Du lịch là thế mạnh của các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, theo em Ninh Thuận có những điều kiện gì để phát triển ngành này?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Tham khảo:
- Kinh tế biển của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có thể khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên từ biển như cá, tôm, hải sản, cũng như năng lượng từ gió và sóng biển. Ngoài ra, còn có thể phát triển du lịch biển, nuôi trồng tảo biển, khai thác khoáng sản từ dưới đáy biển.
- Vấn đề khó khăn khi khai thác kinh tế biển là nguy cơ ô nhiễm môi trường, overfishing, cạnh tranh gay gắt với các nước láng giềng, cũng như nguy cơ sụt giảm nguồn tài nguyên biển.
- Để đẩy mạnh phát triển kinh tế từ biển, tỉnh Ninh Thuận cần có những giải pháp chủ yếu như đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng biển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành biển, áp dụng công nghệ hiện đại vào khai thác và chế biến sản phẩm từ biển, đồng thời cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực kinh tế biển. Ngoài ra, cần tập trung vào việc bảo vệ môi trường biển, quản lý nguồn tài nguyên biển một cách bền vững và hiệu quả.
1.Trong phát triển kinh tế- xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?
Bài làm:*Những thuận lợi:
-Vị trí địa lí nằm trên trục giao thông Bắc – Nam, giáp biển Đông với bở biển dài: thuận lợi giao lưu, hợp tác, thu hút đầu tư của trong và ngoài nước, phát triển nền kinh tế mở.
– Vùng đồi trước núi có các đồng cỏ, thích hợp chăn nuôi trâu, bò đàn.
– Rừng có một số loại gỗ quý và các đặc sản như: quế, trầm hương, sâm qui…
– Đất nông nghiệp ở các đồng bằng tuy không lớn nhưng thích hợp để trồng lúa, ngô, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp như: dừa, mía, bông…
– Vùng nước lợ, nước mặn ven bờ và các rạn san hô ven các đảo thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản.
– Vùng biển có nhiều bãi cá, bãi tôm, có các ngư trường Ninh thuân – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa với nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, cá thu, cá mực, tôm, mực, cua, ghẹ… và các đặc sản như tổ yến, tôm hùm…
– Bờ biển và các đảo có nhiều bãi tắm tốt: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Ninh Chữ, Mũi Né…, nhiều cảnh quan đẹp: Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà.. có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học…
– Các sông tuy ngắn nhưng có giá trị về thủy lợi, thủy điện.
– Khoáng sản không giàu nhưng có trữ lượng lớn về cát thạch anh, đá xây dựng. Ngoài ra, còn có titan, vàng, đá quý, vùng thềm lục địa ở cực nam có dầu khí.
-Dân cư có đức tính cần cù trong lao động, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác các nguồn lợi kinh tế biển.
– Có các đô thị ven biển, là hạt nhân phát triển kinh tế – xã hội của vùng.
– Là địa bàn có nhiều di tích văn hóa – lịch sử, tiêu biểu như: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn là lợi thế để thu hút khách du lịch.
* Những khó khăn:
– Thường xuyên chịu tác động của bão, lũ, hạn. Quá trình sa mạc hóa có xu hướng mở rộng ở các tỉnh cực nam (Ninh Thuận, Bình Thuận).
– Đồng bằng hẹp và bị chia cắt, đất canh tác có độ phì thấp.
– Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
– Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, phân bố dân cư tập trung nhiều ở vùng ven biển.
– Thiếu vốn đầu tư.
a) Các tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc
Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam
b) Những thuận lợi về tự nhiên để phát triển các ngành kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ
* Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
- Biển có nhiều tôm, cá và các hải sản khác; các bãi tôm, bãi cá lớn nhất là ở cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa
- Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản
* Du lịch biển :
- Có nhiều bãi biển đẹp ( Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn,..)
- Nhiều vịnh đẹp nổi tiếng ( Vịnh Nha Trang, Vân Phong,...) và hệ thống đảo, quần đảo
* Giao thông vận tải biển : Có nhiều địa điểm thuận lợ để xây dựng cảng nước sâu
* Khai thác khoáng sản biển : có dầu khí ở thềm lục địa; việc dản xuất muối rất thuận lợi
a) Tên các trung tâm du lịch và hai quần đảo xa bờ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
- Các trung tâm du lịch : Đà Nẵng, Nha Trang
- Hai quần đảo xa bờ : Hoàng Xa, Trường Xa
b) Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển ngành thủy sản của Duyên hải Nam Trung Bộ
- Những điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản :
+ Mặt nước nuôi trồng : Nhiều vụng, đầm phá,....
+ Các yếu tố khác
- Những điều kiện thuận lợi cho khai thác và chế biến thủy sản
+ Nguồn lợi hải sản : giàu hải sản, nhiều ngư trường
+ Các yếu tố khác
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển gần 1.200km, nơi tập trung nhiều vũng, vịnh, bãi biển dài, đẹp. Tất cả các tỉnh trong khu vực đều sở hữu không gian biển, đảo đẹp, mang đặc trưng riêng. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi diện mạo của nhiều địa phương trong vùng.
Trong đó,nhấn mạnh đến yếu tố biển, đảo vừa là thế mạnh để xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng vừa là yếu tố quan trọng trong nhiệm vụ củng cố quốc phòng - an ninh, góp phần bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên biển.
* Vị trí: Duyên hải Nam Trung Bộ là cầu nối Bắc - Nam, nối Tây Nguyên với Biển Đông, thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới về du lịch.
* Có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú
- Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Địa hình: có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Duyên hải Nam Trung Bộ có các bãi biển nổi tiếng như: Non Nước (Đà Nẵng), Mỹ Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Đại Lãnh, Vân Phong, Dốc Lết, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận), và nhiều thắng cảnh đẹp như: núi Bà Nà, Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết.
+ Khí hậu: có khí hậu nóng quanh năm, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mưa vào thu đông, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch.
+ Nước: sông, hồ; một số nơi có nguồn nước khoáng như Hội Vân (Binh Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận).
+ Sinh vật: có các vườn quốc gia: Bình Phước, Núi Chúa (Ninh Thuận) và khu dự trữ sinh quyển thế giới: Cù Lao Chàm (Quảng Nam).
- Tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Di tích: có nhiều di tích văn hoá - lịch sử.
· Di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).
· Di tích lịch sử cách mạng: Ba Tơ (Quảng Ngãi).
+ Có các lễ hội truyền thống: Tây Sơn (Bình Định), Tháp Bà (Khánh Hòa), Katê (Ninh Thuận).
+ Làng nghề truyền thống: gốm Bầu Trúc (Ninh Thuận).
* Các lợi thế khúc về kinh tế - xã hội
- Duyên hải Nam Trung Bộ có số dân tương đối lớn, thị trường du lịch khá rộng, người dân ở đây mến khách; có đội ngũ lao động đông đảo họat động du lịch đã qua đào tạo.
- Có hệ thống giao thông khá phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch khá tốt (nhà hàng, khách sạn, mạng lưới chợ, cơ sở y tế,...).
- Mức sống và trình độ dân trí của người dân ngày càng nâng lên.
- Tình hình kinh tế ổn định, an ninh trật tự xã hội được bảo đảm,...