K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2022

tham khảo

Lòng dũng cảm là một trong những phẩm chất cao đẹp của dân tộc Việt Nam – một dân tộc anh hùng. Lòng dũng cảm là tinh thần sẵn sàng dấn thân, dù trong bất kì tình huống nào cũng kiên cường, không ngại khó khăn, nguy hiểm. Biểu hiện của lòng dũng cảm là khí thế mạnh mẽ, dám đương đầu với khó khăn, thử thách mà không hề run sợ, luôn đấu tranh cho lẽ phải. Trong cuộc sống, lòng dũng cảm có ý nghĩa vô cùng lớn bởi đó chính là một trong những yếu tố để ta có thể vượt qua khó khăn và đạt được thành công. Minh chứng rõ nhất cho ý nghĩa của lòng dũng cảm đó là tấm gương của biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân can trường xả thân vì đất nước. Hình ảnh hàng ngàn con người chảy trong mình dòng máu Lạc Hồng dũng cảm chiến đấu với mọi kẻ thù xâm lược, gan dạ trước họng súng của giặc mà hô to khẩu hiệu “Việt Nam muôn năm” đã khiến cả thế giới phải nể phục. Hiện nay, lòng dũng cảm vẫn luôn được phát huy, không chỉ dũng cảm trong chiến trường mà mỗi người dân Việt Nam còn dũng cảm trong công việc, trong đời sống, ví dụ như tấm gương của các nhóm “hiệp sĩ đường phố” ở thành phố Hồ Chí Minh…. Tóm lại, lòng dũng cảm là một trong những truyền thống đáng tự hào của dân tộc, cần được những thế hệ đi sau giữ gìn và phát huy mạnh mẽ, có như vậy đất nước mới có thể phát triển, xã hội mới trở nên văn minh, giàu đẹp.

6 tháng 6 2021

Credit : 

– Giải thích: người đặc biệt là người không giống bất kì ai từ ngoại hình, tính cách đến tư tưởng, quan niệm, lối sống… Mỗi người là một cá thể. Vì vậy hãy sống đúng với những giá trị của bản thân mình.

– Bàn luận: Mỗi người là một nguyên bản, nghĩa là không có bản thứ hai. Do vậy, mỗi người đều có những năng lực, ước mơ, lí tưởng riêng. Cuộc sống thực sự có ý nghĩa là mỗi người tự thực hiện ước mơ, khát vọng của riêng mình. Nếu bắt chước người khác hoặc làm theo ý kiến của người khác hoặc so sánh với người khác tức là tự làm mòn, đánh mất giá trị của bản thân.

– Bài học: Đây là một quan niệm sống tích cực. Chúng ta cần phải là chính mình, phát huy hết giá trị của bản thân để cuộc sống thực sự có ý nghĩa.

15 tháng 2 2022

Tham khảo: Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, là một thứ tiếng vô cùng trong sáng và giàu đẹp của dân tộc Việt Nam. Hơn hết, nó chính là một trong những "của quý" của dân ta. Bởi lẽ đó, mà thanh niên nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung phải cót trách nhiệm gìn giữ sự trong sáng của thứ tiếng cao quý ấy. Ngày nay, khi đất nước ta đã và đang hội nhập quốc tế sâu rộng, rất nhiều thứ tiếng lan tràn vào cuộc sống, xã hội, trong tiềm thức của mỗi người dân. Bởi lẽ đó, có nhiều bạn, nhiều người đã tiếp thu những thứ tiếng ấy. Trong quá trình ấy, nhiều bạn đã vô tình đánh mất đi sự trong sáng, giá trị của tiếng Việt. Hơn thế nữa, nhiều bạn còn "sáng chế" ra những câu nói rất thô tục, làm mất đi vẻ đẹp thuần phong mỹ tục của tiếng mẹ đẻ. Chính vì vậy, mỗi người phải nâng cao nhận thức, tuyên truyền và không ngừng đấu tranh lại "sự biến hóa" của tiếng Việt. Thật vậy, đây chính là một trong những trách nhiệm cao cả mà đất nước đã giao phó cho mỗi con người. Hơn hết, hãy luôn nhớ rằng "Hòa nhập nhưng không hòa tan".

15 tháng 2 2022

tham khảo:

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam, trong đó có học sinh - những người thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong giao tiếp xã hội, trong học tập, nghiên cứu. Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi phải có sự nỗ lực trên các phương diện: tình cảm, nhận thức và hành động. Trước hết mỗi học sinh cần có tình cảm yêu mến và có ý thức quý trọng tiếng Việt. Mỗi người cần thấm nhuần và khắc sâu lời dặn của Hồ Chủ Tịch “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” . Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng đòi hỏi mỗi người cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt. Đó là hiểu biết về chuẩn mực và quy tắc tiếng Việt ở các phương diện phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, tiến hành giao tiếp.Muốn có hiểu biết, người học cần tích lũy kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, qua sách báo, học tập ở trường. Có thể tìm hiểu và học tập tiếng Việt ở mọi lúc mọi nơi. Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng .Tuy nhiên cần tiếp nhận những yếu tố tích cực từ tiếng nước ngoài để làm giàu ngôn ngữ mình, đồng thời tránh cách nói thô tục, kệch cỡm để nói “ lời hay, ý đẹp”.

 

5 tháng 6 2023

Một số ý:

- Quê hương là nơi mà con người ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Nó là nơi gắn bó vô cùng sâu đậm trong tâm hồn của mỗi người, là nguồn cảm hứng để ta tiếp tục phấn đấu và hy vọng trong cuộc sống. Do đó, sự gắn kết giữa con người với quê hương mình có ý nghĩa rất quan trọng và đặc biệt.

- Sự gắn kết này giúp con người ta hiểu rõ hơn về bản thân mình và nhận thức được giá trị  văn hóa, lịch sử và truyền thống của quê hương mình. Từ đó, con người ta thêm một tình yêu nồng nàn sâu sắc với nơi nghĩa tình ấy rồi họ mới có động lực phấn đấu trở nên tốt đẹp hơn giúp quê mình phát triển hơn.

- Sự gắn kết giữa con người và quê hương còn giúp ta duy trì và phát triển giá trị văn hóa đặc trưng của quê hương. Những giá trị này không chỉ là của riêng mỗi người, mà còn là của cả một cộng đồng và dân tộc. Việc duy trì và phát triển giá trị văn hóa này giúp ta giữ gìn và phát huy những đặc trưng độc đáo của quê hương, đồng thời cũng giúp ta tôn vinh và truyền bá những giá trị này đến thế hệ sau.

- Liên hệ câu nói: "Một người không yêu quê hương của mình, cũng không thể yêu và đóng góp cho xã hội của mình một cách tốt đẹp." - Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh).

"Một người không yêu quê hương của mình, là một người không có tâm hồn." - Jose Rizal.

Câu nói này thể hiện rõ ý nghĩa của sự gắn kết giữa con người với quê hương. Nếu một người không yêu quê hương của mình, có thể hiểu là họ không có tình cảm, trách nhiệm hay lòng tự hào về nơi mình sinh ra và lớn lên. Từ đây, ta thấy rằng sự gắn kết giữa con người và quê hương không chỉ là một nét văn hóa, mà còn là một trách nhiệm và tâm hồn của mỗi người.

+ Liên hệ bản thân.

- Dẫn chứng:

+ Trong lịch sử Việt Nam, sự gắn kết giữa con người với quê hương đã được thể hiện rõ nét trong cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp và Mỹ. Những người lính Việt Nam đã hy sinh tất cả để bảo vệ quê hương và giữ gìn độc lập, chủ quyền của đất nước. Họ đã chứng tỏ rằng tình yêu quê hương là một sức mạnh vô cùng lớn lao, có thể thúc đẩy con người vượt qua mọi khó khăn và thử thách.

+ Nhiều người đã trở thành những tình nguyện viên, đóng góp cho cộng đồng của mình bằng cách giúp đỡ những người khó khăn, xây dựng các dự án công cộng hay bảo vệ môi trường. Những hành động này cho thấy rằng sự gắn kết giữa con người với quê hương không chỉ là một nét văn hóa, mà còn là một trách nhiệm xã hội.

+ .....

- Tổng kết: khẳng định lại ý nghĩa đặc biệt, sâu sắc của sự gắn kết giữa con người với quê hương mình.

11 tháng 9 2021

Ai cũng muốn được sống là chính mình. Để có thể được là chính mình, chúng ta cần phải hiểu rằng "Bạn chính là người làm chủ số phận mình". Thế nào là "làm chủ số phận mình"? Nghĩa là bạn tự giải quyết các vấn đề của bạn, tự mình sắp xếp và quyết định cuộc sống của mình. Khi được tự cầm bánh lái điều khiển con tàu cuộc đời mình, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy sự vui vẻ, hạnh phúc. Còn gì tuyệt hơn khi được làm những gì mình thích, đến những nơi mình muốn. Khi ấy, bạn sẽ có một cuộc sống vô cùng ý nghĩa và không có gì để hối tiếc. Ngược lại, nếu dựa dẫm hay để người khác điều khiển, cuộc sống của bạn chỉ toàn những sự nhạt nhẽo, vô vị. Ca sĩ Tóc Tiên từng được gia đình định hướng trở thành bác sĩ. Tuy nhiên, cô đã rẽ hướng, quyết tâm theo đuổi con đường ca hát của mình và thành công đã mỉm cười với cô. Mỗi chúng ta chỉ có một cuộc đời, bởi vậy, hãy tự dùng đôi tay của mình vẽ lên đó những sắc màu mà mình yêu thích. 

13 tháng 12 2021

Một người muốn đạt được thành công thì phải tự hoàn thiện bản thân mình về tài năng và phẩm chất đạo đức, và một trong những nhân tố không thể thiếu quyết định thành công của con người đó chính là kỹ năng sống. Tất cả những vấn đề nêu trên là hậu quả nghiêm trọng của việc thiếu kỹ năng sống. Nếu không có kỹ năng sống, con người sẽ không thể tồn tại và phát triển được trong xã hội đầy hiểm nguy và khắc nghiệt này, bởi vậy, bạn cần phải ngay lập tức học hỏi kỹ năng sống cho bản thân mình. Tham gia một khóa đào tạo kỹ năng sống nếu bạn là một người có điều kiện, nếu kinh tế của bạn không cho phép thì chúng ta vẫn có thể tự học. Chúng ta có thể trải nghiệm thực tế và luyện tập hoặc tìm hiểu trên những trang web chuyên dạy về kỹ năng sống, lắng nghe lời khuyên từ những người có kinh nghiệm cũng rất quan trọng. Và một lưu ý nữa là các kiến thức về khoa học kĩ thuật học được ở trên lớp cũng rất quan trọng trong việc giúp bạn lật ngược tình thế vào những lúc khó khăn đấy, vì vậy đừng coi thường việc tiếp thu kiến thức từ những môn học mà bạn cho là khô khan và tiêu tốn thì giờ nhé. Nếu bạn chưa tự tin về khả năng xử lý tình huống của mình thì cũng đừng sợ phải tham gia vào những điều mới mẻ bởi chúng ta cũng có thể học được từ những việc mà mình chưa thử, vấp ngã và sai lầm sẽ giúp chúng ta ghi nhớ sâu hơn những bài học cuộc sống, có được những kinh nghiệm quý báu góp thêm hành trang cho kĩ năng sống của mình. Kỹ năng sống rất quan trọng với con người, vì vậy, mọi người phải luôn không ngừng học tập và cảnh giác cao độ trước những tình huống có thể gặp phải trong cuộc sống. Cuộc sống là không ngừng vận động và chẳng biết khi nào hiểm nguy sẽ ghé thăm cuộc đời chúng ta vì vậy tự chuẩn bị hành trang cho mình là một việc hoàn toàn thiết thực để tồn tại và tự tin hơn trong cuộc sống.

“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ.

Mây trời lồng lộng không đếm được tình cha”.

     Thực vậy, công lao của cha dành cho con cái không thể đong đo, cân đếm được, nếu mẹ luôn ân cần, chăm sóc ta từng li từng tí thì có lẽ cha là người âm thầm yêu thương chúng ta. Người không thể hiện sự quan tâm rõ ràng như mẹ, người thầm lặng, bảo vệ ta, cha là trụ cột gia đình, luôn nghiêm khắc với ta nhưng thực chất lại là người mềm lòng nhất, quan tâm ta nhất. Tuổi thơ của ai mà lại không một lần được “cưỡi” lên lưng cha, được cha dạy chơi thả diều, đạp xe. Tuy cha không hay nói chuyện, chia sẻ với ta nhiều, nhưng mỗi lời dạy của cha đều thấm thía, khắc sâu trong lòng con. Dù mai sau khôn lớn, chúng ta sẽ luôn nhớ mãi lời dặn của cha, nhớ mãi cảm giác ấm áp khi được cha ru ngủ, nhớ mãi cái xoa đầu dịu dàng của cha cùng lời động viên: “Con làm tốt lắm”. Tình phụ tử – một tình cảm thiêng liêng, sâu sắc theo ta suốt cuộc đời, phải khi trưởng thành, làm cha, làm mẹ, ta mới thấu hiểu được nỗi vất vả ấy, mới thấy yêu thương, quí trọng cha. Hãy trở thành một người con cho tròn chữ hiếu, trân trọng, quan tâm, lo lắng cho cha đừng trở thành những đứa con vô tâm, bất hiếu. Hãy nhớ “Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.