K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng a) Trong các câu kể sau, câu nào thuộc câu kể Ai làm gì? A. Công chúa ốm nặng. B. Chú hề đến gặp bác thợ kim hoàn. C. Nhà vua lo lắng. D. Hoàng hậu suy tư. b) Từ “Thưa thớt” thuộc từ loại nào? A. Danh từ B. Tính từ C. Động từ D. Đại từ c) Từ “trong” ở cụm từ “phấp phới trong gió” và từ “trong” ở cụm...
Đọc tiếp

Bài 1. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

a) Trong các câu kể sau, câu nào thuộc câu kể Ai làm gì?

A. Công chúa ốm nặng.

B. Chú hề đến gặp bác thợ kim hoàn.

C. Nhà vua lo lắng.

D. Hoàng hậu suy tư.

b) Từ “Thưa thớt” thuộc từ loại nào?

A. Danh từ

B. Tính từ

C. Động từ

D. Đại từ

c) Từ “trong” ở cụm từ “phấp phới trong gió” và từ “trong” ở cụm từ “nắng đẹp trời trong” có quan hệ với nhau như thế nào?

A. Đó là một từ nhiều nghĩa

B. Đó là hai từ đồng nghĩa

C. Đó là hai từ đồng âm

D. Đó là hai từ trái nghĩa

d) Quan hệ từ nào sau đây có thể điền vào chỗ trống trong câu: “Tấm chăm chỉ hiền lành........ Cám thì lười biếng, độc ác.” ?

A. còn

B. là

C. tuy

D. dù

e) Khổ thơ sau đây sứ dụng mấy lần biện pháp nhân hóa?

Bầy chim đi ăn về

Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.

Nắng đứng ngủ quên

Trên những bức tường

Làn gió về mang hương

Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa.

A. 1 lần

B. 2 lần                

C. 3 lần             

D. 4 lần

g) Xét các câu sau:

1.Bà em mua hai con mực.

2. Mực nước đã dâng lên cao.

3. Trình độ văn chương của anh ấy cũng có mực

A.               “mực” trong câu 1 và 2 là các từ nhiều nghĩa.

B.               “mực” trong câu 2 và 3 là các từ nhiều nghĩa.

C.               “mực” trong câu 1 và 2 là các từ đồng âm.

D.               Cả B và C đều đúng.

h) Chủ ngữ của câu: “Cái hương vị ngọt ngào nhất của tuổi học trò còn đọng lại mãi trong tâm hồn chúng em.” là:

A. Cái hương vị ngọt ngào nhất

B. Cái hương vị ngọt ngào nhất của tuổi học trò

C. Cái hương vị

D. Cái hương vị ngọt ngào

i,Nhóm từ nào dưới đây không phải là nhóm các từ láy:

A. mơ màng, mát mẻ, mũm mĩm

B. mồ mả, máu mủ, mơ mộng

C. mờ mịt, may mắn, mênh mông

D. Cả a, b, c đều đúng.

k. Câu nào dưới đây dùng sai quan hệ từ:

A.      Tuy trời mưa to nhưng bạn Hà vẫn đến lớp;         

B.      Thắng gầy nhưng rất khỏe.               

C.      Đất có chất màu vì nuôi cây lớn.                  

D.      Đêm càng về khuya, trăng càng sáng

l.Cho đoạn thơ sau:

                             Muốn cho trẻ hiểu biết

                             Thế là bố sinh ra

                             Bố bảo cho bé ngoan

                             Bố bảo cho biết nghĩ.

                                                          ( Chuyện cổ tích loài người – Xuân Quỳnh)

          Cặp quan hệ từ in nghiêng trên biểu thị quan hệ gì?

A. Nguyên nhân – kết quả

B. Tương phản

C. Giả thiết – kết quả

D. Tăng tiến

Bài 2. Ghi lại các cặp quan hệ từ ở những câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận trong câu.

a.Vì đến muộn nên Mai không được vào phòng thi.

b. Tuy chỉ mới có 3 tuổi nhưng cô bé có thể làm được phép tính cộng hai con số.

c. Nếu trẻ em thành phố có được những sân chơi bổ ích thì mùa hè với chúng sẽ thú vị hơn nhiều.

d. Mọi người càng chen lấn, đường càng tắc.

Cặp quan hệ từ

Quan hệ biểu thị

1.

 

2.

 

3.

 

4.

 

 

0
9 tháng 3 2020

câu b nhé

nhớ k cho mik vì mk trả lời đầu tiên mà

Câu nào thuộc kiểu câu kể Ai làm gì?
a. Công chúa ốm nặng.
b. Nhà vua buồn lắm!
c. Chú hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn.

Chọn câu c nhé!! hok tốt!!

21 tháng 3 2018

Trong các câu kể sau,câu nào thuộc kiểu câu kể ai làm gì ?

  A. Công chúa ốm nặng

( B.) Chú hề đến gặp bác thợ kim hoàn

  C. Nhà vua lo lắng

  D. Hoàng hậu suy tư

21 tháng 3 2018

là sao

 Câu 1: Câu hỏi thường có các từ nghi vấn nào?Câu 2: Câu nào là câu kể “Ai làm gì”?       a. Công chúa ốm nặng       b. Nhà vua buồn lắm                 c. Chú hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn.Câu 3: Đọc đoạn văn sau:  (1) Vợ chồng nhà Sói mấy hôm nay mất ngủ vì Sói chồng đau răng. (2) Giữa đêm khuya, Sói vợ mời bác sĩ Gõ Kiến đến chữa bệnh. (3) Không quản đêm tối, trời lạnh, bác sĩ Gõ Kiến đến ngay. (4) Bác...
Đọc tiếp

 

Câu 1: Câu hỏi thường có các từ nghi vấn nào?

Câu 2: Câu nào là câu kể “Ai làm gì”?      

a. Công chúa ốm nặng       b. Nhà vua buồn lắm                 c. Chú hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn.

Câu 3: Đọc đoạn văn sau:

  (1) Vợ chồng nhà Sói mấy hôm nay mất ngủ vì Sói chồng đau răng. (2) Giữa đêm khuya, Sói vợ mời bác sĩ Gõ Kiến đến chữa bệnh. (3) Không quản đêm tối, trời lạnh, bác sĩ Gõ Kiến đến ngay. (4) Bác sĩ Gõ Kiến kiên trì khêu từng miếng thịt nhỏ xíu giắt sâu trong răng Sói chồng, rồi bôi thuốc. (5) Sói chồng hết đau, không rên hừ hừ nữa.

  a) Tìm và viết lại  các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên. Xác định chủ ngữ  và vị ngữ của từng câu tìm được.

 Câu 4 : Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:

   a)…………………………. mải mê ấp trứng, quên cả ăn, chỉ mong ngày trứng nở thành con.

   b) ........................................hót ríu rít trên cành xoan, như cũng muốn đi học cùng chúng em.

   c) Trong chuồng, ..................kêu “chiêm chiếp”, ...................kêu “ cục tác”, ....................thì cất tiếng gáy vang. 

Câu 5 :  Tìm và ghi lại  các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau, dùng gạch chéo (/) để xác định chủ ngữ và vị ngữ của các câu đó.

          Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy hết các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố thủ đô. Tiếng chuông xe đạp lanh canh. Tiếng thùng nước ở một vòi nước công cộng loảng xoảng. Tiếng ve rền rĩ trong những đám lá cây bên đại lộ.

3
29 tháng 1 2022

Có khá nhiều bài mà có những bài cơ bản, dễ nữa em. Em làm được bài nào rồi? Nói ra để mọi người giúp bài cần thôi nè.

22 tháng 2 2022

gì nhìu dữ

câu 1:câu hỏi thường có các từ nghi vấn nào ?a. Ai, gì, nào, sao, khôngc. Ai, A, nhé, nhỉ, nghend. A, ối, trời ơi, không,Câu 2 : Câu nào là câu kể “Ai làm gì” ? a. Công chúa ốm nặng b. Nhà vua buồn lắm c. chú hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn.Câu 3: a.Viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của mỗi người trong gia đình em vào tối giao thừa? b.Viết một đoạn văn tả về một loài hoa thường có vào dịp tết,...
Đọc tiếp

câu 1:câu hỏi thường có các từ nghi vấn nào ?

a. Ai, gì, nào, sao, không

c. Ai, A, nhé, nhỉ, nghen

d. A, ối, trời ơi, không,

Câu 2 : Câu nào là câu kể “Ai làm gì” ? a. Công chúa ốm nặng b. Nhà vua buồn lắm c. chú hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn.

Câu 3: a.Viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của mỗi người trong gia đình em vào tối giao thừa? b.Viết một đoạn văn tả về một loài hoa thường có vào dịp tết, trong đó có sử dụng mẫu câu Ai thế nào?

Câu 4: Đọc đoạn văn sau: (1) Vợ chồng nhà Sói mấy hôm nay mất ngủ vì Sói chồng đau răng. (2) Giữa đêm khuya, Sói vợ mời bác sĩ Gõ Kiến đến chữa bệnh. (3) Không quản đêm tối, trời lạnh, bác sĩ Gõ Kiến đến ngay. (4) Bác sĩ Gõ Kiến kiên trì khêu từng miếng thịt nhỏ xíu giắt sâu trong răng Sói chồng, rồi bôi thuốc. (5) Sói chồng hết đau, không rên hừ hừ nữa. a) Tìm và viết lại các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên. b) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ và 2 gạch vị ngữ của từng câu tìm được.

Câu 5 : Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau: a). mải mê ấp trứng, quên cả ăn, chỉ mong ngày trứng nở thành con. b) ........................................hót ríu rít trên cành xoan, như cũng muốn đi học cùng chúng em. c) Trong chuồng, ..................kêu “chiêm chiếp”, ...................kêu “ cục tác”, .......................... thì cất tiếng gáy vang.

2
27 tháng 1 2022

câu 1:câu hỏi thường có các từ nghi vấn nào ?

a. Ai, gì, nào, sao, không

c. Ai, A, nhé, nhỉ, nghen

d. A, ối, trời ơi, không,

Câu 2 : Câu nào là câu kể “Ai làm gì” ?

a. Công chúa ốm nặng

b. Nhà vua buồn lắm

c. chú hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn.

Câu 3: a.Viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của mỗi người trong gia đình em vào tối giao thừa?

Vào mỗi dịp tết đến, đối với mọi người  trong gia đình em giao thừa là thời điểm đầy ý nghĩa nhất. Trước lúc giao thừa, em lo sắp xếp đồ đạc gọn gàng, quét dọn thêm nhà cửa cho sạch sẽ, và đặc biệt là chuẩn bị sẵn những bộ quần áo mới. Nhà mở to nhạc bài hát Happy New Year. Các đứa nhỏ nhà các cô bác cũng háo hức chào đón năm mới mà không chịu ngủ, cứ chạy loanh quanh trên sân đùa nghịch. Đồng hồ điểm 12h, bố mẹ em bắt đầu thắp nhang cúng giao thừa. Sau đó, cả nhà ngồi quay quần bên nhau và cùng xem ti vi nghe chủ tịch nước chúc tết, xem bắn pháo hoa, bố mẹ lì xì cho chúng em những bao phong bì đỏ chói. Em chúc bố mẹ sức khỏe và làm ăn phát đạt, đạt được những dự định cho năm mới và hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để làm vui lòng bố mẹ.

b.Viết một đoạn văn tả về một loài hoa thường có vào dịp tết, trong đó có sử dụng mẫu câu Ai thế nào?

Nguyệt quế! Ôi loài cây thân thương! Chắc mọi người ai cũng thắc mắc tại sao tôi lại coi nó như một loài cây thân thương đúng không? Vì đây là loài cây có ý nghĩa với tôi rất nhiều. Cây nguyệt quế được trồng ở đầu ngõ là kỉ niệm của nội tôi. Nguyệt quế thân gỗ, to bằng ngón chân cái có nhiều cành to bằng chiếc đũa, hoặc chỉ to bằng cọng rơm màu nâu xám. Mỗi nhánh cây bằng chiếc tăm dài có từ bảy đến chín lá hình thoi màu xanh thẫm mượt bóng, nhất là sau một đêm mưa. Cành lá sum sê, xoè tán rất đẹp trông cứ như một chiếc ô xanh xinh xinh căng lên. Đến mùa hoa nở, từng chùm hoa trắng phau tỏa hương thơm ngào ngạt dưới ánh trăng rằm. Khi còn bé, mỗi khi qua nhà nội chơi là tôi và lũ em đều chạy lại và ngắm nghía cây một cách say sưa và nói về đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Có khi chúng tôi lại lặng yên ngồi bên cây nghe nội tôi kể về những kỉ niệm của nội về thời chiến tranh khốc liệt. Giờ nội tôi cũng không còn nữa nhưng nguyệt quế vẫn còn đó và luôn gợi nhớ chúng tôi về nội mãi.

Câu 4: Đọc đoạn văn sau:

(1) Vợ chồng nhà Sói mấy hôm nay mất ngủ vì Sói chồng đau răng. (2) Giữa đêm khuya, Sói vợ mời bác sĩ Gõ Kiến đến chữa bệnh. (3) Không quản đêm tối, trời lạnh, bác sĩ Gõ Kiến đến ngay. (4) Bác sĩ Gõ Kiến kiên trì khêu từng miếng thịt nhỏ xíu giắt sâu trong răng Sói chồng, rồi bôi thuốc. (5) Sói chồng hết đau, không rên hừ hừ nữa.

a) Tìm và viết lại các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên.

Giữa đêm khuya, Sói vợ mời bác sĩ Gõ Kiến đến chữa bệnh. 

b) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ và 2 gạch vị ngữ của từng câu tìm được.

Giữa đêm khuya, Sói vợ/mời bác sĩ Gõ Kiến đến chữa bệnh

                                CN          VN

Câu 5 : Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:

a). mải mê ấp trứng, quên cả ăn, chỉ mong ngày trứng nở thành con.

Gà mẹ mải mê ấp trứng , quên cả ăn , chỉ mong ngày trứng nở thành con .

b) ........................................hót ríu rít trên cành xoan, như cũng muốn đi học cùng chúng em.

Chim sẻ hót ríu rít trên cành xoan , như cunh4 muốn đi học cùng chúng em.

c) Trong chuồng, ..................kêu “chiêm chiếp”, ...................kêu “ cục tác”, .......................... thì cất tiếng gáy vang.

Trong chuồng, gà con kêu chiếp chiếp, gà bố kêu cụp tác, thì cất tiếng gáy vang.

5 tháng 12 2021

B.

chac the

5 tháng 12 2021

B . Chu he den gap bac tho kim hoan 

Dung thi k cho minh con sai thi thoi nha !

A ma day la cau hoi lop 3 ma

27 tháng 11 2021

khoogn trả lời linh tinh nha

 

Rất nhiều mặt trăng   Ở vương quốc nọ có một cô bé xinh xinh chừng năm, sáu tuổi. Bé xíu như vậy, nhưng cô lại là công chúa. Một lần, công chúa ốm nặng. Nhà vua rất lo lắng. Ngài hứa tặng cô con gái bé nhỏ bất kì thứ gì cô muốn, miễn là cô khỏi bệnh. Công chúa nói rằng cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.   Vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học tới để bàn...
Đọc tiếp

Rất nhiều mặt trăng

   Ở vương quốc nọ có một cô bé xinh xinh chừng năm, sáu tuổi. Bé xíu như vậy, nhưng cô lại là công chúa. Một lần, công chúa ốm nặng. Nhà vua rất lo lắng. Ngài hứa tặng cô con gái bé nhỏ bất kì thứ gì cô muốn, miễn là cô khỏi bệnh. Công chúa nói rằng cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.

   Vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học tới để bàn cách lấy mặt trăng cho cô bé. Nhưng ai nấy đều nói là đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.

   Nhà vua buồn lắm, than phiền với chú hề của ngài. Chú hề nghĩ một lát, rồi bảo:

- Trước hết, phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào đã.

   Nhà vua đồng ý. Thế là chú hề đến gặp cô chủ nhỏ của mình. Chú hứa sẽ mang mặt trăng về cho cô nhưng cô phải cho biết mặt trăng to bằng chừng nào. Công chúa bảo:

- Chỉ to hơn móng tay ta, vì khi ta đặt ngón tay lên trước mặt trăng thì móng tay che gần khuất mặt trăng.

   Chú hề hỏi lại:

- Công chúa có biết mặt trăng treo ở đâu không?

   Công chúa đáp:

- Ta thấy đôi khi nó đi ngang qua ngọn cây trước cửa sổ.

   Chú hề gặng hỏi thêm:

- Vậy theo công chúa, mặt trăng làm bằng gì?

- Tất nhiên là bằng vàng rồi.

  Chú hề tức tốc đến gặp thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, rồi cho mặt trăng vào một sợi dây chuyền vàng để cô bé có thể đeo vào cổ.

Thấy mặt trăng, công chúa vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.Nhà vua rất mừng vì con gái đã khỏi bệnh, nhưng ngài lập tức lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời. Nếu con gái yêu của ngài nhìn thấy mặt trăng, cô bé sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ cô không phải là mặt trăng thật, sẽ thất vọng và ốm trở lại. Thế là ngài lại cho vời các vị đại thần, các nhà khoa học đến để nghĩ cách làm cho công chúa không thể nhìn thấy mặt trăng. Các vị đại thần, các nhà khoa học đều bó tay.

   Mặt trăng đã bắt đầu nhô lên qua cửa sổ. Nhà vua vội gọi chú hề tới, nói cho chú hay điều ngài lo lắng.

   Chú hề vào phòng công chúa, thấy cô bé đang nằm bên cửa sổ, mắt ngắm nhìn vầng trăng tỏa sáng trên bầu trời, tay nâng niu vầng trăng bé nhỏ gắn trên chiếc dây chuyền ở cổ.

- Làm sao mặt trăng lại chiếu sáng trên trời trong khi nó đang nằm trên cổ công chúa nhỉ? - Chú hề hỏi.

   Công chúa nhìn chú bé, mỉm cười:

- Khi ta mất một chiếc răng, chiếc mới sẽ mọc ngay vào chỗ ấy. Khi ta cắt một bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên. Có đúng không nào?

   Chú hề vội tiếp lời:

- Tất nhiên rồi. Khi một con hươu mất sừng, cái sừng mới sẽ mọc ra. Sau khi đêm thay thế cho ngày, ngày lại thế chỗ của đêm.

- Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy... - Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. Nàng đã ngủ.

   Chú hề đắp chăn cho công chúa rồi rón rén ra khỏi giường.

hãy đọc bài sau và trả lời câu hỏi :

Câu 1

Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?

Câu 2

Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của cô công chúa?

Câu 3

Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học?​

Câu 4

Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn.

 

4
27 tháng 12 2021

A] công chúa muốn có mặt trăng

B] các vị đại thần và các nhà khoa học nói nguyện vọng của công chú ko thể thực hiện vì mặt trăng ở xa và to gấp hàng nghìn đất nước của nhà vua

C]chú hề nghĩ rằng cách nghĩ của trẻ con khác với người lớn

D]Khi ta mất một chiếc răng, chiếc mới sẽ mọc ngay vào chỗ ấy. Khi ta cắt một bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên. Có đúng không nào?

cho mik 1 k nha

27 tháng 12 2021

Câu 1:Nàng công chúa nhỏ có nguyện vọng là có được mặt trăng 

Câu 2 : các vị đại thần và các nhà khoa học nói mặt trăng quá lớn và ở quá xa trái đất nên ko thể nào đáp ứng được  nguyện vọng của cô

Câu 3 :cách nghĩ của chú hề khác với các vị đại thần và các nhà khoa học là trước hết phải hỏi nàng công chúa xem nàng nghĩ về mặt trăng như thế nào đã 

Câu 4 : những chi tiết cho thấy suy nghĩ của công chúa với mặt trăng là : mặt trăng chỉ to hơn ngón tay , mặt trăng cheo ở sau ngọn cây và làm bằng vàng 

28 tháng 2 2022

Bạn Hoa rất đẹp

Mẹ em là giáo viên

Ba em đang tưới cây trong vườn

28 tháng 2 2022

đọc câu cuối:")) hiểu khong?

Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước ý trả lời đúng trong các câu sau: *Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Nhà Trần được thành lập vào năm nào? A. 1225. B. 1226. C. 1227. D. 1228. Câu 2: Trần Cảnh được vị vua nào của nhà Lý nhường ngôi? A. Lý Huệ Tông B. Lý Cao Tông C. Lý Anh Tông. D. Lý Chiêu Hoàng. Câu 3: Nhà Trần ban hành bộ luật nào để củng cố pháp luật? A. Luật Hồng Đức       B. Quốc triều...
Đọc tiếp

Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước ý trả lời đúng trong các câu sau:

*Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1. Nhà Trần được thành lập vào năm nào?

A. 1225. B. 1226.

C. 1227. D. 1228.

Câu 2: Trần Cảnh được vị vua nào của nhà Lý nhường ngôi?

A. Lý Huệ Tông B. Lý Cao Tông

C. Lý Anh Tông. D. Lý Chiêu Hoàng.

Câu 3: Nhà Trần ban hành bộ luật nào để củng cố pháp luật?

A. Luật Hồng Đức       B. Quốc triều hình luật   C. Luật hình thư         D. Luật Gia Long

Câu 4: Quân đội thời Trần gồm những bộ phận nào?

A. Cấm quân và quân ở các địa phương               B. Quân tinh nhuệ

C. Quân địa phương                                                  D. Quân triều đình

Câu 5. Bộ máy nhà nước thời Trần được chia thành mấy cấp?

A. 1. B. 2

C. 3. D. 4

Câu 6: Hành động thể hiện ý chí quyết chiến  của quân đội nhà Trần là

 A. tổ chức duyệt binh.

B. tổ chức hội nghị Bình Than .             

C. các chiến sĩ đều thích trên tay hai chữ “Sát Thát”

D. tổ chức hội nghị Diên Hồng.

Câu 7: Sát thát” có nghĩa là

A. quyết chiến .                                       B.  đoàn kết.

C. chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.        D.  giết giặc Mông Cổ.

Câu 8: Một trong các cách  đánh giặc của nhà Trần ở lần hai giống lần nhất là

     A. tiến công để tự vệ.

B. dân biểu xin hàng.

C. cho sứ giả cầu hòa, vừa chuẩn bị lực lượng phản công.

     D. thực hiện ‘vườn không nhà trống” ở kinh thành Thăng Long

Câu 9: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất trong các nguyên nhân dẫn đến thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên?

A. Nhân dân có lòng yêu nước và tích cực tham gia kháng chiến  .                                                    B. Nội bộ lãnh đạo nhà Trần đoàn kết.

C. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.        

D. Nhà Trần được nhân dân các dân tộc ủng hộ .

Câu 10: Thắng lợi của 3 lần cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên để lại bài học quí giá là  

A. dốc toàn bộ lực lượng để đối phó.

B. lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh nhiều..

C. củng cố khối đoàn kết toàn dân .

Câu 11: Hãy chọn đáp án nối đúng

          Nhân vật

Sự kiện

1. Trần Khánh Dư

a. Chỉ huy trận Bạch Đằng

2. Trần Hưng Đạo

b.“ Lá cờ thêu 6 chữ vàng”

3. Trần Quốc Toản

c.“Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”

4. Trần Thủ Độ

d.Tiêu diệt đoàn thuyền lương

     

 A. 1-.b, 2 - a , 3 - d, 4 – c.                             B. 1-.a, 2 – b, 3- d, 4 – c.

 C. 1-.c, 2 - a , 3 - d, 4 – b.                             D. 1-.d, 2 - a , 3 - b, 4 – c.

Câu 12. Quân Mông Cổ xâm lược nước ta vào thời gian nào?

A. Tháng 1 năm 1258. B. Tháng 4 năm 1258.

C. Tháng 6 năm 1258. D. Cuối năm 1528.

Câu 13. Khi Mông cổ cho sứ giả đến đưa thư dụ hàn vua Trần, thái độ của vua Trần thế nào?

A. Trả lại thư. B. Thái độ giảng hoà.

C. Bắt giam vào ngục. D. Chém đầu sứ giả.

Câu 14. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên diễn ra vào thời gian nào?

A. 1284. B. 1285.

C. 1286. D. 1287.

Câu 15. Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên diễn ra vào thời gian nào?

A. 1284-1288 B. 1286-1287

C. 1286-1288 D. 1287-1288.

Câu 16: Thời Trần, quân đội được tuyển chọn theo chủ trương như thế nào?

A. Quân phải đông nước mới mạnh.

B. Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông.

C. Quân lính vừa đông vừa tinh nhuệ.

D. Quân đội phải văn võ song toàn.

Câu 17: “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” câu nói trên là của vị tướng nào thời Trần?

A. Trần Anh Tông. B. Trần Quốc Tuấn.

C. Trần Khánh Dư. D. Trần Cảnh.

Câu 18: Người có công lớn trong việc tổ chức cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ là ai?(H)

     A. Trần Quốc Tuấn.                                 B.  Trần Thủ Độ       

C. Trần Thánh Tông.                                    D. Trần Quang Khải.

 Câu 19: Tại Bình Lệ Nguyên, trước thế giặc mạnh vua Trần đã quyết định như thế nào?

   A. Lui quân để bảo toàn lực lượng.       B. Dân biểu xin hàng.

C. Cho sứ giả cầu hòa.                           D. Vừa chuẩn bị lực lượng phản công.

Câu 20: Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ?

A. Dốc toàn bộ lực lượng để đối phó.             

B. Lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh nhiều.

C. Đề nghị giảng hòa.                                     

D. Xây dựng phòng tuyến để chống giặc.

1
16 tháng 12 2020

Câu 1.  B                                                           Câu 11. D

Câu 2.  D                                                           Câu 12. A

Câu 3.  B                                                           Câu 13. C

Câu 4.  A                                                           Câu 14. B

Câu 5.  D                                                           Câu 15. D

Câu 6.  C                                                           Câu 16.  B

Câu 7.  D                                                           Câu 17. B

Câu 8.  D                                                           Câu 18. A

Câu 9.  C                                                            Câu 19. A

Câu 10. B                                                           Câu 20. B