tồn tại nhiều thách thức. Vấn đề giao thông đang khiến cho cơ quan chức năng nhức nhối, tìm phương hướng giải quyết. Giao thông là một trong những lĩnh vực đang khiến cho cả người tham gia giao thông và người giám sát giao thông gặp phải nhiều nhức nhối. Vì tình trạng mất kiểm soát cũng như tai nạn giao thông đang diễn ra trầm trọng và chuyển biến tiêu cực.
Giao thông ở Việt Nam chưa bao giờ hết nóng, nó gây nên nhiều tranh cãi, để lại nhiều hậu quả xấu. Giao thông Việt Nam có nhiều loại hình như giao thông đường bộ, giao thông đường thủy, giao thông đường hàng không. Mỗi loại hình đều có những đặc thù riêng, cần phải tìm phương hướng để giải quyết triệt để.
Tuy nhiên có thể nói trong những năm qua nhức nhối nhất vẫn là vấn đề giao thông đường bộ với mật độ tham gia giao thông dày đặc, bon chen nhau, tranh giành làn đường của nhau để đi. Theo ước tính, trung bình mỗi ngày ở nước ta có 35 người chết do tai nạn giao thông và hàng nghìn người chấn thương. Con số đáng báo động đó đã khiến cho người tham gia giao thông khiếp sợ, nhưng dường như tai nạn giao thông vẫn chưa hề thuyên giảm.
Tình trạng tai nạn giao thông, vi phạm luật giao thông đang diễn ra một cách phổ biến và khó kiểm soát trong xã hội. Vậy nguyên nhân của việc tai nạn giao thông này là do đâu?
Trước hết đó chính là do ý thức của người điều khiển phương tiện giao thông. Khi họ không có ý thức tuân thủ luật lệ giao thông cũng như biết luật nhưng không làm theo luật sẽ dẫn đến nhiều hành động xấu. Và hậu quả chính là việc tai nạn xảy ra bất cứ lúc nào. Tình trạng vượt đèn đỏ diễn ra nhiều, đi sai làn đường, không đội mũ bảo hiểm là những điều mà mỗi người vẫn có thể chứng kiến thấy.
Từ những việc nhỏ nhặt và tưởng như vô can đó lại là nguyên nhân khiến cho tai nạn giao thông đang ngày càng gia tăng ở nước ta. Hình ảnh những nạn nhân nằm vật vã trên vũng máu, những người thân khóc vật vờ trong bệnh viện hay hình ảnh khói nhang nghi ngút trong một gia đình trẻ. Tai nạn giao thông luôn để lại nhiều ám ảnh đối với những người ở lại.
Ý thức của người tham gia giao thông quyết định lớn nhưng trách nhiệm của cơ quan chức năng cũng như người kiểm soát trực tiếp hoạt động giao thông cũng đóng vai trò không nhỏ. Việc ban hành các điều luật cho giao thông cần thiết, nhưng cần phải bám sát và đáp ứng được nhu cầu của người dân. Tình trạng xử phạt cũng nên công tư phân minh, không nên làm ngơ cho những người vi phạm. Hiện nay tình trạng ăn hối lộ để qua chuyện cũng xảy ra rất nhiều, tạo nên làn sóng dư luận lớn.
Vậy làm thế nào để khiến cho tình trạng giao thông ở nước ta có thể đi vào quỹ đạo, hạn chế tai nạn giao thông. Đây là sự nỗ lực, cố gắng của cả cộng đồng. Nhưng trước hết vẫn là thái độ của người điều khiển phương tiện giao thông. Họ sẽ quyết định đến hành động của mình như thế nào. Thứ hai xuất phát từ cơ quan chức năng. Khi đó chúng ta sẽ thấy được khi giao thông ổn định sẽ có vai trò lớn như thế nào.
Cuộc sống của mỗi người được tạo nên từ nhiều yếu tố cộng hưởng. Và việc đảm bảo an toàn giao thông cũng quan trọng không kém. Chúng ta hãy chung ta xây dựng một môi trường tham gia giao thông lành mạnh, an toàn nhất.
Nghị luận về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân - mẫu 3
Trải qua nhiều năm phát triển, hệ thống giao thông của nước ta đang ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn để phục vụ cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, lại có một bộ phận người dân thiếu ý thức, rất tùy tiện khi tham gia giao thông. Đây là một vấn nạn gây nhức nhối suốt thời gian vừa qua, gây bức xúc trong dư luận.
Sự tùy tiện khi tham gia giao thông đó, được thể hiện cụ thể qua việc họ phớt lờ những quy định, điều luật chung khi tham gia giao thông. Chỉ chăm chăm vào sự tiện lợi, thoải mái cho bản thân mình, gây nên sự bất tiện thậm chí là nguy hiểm cho người khác. Trên đường bộ, ta bắt gặp các tài xế lái xe khi đã uống rượu bia, rồi lạng lách đánh võng, chở các đồ vật lớn, cồng kềnh. Đã vậy, họ còn vượt đèn đỏ, rẽ sang đường nhưng không bật đèn xi nhan hoặc bật một đằng, rẽ một nẻo. Cùng với đó, là những kẻ thích phóng nhanh vượt ẩu, hò hét, nẹt bô ầm ầm trong khu dân cư đông đúc. Còn ở các phương tiện giao thông công cộng, thì không khó để bắt gặp những người có hơi thở nồng nặc mùi rượu bia, khạc nhổ bừa bãi, nói chuyện và nô đùa ồn ào…. gây ảnh hưởng nhiều đến người khác.
Những điều này tưởng chừng như nhỏ nhặt, nhưng thực sự gây ảnh hưởng nặng nề đến những người cùng tham gia giao thông khác. Ai cũng vô cùng bức xúc và khó chịu khi gặp phải những người thiếu ý thức như vậy. Thậm chí, những người đó còn là tác nhân gây nên nhiều vụ tai nạn giao thông, khi cố tình vượt đèn đỏ, lạng lách hay uống rượu bia rồi tham gia lái xe. Không chỉ vậy, những cá nhân ấy còn khiến bộ mặt giao thông của đất nước bị đánh giá thấp theo.
Vì vậy, chúng ta cần phải có những biện pháp phù hợp để khắc phục và đẩy lùi vấn nạn này. Trước hết, là có những hình phạt phù hợp để răn đe và xử lý các tình huống thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Sau đó là đề ra các mức xử phạt cụ thể về những hành vi tùy tiện khi tham gia giao thông của người dân và phổ biến tới mọi người. Nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức của chính chúng ta. Do đó, cần đẩy mạnh giáo dục và tuyên truyền đến tất cả mọi người về tác hại của sự tùy tiện trong giao thông. Đó mới là biện pháp hữu ích nhất để đẩy lùi vấn nạn này.
Giao thông là hoạt động mà mọi người tham gia mỗi ngày. Vì vậy, cần phải có ý thức và chấp hành nghiêm chỉnh các điều luật, quy tắc khi tham gia thông. Không nên có thái độ tùy tiện khi điều khiển xe cộ hoặc di chuyển trên các phương tiện công cộng. Bởi đó là một vấn nạn nhức nhối cần phải đẩy lùi.