II. VIẾT
Viết bài văn tả lại một cảnh sinh hoạt mà em đã được chứng kiến hoặc tham gia.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ví dụ như Cảnh quê hương nha.
Mở đoạn:
- Giới thiệu quê hương em.
Ví dụ: Địa điểm quê mình ở đâu?, có những văn hóa phong tục nổi bật gì?,...
Thân đoạn:
Làm rõ các ý sau:
- Chọn một cảnh mà mình muốn tả:
Ví dụ là: cảnh sáng sớm, các cô các bác ra đồng làm ruộng.
- Tả bầu trời buổi sáng lúc đó:
+ Hoạt động và hình thái của của ông mặt trời: từ từ thức dậy và chiếu những tia nắng ấm áp xuống mặt đất còn sương sớm.
+ Bầu trời lúc đó: trong vắt, tưởng như gần với người ta hơn bằng những đám mây bồng bềnh trắng trẻo ai nhìn vào cũng thấy bình yên.
+ Không khí: trong lành, mát mẻ mang đến cho mọi người cảm giác tràn đầy sức sống cho một ngày làm việc mới.
+ Cảnh vật: đẹp như một bức tranh yên bình còn cây cối thì tươi xanh.
- Tả những ngôi nhà: có nhà còn chưa thức cũng có nhà sáng sớm đã tấp nập người mua bán.
- Tả con vật: con chó, con mèo còn đang ngủ,...
- Tả hoạt động của mọi người lúc đó:
+ Các cô chú nông dân đang cấy lúa, mạ,...
+ Em cũng vào phụ một tay theo sự hướng dẫn nhiệt tình của mọi người.
- Nêu lên suy nghĩ của mình với khung cảnh này:
+ Rất yêu thích và mong muốn bức tranh đồng quê luôn đẹp đẽ như vậy!
Kết đoạn:
- Khẳng định lại vẻ đẹp của quê hương mình và tình yêu mình dành cho quê hương.
+ Lý do vì sao mình đặc biệt thích cảnh vật này.
-> Gắn bó lâu dài với tuổi thơ mình.
-> Là cảnh vật quen thuộc thân thương.
- Hứa hẹn cần học hành chăm chỉ để làm giàu thêm nền kinh tế cho quê hương mình!
TK :
Em đã chúng kiến nhiều ngày tết trung thu. Nhung ngày tết trung thu nam 2022 ỏ quê em đã để lại cho em nhiều ấn tuong khó quên nhất.
Khi tròi vùa xẩm tối, ông mạt tròi đã khuất hản. Vầng trang bát đầu lấp ló sau bụi tre đầu làng. Màn đêm dần buông xuống. Bầu tròi lấp lánh muôn ngàn vì sao. Làng xóm trỏ nên nhộn nhịp.
Chảng mấy chốc, trang lên cao. tròn vành vạnh nhu một cái đĩa bạc. Ánh trang sáng bao trùm mọt cảnh vật. Gió thổi mát ruoij. Trên duong làng, tùng đoàn trẻ em lối đuôi nhau đi ruoc đèn. Đèn ngôi sao, đèn cá chép, đèn buom buom đủ màu sác. tiếng đàn hòa cùng tiếng trống rộn ràng. Không khí làng em trỏ nên sôi động, nhộn nhịp . sau đó nguoi lón, trẻ em tập trung tại nhà can hóa. Tại đây, chúng em đc xem múa lân, thuong thúc các trò choi thú vị nhu: nhảy bao bố, bịt bát bóng,... Chúng em còn đc nghe kể chuyện sụ tích chú Cuội, đc phá cỗ trung thu. hấp dẫn nhất là phần đốt lủa trại. Một đống lủa lón đc đốt lên giũa sân, sau đó nguoi lón, trẻ con cầm tay nhau vùa đi quanh đống lủa vùa hát. Ngọn lủa làm sáng lên nhũng guong mạt vui tuoi, rạng rõ.
Chảng mấy chốc, đống lủa cũng tát, mọt nguoi bát đầu ra về. trang trên tròi vẫn sáng vàng vạc. Trên duong làng dập dịch tiếng buoc chân đổ về các ngả. tiếng nói, tiếng cuoi lại nhộn nhịp . Rồi sau đó, các gia đình tổ chúc phá cỗ tại nhà mình.
Ngày tết trung thu ỏ quê em thật vui vẻ và ý nghĩa. Nó cho em nhũng phút giây đầm ấm hạnh phúc bên gia đình, bạn bè.
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ. Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người, đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu. làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng. Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa. Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp. Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau. Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cảnh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc
Vào thứ 7 hàng tuần, lớp em sẽ có tiết sinh hoạt lớp để tổng kết tuần vừa qua cũng như triển khai công việc của tuần sắp tới. Buổi sinh hoạt luôn có mặt đầy đủ các thành viên trong lớp, và có sự tham gia của cô giáo chủ nhiệm.
Buổi sinh hoạt lớp thường bắt đầu khi kết thúc tiết 4 của ngày thứ 7. Hầu như lớp nào cũng sinh hoạt lớp vào thời điểm này.
Buổi sinh hoạt lớp do lớp trưởng chủ trì, có thư kí ghi chép lại quá trình sinh hoạt. Kết thúc buổi sinh hoạt thì thư kí sẽ ghi chép lại đầy đủ gửi lại cô giáo chủ nhiệm để cô nắm bắt tình hình của lớp.
Hôm đó bạn lớp trưởng cầm một quyển sổ nhỏ ghi chép lại những gì lớp đạt được tuần qua. Bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm. Danh sách tổng kết có một số bạn không chịu học bài cũ, không ghi bài đầy đủ, đi học muộn, đạt điểm xấu để bị nêu trong sổ ghi đầu bài, sổ sao đỏ.
Khi lớp trưởng báo cáo thì hầu như các bạn đều im lặng lắng nghe. Em thấy rằng giờ sinh hoạt lớp là giờ mà các bạn không ai dám làm ồn, vì ai cũng sợ tên mình được nêu danh. Cô giáo thì lắng nghe rất chăm chú. Cô thường nhắc bạn thư kí phải ghi thật đầy đủ và chi tiết để cô nắm được tất cả mọi việc và làm tài liệu báo cáo với phụ huynh.
Khi các bạn có hành vi không tốt trong tuần thường sẽ bị cô giáo gọi lên bảng đứng thành hàng và phát biểu ý kiến của mình, hứa cố gắng và sửa chữa như thế nào. Bạn nào bị gọi cũng cúi mặt bước lên mục giảng và không dám nhìn ai.
Gần kết thúc buổi sinh hoạt, cô giáo bắt đầu đưa ra ý kiến của mình. Thường thì cô sẽ đề ra hình phạt đích đáng cho những bạn vi phạm và tuyên dương các bạn có thành tích tốt. Sau đó cô sẽ phổ biến kế hoạch tuần tới lớp sẽ phải làm những gì và phân công các việc cần thực hiện.
Buổi sinh hoạt khép lại khi cô giáo đã bước ra khỏi lớp, nhiều bạn hớn hở ra về, nhiều bạn bị phạt lại bắt đầu thở dài, than trách với bạn bè.
Đây là giờ “học” để chúng em nhìn lại mình và nỗ lực cố gắng hơn trong tuần tiếp theo.
Vào ngày 20/11 hàng năm thì trường tôi thường tổ chức các hoạt động văn nghệ để chào mừng ngày lễ lớn của trường tôi. Vào thời gian này thì chúng tôi thường biểu diễn các tiế mục văn nghệ do chính chúng tôi tự biên soạn và thể hiện. Những ngày lễ như thế thường để lại nhưng ấn tượng rất sâu sắc trong lòng chúng tôi,Đối với riêng tôi thì buổi trình diễn văn nghệ do trương tôi tổ chức nhân ngày 20/11 khi tôi học lớp năm để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng khó quên.
Hôm nay cũng như mọi khoi chúng tôi đến trường lúc bẩy giờ nhưng hôm nay có một điều khá khác biệt là hôm nay chúng tôi sẽ không phải đi học mà chúng tôi đến để tham dự một buổi trình diễn văn nghệ do trường chúng tôi tổ chức. Ngay từ phía xa trường tôi đã nghe thấy tiêng nhạc phát ra từ trường khiến cho chúng tôi cảm thấy rộn ràng hẳn lên. Bước vào trường tôi cảm thấy một khung cảnh khác hăn thường lệ. Trường được trang trí rất trang trọng nhưng cũng không kém phần sặc sỡ đúng như không khí của một buổi trình diễn văn nghệ. Tôi rảo bước chân đi qua cánh cổng trường rồi bước vào khu vực lớp tôi để chuẩn bị cho buổi văn nghệ lớp. Hôm nay lớp tôi thể hiện một tiết mục hát múa. Chúng tôi đã chuẩn bị tiết mục này từ gần nửa tháng trước nên chúng tôi rất chăm chút cho buổi lễ hôm nay. Nhìn các bạn trong đội hình biểu diễn ai nấy đều rất xinh đẹp trên môi các bạn tươi roi rói nhưng cũng không giấu nôi rự hồi hộp lo âu cho buổi văn nghệ. Sang các lớp khác nhìn các bạn ai nấy cũng đang hối hả chuẩn bị cho buổi văn nghệ. Có rất nhiều màu sắc sặc sỡ dự báo đây sẽ là một buổi liên hoan văn nghệ rất đặc sắc. Rời các lớp tôi đi ra hành lang thấy đội hình trống và đội cờ của nhà trường đang được tập luyện những kaau cuối cùng cho buổi văn nghệ. Nhìn các bạn ai nấy đều rất tự tin và rất chuyên nghiệp đúng là đội hình của nhà trường có khác. Đúng tám giờ sáng tiếng trống rộn rã báo hiệu cho chúng tôi buổi biểu diễn văn nghệ sắp được bắt đầu. Chúng tôi ai nấy đều rất vội vàng chuẩn bị cho những khâu cuối cùng của buổi văn nghệ. Khoảng mười phút sau chúng tôi đã có mặt đông đủ dưới sân trường và xếp thành những hàng ghế ngay ngắn để chào mừng buổi văn nghệ. Đó cũng là lúc cô giáo dẫn chương trình lên sân khấu để nói lời khai mạc cho buổi liên hoan văn nghệ. Cô giới thiệu các vị đại biểu có mặt tại buổi văn nghệ ngày hôm nay. Lời nói của cô rất rõ ràng dõng dạc khiến chúng tôi không thể rời mắt cô được Tiết mục đầu tiên ra mắt thật ấn tượng, đó là tiết mục hợp ca “thầy em” do toàn thể học sinh lớp 8A, lớp xuất sắc về mọi mặt, cùng hát. Đệm theo là tiếng trống, tiếng đàn tài nghệ của hai thầy dạy âm nhạc càng làm cho bài hát thêm sức lôi cuốn và xốn xang lòng người. Xong tiết mục ấy là tiết mục múa của lớpchúng tôi. Khi cô dẫn chương trình giới thiệu về lớp chúng tôi thì tất cả mọi học sinh trong trường đề ra sức vỗ tay cổ vũ. Đó là bởi vì lốp tôi là lớp được biết đên với rất nhiều các tiết mục văn nghệ đạt thành tích cao. Dường như toàn trườn đang lắng dần trong không khí im lặng để chào đón tiết mục của chúng tôi. Thế là hai tốp nữ sinh váy đủ màu sặc sỡ, đầu cột nơ hồng, trên gương mặt lại điểm thêm một chút phấn với môi son trông mới xinh làm sao! Ai cũng trầm trồ khen ngợi! Rồi tiếng hát vang lên, các điệu múa cũng bắt đầu theo tiếng hát. Những cánh tay xinh xinh nhịp nhàng đưa lên đưa xuống, qua lại, rồi những động tác uốn người thật dẻo, thật đều cứ thế cho đến hết bài. Tiếng hát vừa dứt cũng là lúc các bạn đã xếp xong thành hàng ngang, duyên dáng cúi đầu chào. Thế là tiếng vỗ tay nhất loạt vang lên,chúng tôi tất cả những học sinh của lớp 6a như chết lặng trong không khí đó. Như thế là chúng tôi đã thể hiện thành cõng buổi trình diễn. Sau bao nhiêu cố gắng vất vả thì chúng tôi cuối cùng cũng đã được đền đáp xứng đáng. Đó đâu phải là những giải thưởng hay những phần quà nào đó mà nhà trường tặng thưởng mà đó đơn giản chỉ là nhưng x phút giây này đây khi chúng tôi được đắm chìm trong không khí vui vẻ thích thú của mọi người dành cho chúng tôi. Sau màn trình diễn của chúng tôi là các lớp khác làn lượt lên biễu diễn. Mỗi lớp mang một màu sắc một không khí riêng của mình. Sau đó còn có những tiết mục song ca do các thầy cô giáo trong trường tổ chức khiến cho buổi văn nghệ càng náo nhiệt hơn. Khoảng hai tiếng sau buổi văn nghệ kết thúc,tất cả mọi người ai nấy đều thấy hêt sức thỏa mãn ấn tượng,mọi người ra về ai nấy đều nuối tiếc hẹn đến buổi liên hoan văn nghệ lần sau chúng tôi mới lại có cơ hội được thỏa sức vui chơi được xem các tiết mục trình diễn như ngày hôm nay vậy.
Buổi biểu diễn văn nghệ diễn ra thật ấn tượng, tôi cũng như mọi người ra về trong tâm trạng hân hoan với niềm vui khó tả. Tôi hi vọng trong buổi biểu diễn văn nghệ sau trường tôi sẽ có nhiều tiết mục hấp dẫn hơn nữa.
Ngày 20-11 vừa qua, trường em lại tổ chức buổi biểu diễn vaen nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Hôm ấy đúng 7h30 phút học sinh toàn trường đã có mặt đông đủ. Các cô giáo thì mặc áo dài truyền thống Việt Nam. Còn các bạn học sinh mặc bộ đồng phục trông thật dễ thương. Đầu tiên thầy Hiệu trưởng lên phát biểu khai mạc. Tiếp theo là những tiết mục văn nghệ đặc sắc: máu, hát, kể chuyện, đọc thơ và đàn vi-ô-lông. Tiết mục đàn vi-ô-lông của bạn Lân lớp em là hay nhất. Bạn chơi bài Mừng Giáng Sinh. Tiếng đàn nổi lên, lúc trầm lúc bổng cả trường em im lặng lăắngnghe như bị thôi miên. Tiếng đàn vừa dứt những tràng vỗ tay vang lên. Có những anh lớp năm còn đứng dậy hô to:”Chơi nữa đi!Chơi nữa đi!”
Em vui lắm, em mong nhà trường tổ chức nhiều buổi biểu diễn như thế này nữa để chúng em có cơ hội thể hiện tài năng nghệ thuật của mình.
hiều thứ sáu hàng tuần, lớp tôi sẽ có một buổi sinh hoạt tổng kết thi đua trong tuần. Buổi sinh hoạt diễn ra vào tiết học cuối cùng, dưới sự giám sát của cô giáo chủ nhiệm.
Cô giáo yêu cầu lớp trưởng tiến hành tổng kết lại kết quả thi đua của các tổ. Bạn Hòa - lớp trưởng đã thay mặt cả lớp đề ra mục tiêu thi đua của tháng tới. Sau khi phát biểu xong, cô chủ nhiệm yêu cầu Hòa lấy ý kiến của các bạn trong lớp. Sau câu hỏi của Hòa - cả lớp chìm vào yên lặng. Một vài phút sau một cánh tay giơ lên. Đó là Lan Anh - tổ trưởng của tổ ba. Lan Anh đã bày tỏ ý kiến của mình về bạn Tùng - một học sinh mới chuyển đến lớp. Bạn ấy cho rằng Tùng là một cậu bạn nghịch ngợm, trong giờ học thường bị thầy cô nhắc nhở gây ảnh hưởng đến thành tích của lớp. Lan Anh cũng đề nghị cần có những biện pháp kiểm điểm đối với Tùng.
Ý kiến của Lan Anh khiến cả lớp xôn xao. Có bạn đồng tình, có bạn phản đối. Lớp trưởng đã đề nghị sẽ được giải quyết vấn đề này. Trong ấn tượng của tôi và Hòa, tuy Tùng là một cậu bạn khá nghịch ngợm nhưng lại rất tốt bụng. Bởi vậy, tôi tin rằng Hòa sẽ có quyết định đúng đắn:
- Thưa các bạn, trước hết tôi xin được tiếp nhận ý kiến của Lan Anh. Tùng là một học sinh mới chuyển đến lớp mình không lâu. Tuy khá là nghịch ngợm, nhưng cậu ấy lại là một người bạn rất tốt. Trong học tập, Tùng có thành tích học tập rất giỏi. Có những câu trả lời khó của thầy cô, Tùng cũng là người đứng ra trả lời. Đối với bạn bè, Tùng cũng luôn nhiệt tình giúp đỡ như giảng bài cho các bạn học kém, giúp một số bạn đến muộn trực nhật…
Cả lớp bắt đầu xôn xao bàn tán. Những ý kiến tán thành dường như ngày càng nhiều hơn. Bản thân Tùng đã tự đứng ra kiểm điểm, nhận lỗi và hứa sẽ sửa đổi.
Cuối cùng, cô giáo chủ nhiệm yêu cầu cả lớp biểu quyết. Các thành viên trong lớp đều đồng ý sẽ cho Tùng một cơ hội sửa chữa. Bản thân Lan Anh cũng đã bị thuyết phục.
Để kết thúc buổi sinh hoạt, Hòa đã nêu ra những mục tiêu của tuần mới. Buổi sinh hoạt đã kết thúc tốt đẹp.
HT~
Viết bài văn miêu tả. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu lễ hội mà em đã được chứng kiến/ xem cảnh trên truyền hình (Là lễ hội nào? Ở đâu?...).
- Ấn tượng chung của em về lễ hội đó như thế nào? (Trang nghiêm, tráng lệ, đồ sộ, tươi vui...)
b. Thân bài (9đ)
- Lễ hội diễn ra vào thời gian nào? (mùa nào? Tháng nào?). (1đ)
- Địa điểm tổ chức lễ hội đó. (sân đình/ sân chùa...) (0.5đ)
- Mục đích của lễ hội ( Lễ hội đó tổ chức để làm gì?) (1đ)
- Quang cảnh chung của lễ hội (trang trí như thế nào?, trang phục người tham gia ra sao?...) (1đ)
- Không khí lễ hội. (0.5đ)
- Hoạt động chính diễn ra trong lễ hội:
+ Phần lễ (trang phục của người tham gia như thế nào? Họ làm những gì? ở đâu?...) (1đ)
+ Phần hội (có những trò chơi nào...) (1đ)
- Tâm trạng của em khi tham gia/ xem cảnh lễ hội. (1đ)
- Kỉ niệm đáng nhớ của em về lễ hội (khi tham gia) (1đ)
- HS vận dụng biện pháp tu từ so sánh trong miêu tả lễ hội. (1đ)
c. Kết bài (0.5d)
- Cảm nghĩ của em về lễ hội đó. Hào hứng và yêu thích lễ hội. Lễ hội làm cho người dân yêu làng quê, tự hào về nét văn hoá cổ truyền của quê hương.
tham khảo:
Bài làm
Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây. Đây là dịp để những người con Hà Nội như tôi có dịp được chứng kiến cảnh tượng nô nức hiếm có này.
Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Với những vùng sông nước, hội đua thuyền còn có ý nghĩa khai thông sông nước, cầu một năm mưa thuận, gió hòa. Ngay từ sáng sớm, người dân và du khách tứ phương đã kéo về đông đúc. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Hồ Tây chẳng còn vẻ lăn tăn sóng gợn. Không khí một lúc một căng thẳng. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Em cũng hô vang “Cố lên…! Cố lên…” như mọi người. Thuyền trôi nhanh trên mặt hồ như một chú cá vàng đang bơi. Làn sương mù ngày xuân chẳng cản bước được những chiếc thuyền. Chẳng mấy chốc, một chiếc thuyền đã về đích, vượt qua chiếc băng đỏ bắc ngang trên mặt hồ. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.
Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.
Đối với mỗi người, gia đình chính là điểm tựa vô cùng quan trọng. Với riêng em cũng vậy, bởi ở đó có bố mẹ - những người mà em vô cùng yêu thương. Em vẫn còn nhớ như in những kỉ niệm bình dị đã trải qua cùng với bố mẹ, đặc biệt là những bữa cơm sum họp của gia đình.
Hôm đó, mùng 8 tháng 3 - ngày Quốc tế phụ nữ. Em và bố đã quyết định sẽ dành cho mẹ một điều bất ngờ nho nhỏ. Do là thứ hai nên mẹ vẫn phải đi làm. Điều đó đã tạo cơ hội thuận lợi cho em và bố thực hiện kế hoạch của mình. Em đã gợi ý cho bố nhờ đến sự giúp đỡ của cô Chi - cô là một đồng nghiệp của mẹ. Kế hoạch đặt ra là sau giờ dạy, cô sẽ rủ mẹ đi mua sắm cho đến khi cả hai bố con chuẩn bị xong món quà dành cho mẹ. Em đã nhờ bố gọi điện cho cô, và tự mình nói cho cô biết kế hoạch. Sau khi nghe xong, cô Chi rất vui vẻ nhận lời.
Sau khi tan học, em cố gắng về nhà thật sớm. Bố cũng đã xin công ty cho về sớm trước một tiếng để chuẩn bị. Khi về đến nhà em đã thấy trên bàn đã có một bó hoa rất đẹp. Đó là hoa hướng dương - loài hoa mà mẹ rất thích. Em nhớ mẹ nói rằng mẹ thích hoa hướng dương vì nó tượng trưng cho niềm tin và hy vọng.
Sau đó, em nhanh chóng chạy vào bếp thì đã thấy bố đang bận rộn rửa rau. Em liền đến giúp bố. Hai bố con em đã quyết định sẽ nấu cho mẹ một bữa ăn thật đặc biệt. Sau hơn một tiếng đồng hồ bận rộn trong căn bếp của mẹ. Cuối cùng hai bố con đã hoàn thành những món ăn mà mẹ thích: sườn xào chua ngọt, canh cá nấu chua, măng kho tương… Một bàn ăn hấp dẫn đã được sắp xếp đâu vào đây. Ở giữa bàn còn là một lọ hoa do chính tay em tự cắm nữa. Tuy không được đẹp bằng mẹ cắm nhưng em tin chắc nếu mẹ biết là do cô con gái rượu tự tay cắm tặng mình, thì sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Mọi công việc chuẩn bị đã xong xuôi. Hai bộ con đồng ý với nhau rằng công việc quả nội trợ quả thật rất vất vả. Mẹ thật phi thường khi vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà.
Hai bố con em đã cố gắng tắm rửa nhanh nhất có thể. Khoảng sáu rưỡi tối, em nhắn tin cho cô Chi rằng mọi công việc đã xong xuôi. Khoảng mười lăm phút sau thì mẹ đã về đến nhà. Trước đó, bố đã tắt hết điện trong nhà. Khi mẹ mở cửa bước vào thì bỗng nhiên điện bật lên, em và bố bước ra. Bố cầm bó hoa hồng tặng mẹ. Lúc đó em nhìn thấy khuôn mặt của mẹ rất ngạc nhiên, kế tiếp là nụ cười hạnh phúc. Mẹ càng ngạc nhiên hơn khi biết được những món ăn trên bàn là do bố con tôi chuẩn bị riêng cho mẹ.
Sau đó, cả gia đình vừa ăn cơm, vừa trò chuyện vui vẻ. Mẹ đã còn khen các món ăn rất ngon. Em khẽ nháy mắt với bố, trong lòng khen thầm rằng bố cũng có tài năng nấu nướng lắm đó. Khi nhìn lọ hoa trên bàn, mẹ đã hỏi hai bố con xem ai là tác giả của lọ hoa. Em vừa mỉm cười nhìn mẹ, vừa trả lời: “Là con ạ”. Lúc đó khuôn mặt của mẹ rất ngạc nhiên, mẹ còn khen lọ hoa rất đẹp nữa. Điều đó khiến em cảm thấy vô cùng sung sướng. Ăn cơm xong, em cùng bố rửa bát. Còn mẹ thì ngồi bổ hoa quả ngoài phòng khách. Sau đó, cả nhà cùng nhau ngồi em vô tuyến, và còn trò chuyện rất vui vẻ.
Sau buổi tối ngày hôm đó, các thành viên trong gia đình em thêm gắn kết hơn. Bản thân em đã thấu hiểu được sự vất vả của mẹ khi làm những công việc nội trợ. Em cũng tự hứa sẽ cố gắng giúp đỡ mẹ nhiều hơn.
đây nhé
Có ai đó đã từng nói rằng trường học là ngôi nhà thứ hai của mỗi học sinh. Đối với tôi, mái trường cấp hai thân yêu - nơi tôi đang học tập chính là ngôi nhà thứ hai đó. Tôi đã trải qua thật nhiều kỉ niệm bên ngôi trường này, đặc biệt nhất là những giờ ra chơi thật sôi động.
Ngôi trường của em rất to và đẹp, nó được đặt ngay ở khu trung tâm của xã. Con đường dẫn vào trường được đổ bê tông phẳng lì. Hai bên đường là những hàng bạch đàn thẳng tắp, cao vút, cành lá lao xao như vẫy chào chúng em tới trường. Bước qua cổng trường, em đã gặp ngay bác trống nằm tròn vo trên giá ngay cạnh phòng bác bảo vệ. Có lẽ vì chưa có ai đánh thức nên bác vẫn còn ngủ say.
Sân trường lát gạch đã được các bạn trực ban quét dọn sạch sẽ. Giữa sân, mấy cây bằng lăng đã nở hoa tím ngát. Đằng kia là bác xà cừ già, cành lá sum sê che rợp cả góc sân cho chúng em vui chơi thỏa thích. Trên đỉnh cột cờ nằm ở dãy nhà hiệu bộ, lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay như đùa vui trong gió. Nhà hiệu bộ và hai dãy phòng học cao tầng được bố trí theo hình chữ U ôm gọn lấy sân trường. Các phòng học đều được quét vôi vàng, cửa sổ sơn xanh rất đẹp. Phòng học nào cũng rộng rãi, thoáng mát và được trang trí giống nhau. Bàn ghế trong các phòng học cũng được kê ngay ngắn thẳng hàng.
Khi kết thúc mỗi giờ học tập căng thẳng, tất cả học sinh trong trường lại xuống sân trường. Lúc này, sân trường luôn là nơi đông vui, nhộn nhịp nhất. Trên sân trường có nhiều hàng ghế đá, các bồn cây được sắp xếp thẳng hàng. Những cây cổ thụ lâu năm không biết đã tỏa bóng mát cho biết bao nhiêu thế hệ học sinh. Nhiều nhóm học sinh ngồi trên những chiếc ghế đá, hay dưới những gốc cây để trò chuyện với nhau hay đọc sách, học bài trước khi đến lớp. Ở những khoảng sân rộng rãi, từng nhóm học sinh chơi cầu lông, đá cầu, nhảy dây… Tiếng cười nói vang vọng khắp không gian hòa cùng với tiếng chim hót ríu rít. Khoảng sân trường lúc này sôi động biết bao nhiêu.
Khi tiếng trống báo hiệu vào học vang lên, các bạn học sinh nhanh chóng trở lại lớp học. Ngôi trường lại trở nên im lặng đến kỳ lạ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng đọc bài văng vẳng từ các lớp học.
Dưới mái trường này, tôi đã trải qua những giờ học tập thật bổ ích, những giờ ra chơi thật vui vẻ… Đối với tôi, nơi đây giống như ngôi nhà thứ hai vậy. Ngôi trường đã ở đó, như một người bạn, chứng kiến bao thế hệ trưởng thành, bao kỷ niệm của tuổi học trò. Đó cũng là nơi đã chắp cánh cho những ước mơ đang ngày một bay xa hơn.