Em hãy nêu tính chất của vật liệu kim loại và nhựa.Khi sử dụng các đồ dùng bằng kim loại và nhựa chú ý điều gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi vật liệu khác nhau sẽ có những tính chất vật lí và tính chất hóa học khác nhau (ví dụ như cao su có đặc tính bền, chắc và đàn hồi, hay kim loại có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt ánh kim,...). Các vật liệu trên có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất, chế tạo ra những sản phẩm để phục vụ cuộc sống
- Kim loại có các tính chất chung như tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt tốt, có ánh kim. Ngoài ra, các kim loại khác nhau còn có các tính chất khác nhau như: tính nhẹ, tính cứng, tính bền, … và kim loại có thể bị gỉ
- Một số ứng dụng của kim loại:
+ Làm xoong, nồi do dẫn nhiệt tốt, bền;
+ Làm dây dẫn điện do dẫn điện tốt, bền;
+ Làm cầu, cống, khung nhà cửa …
- Vật liệu nhựa có một số tính chất: dẻo, nhẹ, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, không bị ăn mòn, dễ bị biến dạng nhiệt.
- Một số ứng dụng của vật liệu nhựa: làm ghế ngồi, ống dẫn nước, tấm lợp, chế tạo vật dụng trong cuộc sống hàng ngày
Tính chất của gỗ: Có khả năng chịu lực tốt, dễ tạo hình, tuổi thọ cao
+ Ứng dụng của gỗ: Làm khung nhà, mái nhà, sàn nhà, giá đỡ, nội thất, vật liệu cách nhiệt
- Vật liệu gốm sứ có tính chất: không bị ăn mòn, dẫn nhiệt kém, hầu như không dẫn điện, giòn, dễ vỡ.
- Một số ứng dụng của vật liệu gốm sứ: dùng làm chum, vại, bát đĩa, chậu hoa … với các hình dạng khác nhau.
- Thủy tinh có một số tính chất sau: trong suốt, cho ánh sáng đi qua, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ.
- Ứng dụng của thủy tinh: làm bình hoa, chai lọ, dụng cụ thí nghiệm, cửa kính …
- Tránh đặt các đồ vật này ở nhiệt độ cao
- Lựa chọn loại nhựa phù hợp để đựng thực phẩm
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với phần kim loại khi đang đun nấu
- Lau chùi sau khi sử dụng