K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Chọn đáp án: C. Mối nghi ngờ Giám đốc Cô nhi viện đã giấu ai đó vào trong nhà nguyện

3 tháng 3 2023

C

25 tháng 6 2018

a) Tình hình thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương: Rất tốt, hàng năm số thanh niên đủ tuổi nhập ngũ đúng quy định.

b) Các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” của trường, của địa phương:

- Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ;

- Chăm sóc thương binh, bệnh binh, chăm sóc mẹ Việt Nam anh hùng;

- Thăm gia đình thương binh, liệt sĩ nhân ngày 27-7;

- Cấp học bổng cho con thương binh, liệt sĩ...

c) Gương chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc của một vài thương binh, liệt sĩ:

Liệt sĩ Nguyễn Vãn Thạc sinh ngày 14 - 10 - 1952 tại làng Bưởi, Hà Nội trong một gia đình thợ thủ công (dệt), là con thứ 10 trong 14 anh em.

Tuy nhà nghèo nhưng anh học rất giỏi: những năm học phổ thông anh luôn đạt học sinh giỏi toàn diện. Năm lớp 10, anh là người đã đoạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi Văn lớp 10 (lớp 12 ngày nay) toàn miền Bắc năm học 1969 - 1970, khi là học sinh trường cấp ba Yên Hoà B, Hà Nội. Với thành tích đó anh được Ban Tuyển sinh Hà Nội xếp vào diện đi đào tạo tại Liên Xô. Nhưng theo chủ trương chung, phần lớn nam học sinh xuất sắc năm đó đều phải tham gia nhập ngũ. Trong khi chờ nhập ngũ, anh đã thi và đỗ vào khoa Toán — Cơ, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Chỉ trong 1 năm anh đã học và tự học xong chương trình 2 năm, được học thẳng năm 3, anh là sinh viên xuất sắc. Giai đoạn đó là thời điểm ác liệt của chiến tranh nên ngày 6 tháng 9 năm 1971 anh gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau 6 tháng huấn luyện, tháng 4 năm 1972 anh bắt đầu hành quân vào chiến trường. Trong quãng thời gian từ ngày 2 - 10 - 1971 tới ngày 3 — 6 - 1972 anh đã viết cuốn Nhật kí "Chuyện đời" cùng nhiều lá thư và gửi lại cho anh trai từ ngã ba Đồng Lộc để tiếp tục chiến đấu. 6 tháng sau (ngày 30 - 7 - 1972), tại chiến trường Quảng Trị anh đã anh dũng hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ.

d) Các hoạt động của đội dân phòng, tố an ninh ở địa phương:

- Trực tuần tra canh gác, bảo vệ an ninh, trật tự ở địa phương.

- Trực những ngày lụt bão để giúp đỡ đồng bào di dời đến những vùng an toàn.

- Kiểm tra việc thực hiện nếp sống văn minh, vệ sinh môi trường, trật tự trị an ở khu phố, làng xóm nơi mình cư trú...

23 tháng 12 2022

 

\(PTHH:2Mg+O_2->2MgO\)

áp dụng ĐKBTKL ta có

\(m_{Mg}+m_{O_2}=m_{MgO}\)

\(=>600+m_{O_2}=1000\\ =>m_{O_2}=400\left(g\right)\)

 

1 tháng 4 2017

- 100% thanh niên đủ độ tuổi, đạt yêu cầu đều tham gia nghĩa vụ quân sự

- Đội thanh niên xung kích địa phương tham gia phân làn, điều khiến các điểm nút giao thông giờ tan tầm.

- Giúp đỡ các gia đình thuơng, bệnh binh, liệt sĩ,..

- …


30 tháng 6 2019

- 100% thanh niên đủ độ tuổi, đạt yêu cầu đều tham gia nghĩa vụ quân sự

- Đội thanh niên xung kích địa phương tham gia phân làn, điều khiến các điểm nút giao thông giờ tan tầm.

- Giúp đỡ các gia đình thuơng, bệnh binh, liệt sĩ,..

Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi :Qua suốiMột lần, trên đường đi công tác, Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ phải qua một con suối. Trên dòng suối có những hòn đá bắc thành lối đi. Khi Bác đã sang đến bờ bên kia, một chiến sĩ đi phía sau bỗng sẩy chân bị ngã. Bác dừng lại, đợi anh chiến sĩ đi tới, ân cần hỏi.- Chú ngã có đau không?Anh chiến sĩ vội đáp:- Thưa Bác, không đau...
Đọc tiếp

Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi :

Qua suối

Một lần, trên đường đi công tác, Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ phải qua một con suối. Trên dòng suối có những hòn đá bắc thành lối đi. Khi Bác đã sang đến bờ bên kia, một chiến sĩ đi phía sau bỗng sẩy chân bị ngã. Bác dừng lại, đợi anh chiến sĩ đi tới, ân cần hỏi.

- Chú ngã có đau không?

Anh chiến sĩ vội đáp:

- Thưa Bác, không đau ạ!

Bác bảo:

- Thế thì tốt. Nhưng tại sao chú bị ngã?

- Thưa Bác, tại hòn đá bị kênh ạ!

- Ta nên kê lại đế người khác qua suối không bị ngã nữa.

Anh chiến sĩ quay lại kê hòn đá cho chắc chắn. Xong đâu đấy, các Bác cháu mới tiếp tục lên đường.

a) Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu ?

b) Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ ?

c) Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì ?

d) Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ ?

1
13 tháng 4 2019

a) Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu ?

- Bác và các chiến sĩ đi công tác.

b) Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ ?

- Khi lội qua suối, một anh chiến sĩ sẩy chân bị ngã vì có một hòn đá kênh.

c) Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì ?

Bác bảo anh chiến sĩ kê lại cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa.

d) Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ ?

Bác rất quan tâm tới mọi người từ những việc nhỏ nhất trong đời sống sinh hoạt. Bác ân cần hỏi anh bị ngã có đau không và cho kê lại hòn đá để những người đi sau không bị ngã.

7 tháng 2 2018

xem trên thư trực tết

11 tháng 2 2018

khó thể xem trên mạng

13 tháng 2 2018

Chuyến tàu KN - 490 như một cánh én báo hiệu mùa Xuân đến sớm ở Trường Sa. Sau hơn hai ngày rời cảnh Cam Ranh, KN - 490 đã cập bến đầu tiên ở Đảo Đá Đông, rồi Đá Tây, Trường Sa Đông, Đá Lát, Trường Sa... Hàng hóa mang ra cho cán bộ, chiến sĩ đón Tết cổ truyền đủ cả, từ nhu yếu phẩm đến lá dong, gạo nếp, thịt lợn, su hào, bắp cải, hành khô, quất cảnh… đến những ống giang làm lạt buộc bánh chưng. Di chuyển hàng trăm hải lý từ đất liền, nhưng những trái quất vẫn tươi, căng mọng như khi ở đất liền... Theo Đại tá Trần Minh Thuần, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, Trưởng đoàn công tác, đối với huyện đảo Trường Sa, nơi tuyến đầu Tổ quốc, để bảo đảm được Tết cổ truyền dân tộc đến với toàn quân và dân trên đảo, tất cả những món hàng mang ra đảo đều được chuẩn bị chu đáo, để có một cái Tết no đủ, đầm ấm không khác đất liền cho anh em chiến sĩ.

Khi những phần quà từ đất liền mang đến, cũng là lúc các cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa chuẩn bị bữa cơm Tất niên thịnh soạn đón chúng tôi. Xong bữa cơm đầm ấm, chúng tôi được hòa mình vào không khí Tết với những cung bậc cảm xúc khó tả. Tết ở Trường Sa cũng như trong đất liền, không khí chào đón năm mới rộn ràng khắp đảo. Nhận quà Tết từ đất liền, Trung tá, Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Lương Quốc Anh chia sẻ: “Chúng tôi luôn xác định đơn vị là nhà, đồng chí là anh em. Dịp này, đảo tổ chức rất nhiều hoạt động để anh em chiến sĩ vui Xuân mới. Ngoài ra, chúng tôi cũng chuẩn bị trang trí trên đảo. Có ban thờ Bác Hồ, ban thờ tổ tiên ngày Tết rất gần gũi với đất liền. Bên cạnh những chuyến hàng từ đất liền, đảo đã phát huy nội lực, tăng gia sản xuất, chuẩn bị tốt về lương thực thực phẩm, có đầy đủ thực phẩm cho ngày Tết”.

Tết ở Trường Sa còn có những trò chơi dân gian như, hái hoa dân chủ, biểu diễn văn nghệ cây nhà lá vườn, chơi cờ tướng, cờ vua… Các chiến sĩ còn gói bánh chưng, tổ chức lễ đón giao thừa và chúc nhau những lời ý nghĩa. Đã nhiều lần đón Tết, nhưng với nhiều chiến sĩ, đây là lần đầu tiên trong đời được đón cái Tết giữa biển trời mênh mông nơi điểm đầu Tổ quốc. Trung sĩ Nguyễn Văn Đại quê ở TP Hà Nội cùng anh em chiến sĩ khác trang trí ban thờ Tổ quốc và cây quất cảnh được mang từ Hưng Yên ra. Vừa làm, Đại vừa chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên em đón Tết ở Trường Sa. Mặc dù nhớ nhà, nhưng ở đây lại có đồng đội nên em cũng thấy rất vui. Tết ngoài đảo cũng chẳng khác gì đất liền. Anh em cùng nhau trang trí ban thờ Tổ quốc, chép tay những vần thơ, những dòng nhật ký để trang trí lên tờ báo Tết treo tường. Vui lắm!”.

Cũng là gói bánh chưng ngày Tết, nhưng khi nhìn những cán bộ, chiến sĩ và người dân trên đảo Trường Sa chuẩn bị lá dong, gạo nếp và các vật liệu để gói bánh, thoảng trong mùi trầm hương giữa nơi trùng dương, chúng tôi như cảm thấy có gì đó linh thiêng, ý nghĩa hơn. Không khí đầm ấm, rộn ràng như thắt chặt thêm tình cảm quân dân nơi đảo xa. Đến gần trưa, số bánh đã được gần trăm cái, trong đó có nhiều cái được gói bằng lá bàng vuông trên đảo. “Gói bánh chưng bằng lá bàng vuông cũng như gói bằng lá dong, lá chuối ở đất liền. Bánh chưng vẫn xanh như bánh bình thường, những vị bánh hơi lạ, chan chát, nhưng cũng rất đặc biệt".

Khó có thể nói hết tình cảm sâu nặng của người dân đất liền với bộ đội Trường Sa. Dẫu biết đời sống vật chất của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo Trường Sa hiện nay đã cơ bản được đáp ứng, song những phần quà, tình cảm từ đất liền gửi ra bao giờ cũng được nâng niu, trân trọng. “Những ấm áp của đất liền đã được chuyển đến và tặng cho chiến sĩ, quân và dân trên đảo đón Tết Nguyên đán. Cán bộ, chiến sĩ sẽ đón Tết trên tinh thần vui xuân mới không quên nhiệm vụ của những chiến sĩ ở nơi tuyến đầu Tổ quốc mà nhân dân đã giao phó”.