K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2023

Tham khảo:

Chúng tôi là những ngư dân, vốn đã gắn bó với biển khơi. Và một hành trình nữa lại bắt đầu.

Đoàn thuyền đánh cá bắt đầu xuất phát khi mặt trời đã xuống biển. Tầm vóc hiên ngang của người lao động hòa quyện với thiên nhiên, vũ trụ bao la. Đoàn thuyền đánh cá chúng tôi lại ra khơi như một đoàn quân sung sức, tràn đầy khí thế. Sóng gió không làm chúng tôi lo sợ mà trở thành bầu bạn. Những câu hát tràn ngập niềm vui cũng có sức đẩy mạnh mẽ như gió khơi.

Ngày hôm đó, chúng tôi hừng hực khí thế và tràn đầy cảm xúc. Những con người “ăn sóng nói gió” thể hiện niềm mơ ước về một chuyến đi biển thành công, mang về nhiều chiến lợi phẩm là cá. Đó là những cảm xúc thẩm mĩ về vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ đến huyền ảo của các loài cá trên biển, giữa ánh trăng và sao. Thiên nhiên trở nên lung linh, kỳ vĩ, làm tôn thêm vẻ đẹp muôn đời của vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng của đất nước Việt Nam.

Điều thú vị hơn nữa, bạn có thể sẽ rất bất ngờ với cảnh đêm trên biển. Biển thật khoáng đạt với gió, trăng, mây, với chiều cao (mây cao), chiều rộng (biển bằng) và chiều sâu (dò bụng biển). Con thuyền đánh cá chúng tôi lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm và lướt với vận tốc phi thường giữa cái vô hạn của trời, biển, giữa mây cao và biển bằng. Chúng tôi biết công cuộc đánh cá không đơn giản. Nó chẳng khác nào một trận đánh được thua. Ngư dân như tôi phải “thăm dò bụng biển” trước rồi sau đó “dàn đan thế trận”. Mỗi lần tung ra một mẻ lưới cần đảm bảo trúng luồng cá để khi đoàn thuyền trở về, các khoang thuyền đều nặng oằn, ăm ắp cá tươi ngon.

Trời sáng cũng là lúc kết thúc công việc, đoàn thuyền quay về bình minh cũng đó mà lên.

  
27 tháng 11 2023

Nói về cuộc sống mới, tôi nhớ lại năm 1958, 10 năm sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Khi ấy, nhân dân cả nước bắt đầu lao động sản xuất, xây dựng xã hội mới, những người ngư dân như chúng tôi cũng trở về với biển, bám biển, nuôi thân, giúp gia đình, làm giàu cho quê hương.

Một hôm, tôi và anh trai khỏe mạnh ra khơi vào lúc hoàng hôn. Khi mặt trời lặn xuống biển và không gian bước vào màn đêm cũng là lúc đoàn thuyền bắt đầu hải trình. Thuyền em ra khơi, khỏe như chiến mã, gió làm bánh lái, trăng sáng làm buồn, biển khóc đêm. Biển Hoa Đông rất giàu cá mồi trắng, cá thu lấp lánh ánh trăng, cá bông lau, cá trê, cá da trơn và nhiều loại cá quý khác. Ngư dân ta ra khơi với tâm thế phấn khởi, tràn đầy niềm tin vào một vụ mùa bội thu. Không còn là nô lệ của áp bức, được tự do có một công việc khiến ai cũng hăng say lao động, được cái không mất công. Xua tan muộn phiền trước biển ta ngâm nga bài ca đêm dài đánh cá, đó là bài ca lao động chan hòa niềm vui với thiên nhiên. Lưới được giăng xung quanh thuyền như một vòng vây, và chúng tôi bắt đầu hát, vừa gõ thuyền vừa hát, vừa dụ cá vào lưới. Mỗi ngư dân chúng tôi đều rất biết ơn biển, biển là nguồn sống của cá, biển là biển nuôi sống và giúp chúng tôi trưởng thành làm người, biển là người mẹ thứ hai của mỗi người. Sáng sớm sao còn nên phải nhanh tay kéo lưới cho kịp sáng, mẻ lưới đầy cá nặng trĩu, hai anh em cùng nhau kéo lên. Chuyến ra khơi thành công tốt đẹp, chúng tôi giăng lưới, giong buồm, rồi quay về. Ra khơi càng háo hức bao nhiêu thì ngày về lại càng háo hức bấy nhiêu.

Trong công việc hàng ngày của mình, tôi luôn thầm ấp ủ ước mơ hòa hợp và chinh phục thiên nhiên. Tôi muốn làm giàu từ biển, nhưng tôi cũng muốn bảo vệ sự giàu có của biển.

nghĩ đc có mỗi thế này

25 tháng 11 2018

Chúng tôi là những ngư dân miền biển, thường xuyên cùng đoàn thuyền ra khơi đánh bắt cá trong đêm. Công việc bắt đầu khi hoàng hôn buông xuống, màn đêm tối sập, vũ trụ rộng lớn như mở ra trước mắt. Đoàn thuyền bắt đầu ra khơi đánh bắt cá mang về nguồn lợi kinh tế,  chúng tôi phải đánh cá vào ban đêm khi dựa vào đặc tính của cá để dễ dàng nhử chúng vào lưới. Bất chấp màn đêm, chúng tôi vẫn toát lên không khí lao động say sưa, những tiếng hát, câu hát góp gió làm cánh buồm căng phồng, bằng mình là buồm khơi kì vĩ chúng tôi mượn tiếng hát, ” hát rằng cá bạc biển đông lặng” gọi cá biển giàu đẹp, những luồng cá thu đang dệt biển tạo ra muôn luồng sáng. Mong rằng chúng dệt lưới ta để chuyến ra khơi thật bội thu.

Khi thuyền đã dò được luồng cá chúng tôi bắt đầu hạ buồm đánh bắt cá, khung cảnh thiên nhiên đẹp với gió trời, trăng hòa cùng con người trong thế trận hăng say lao động, đánh bắt cá trong đêm thật hào hứng. Lao động trong đêm thật vui với tiếng hát xóa tan đi nặng nhọc, mệt mỏi. Bài hát gọi cá vào lưới được sự hỗ trợ của trăng trời trăng như giúp chúng tôi gặt hái được nhiều thành quả.

Khi sao mờ dần cũng là lúc trời sắp sáng, ánh rạng đông ló dạng, những đàn cá quẫy tung trong lưới nhảy nhót lấp lánh lung linh dưới ánh hồng bình minh buổi sáng. Không ai bảo ai chúng tôi thực hiện công việc cuối cùng đó là xếp lưới, căng buồm để trở về nhà.

Đoàn thuyền lướt đi trong gió để kịp về bến trước phiên chợ buổi sáng, một ngày mới đang bắt đầu thật đẹp, anh em trên thuyền ai nấy cũng đang chờ đợi thuyền trở về với tâm trạng hồ hởi. Cá đầy thuyền xếp đầy khoang lấp lánh li ti dưới ánh mặt trời thật đẹp, chúng tôi như quên sự mệt mỏi, vất vả của một đêm thức trắng lao động thay vào đó là sự vui mừng, phấn khởi khi chuyến đánh cá bội thu.

Chuyến đánh cá trong đêm của chúng tôi như vậy đó, tuy vất vả, mệt nhọc nhưng xứng đáng, những con người lao động hăng say, hết mình để làm giàu cho gia đình, đất nước. Rừng vàng biển bạc chúng tôi sẽ mãi yêu vùng biển quê mình và giữ gìn lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc trước mọi kẻ thù ngoại bang.

25 tháng 11 2018

Đóng vai người dân chài kể lại chuyến ra khơi trong bài thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Em cần gấp ạ 😭 😭 😭 😭 😭

7 tháng 12 2023

Tham khảo:

Chúng tôi là những ngư dân, vốn đã gắn bó với biển khơi. Và một hành trình nữa lại bắt đầu.

Đoàn thuyền đánh cá bắt đầu xuất phát khi mặt trời đã xuống biển. Tầm vóc hiên ngang của người lao động hòa quyện với thiên nhiên, vũ trụ bao la. Đoàn thuyền đánh cá chúng tôi lại ra khơi như một đoàn quân sung sức, tràn đầy khí thế. Sóng gió không làm chúng tôi lo sợ mà trở thành bầu bạn. Những câu hát tràn ngập niềm vui cũng có sức đẩy mạnh mẽ như gió khơi.

Ngày hôm đó, chúng tôi hừng hực khí thế và tràn đầy cảm xúc. Những con người “ăn sóng nói gió” thể hiện niềm mơ ước về một chuyến đi biển thành công, mang về nhiều chiến lợi phẩm là cá. Đó là những cảm xúc thẩm mĩ về vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ đến huyền ảo của các loài cá trên biển, giữa ánh trăng và sao. Thiên nhiên trở nên lung linh, kỳ vĩ, làm tôn thêm vẻ đẹp muôn đời của vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng của đất nước Việt Nam.

Điều thú vị hơn nữa, bạn có thể sẽ rất bất ngờ với cảnh đêm trên biển. Biển thật khoáng đạt với gió, trăng, mây, với chiều cao (mây cao), chiều rộng (biển bằng) và chiều sâu (dò bụng biển). Con thuyền đánh cá chúng tôi lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm và lướt với vận tốc phi thường giữa cái vô hạn của trời, biển, giữa mây cao và biển bằng. Chúng tôi biết công cuộc đánh cá không đơn giản. Nó chẳng khác nào một trận đánh được thua. Ngư dân như tôi phải “thăm dò bụng biển” trước rồi sau đó “dàn đan thế trận”. Mỗi lần tung ra một mẻ lưới cần đảm bảo trúng luồng cá để khi đoàn thuyền trở về, các khoang thuyền đều nặng oằn, ăm ắp cá tươi ngon.

Trời sáng cũng là lúc kết thúc công việc, đoàn thuyền quay về bình minh cũng đó mà lên.

  

26 tháng 12 2023

 “Mặt trời xuống biển như hòn lửa,

                                      Sóng đã cài then đêm sập cửa

                                      Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

                                      Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi" 

 

=>nó thể hiện sự kề vai sát cánh của câu hát với hành trình đi biển của người dân chài.Lúc ra khơi câu hát dẫn đầu và khi trở về câu hát theo sau.
8 tháng 12 2018

Ta là Mạnh Tử, ta được người đời tôn là một trong những ông tổ của Nho gia. Ta còn nổi tiếng bởi đạo đức trong sạch và sự chăm chỉ hiếm có. Sở dĩ ta được như vậy là vì được mẹ ta hết lòng dạy dỗ, bảo ban. Ta còn nhớ mãi những câu chuyện mẹ ta dạy ta thời thơ bé.

Ngày ta còn nhỏ, nhà ta ở gần một nghĩa địa. Hàng ngày, mẹ đi làm ruộng, ta ở nhà cùng đám trẻ đi chơi. Hàng ngày thấy cảnh người làng đi đưa ma, kẻ thì khóc lóc, người đào huyệt chôn thây kẻ chết chúng ta thấy lạ làm và thích thú vô cùng. Ta cùng đám bạn rủ nhau bắt chước. Một đứa được cử làm người chết cho những đứa khác khiêng. Bọn ta giả khóc lóc rồi đào huyệt, chôn người giống hệt một đám tang. Hôm ấy, “đám tang” đang diễn ra thì mẹ ta về. Bà thấy vậy hốt hoảng chạy lại hỏi han. Ta vô tư trả lời người: “Chúng con bắt chước những người kia” rồi chỉ tay về phía đám ma đang đào huyệt chôn thây người ở nghĩa địa. Chẳng hiểu sao mẹ ta buồn phiền lo lắng nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được". Rổi ít lâu sau mẹ bán dần đồ đạc trong nhà chuyển nhà ra gần chợ.

Ở gần chợ, ta lại thấy người người buôn bán tấp nập, mặc cả, cãi vã lẫn nhau. Ta thấy những điều đó khá lạ kì. Càng lạ kì hơn là những người cãi nhau càng lớn, mặc cả càng nhiều thì càng mua được nhiều đồ rẻ. Ta cũng bắt chước cách ấy, rủ mấy đứa trẻ con nô nghịch, buôn bán với nhau. Một ngày nọ, bọn ta đang chơi trò ấy thì mẹ ta về. Người nhìn thấy chúng ta thì làm rơi cả liềm cả cuốc, người lo lắng nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Ít ngày sau, mẹ ta lại chuyển nhà ra gần một trường học.

Ở gần trường, ta thấy học trò đi học rất đông. Ta lại thấy họ lễ phép nghe lời thầy giáo, chăm chỉ học hành. Ta bèn bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở đi học. Mẹ ta thấy vậy thì vui vẻ mỉm cười: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Và nhà ta ở hẳn đấy đến giờ.

Một ngày nọ, ta thấy người hàng thịt giết lợn. Ta hỏi mẹ: "Người ta giết lợn làm gì?". Mẹ không nhìn ta mà nói: "Để cho con ăn đấy". Ta cứ nghĩ đó là một lời nói đùa bởi nhà ta nghèo ít khi được ăn thịt lợn. vả lại, ta đã thấy nhiều nhà giết lợn nhưng đã thấy ai cho thịt bao giờ. Không ngờ, trưa hôm đó, ta thấy mẹ đi mua thịt lợn về cho ta ăn thật.

Khi ta lớn hơn một chút, ta đước mẹ cho đi học. Một hôm, ta thấy bài học khó khăn bèn bỏ học về nhà chơi, về đến nhà, ta thấy mẹ đang dệt vải. Mẹ hỏi ta: “Vì sao con về?”. Ta đáp: “Con không muốn học”. Mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy". Ta vô cùng ân hận vì dệt vải vất vả vô cùng, mẹ đã thức bao đêm mới dệt được phán vải ấy.. Chỉ vì ta mà người đã bỏ đi bao công sức của mình. Từ đó, mỗi lần nản việc học hành, ta lại nghĩ đến mẹ để cố gắng chuyên tâm học tập.

Ta học tập chuyên cần, khi lớn lên, nhớ lại những chuyện đã qua ta càng thấy thấm thìa ý nghĩa sâu xa của những việc mẹ làm, từ những việc chuyện nhà hay cắt đứt tấm vải đang dệt dở. Sau này ta được người đời tôn vinh là bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của mẹ ta.

Làm con, ta thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng muôn  đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.


 

8 tháng 12 2018

Ta là Mạnh Tử, ta được người đời tôn là một trong những ông tổ của Nho gia. Ta còn nổi tiếng bởi đạo đức trong sạch và sự chăm chỉ hiếm có. Sở dĩ ta được như vậy là vì được mẹ ta hết lòng dạy dỗ, bảo ban. Ta còn nhớ mãi những câu chuyện mẹ ta dạy ta thời thơ bé.

Ngày ta còn nhỏ, nhà ta ở gần một nghĩa địa. Hàng ngày, mẹ đi làm ruộng, ta ở nhà cùng đám trẻ đi chơi. Hàng ngày thấy cảnh người làng đi đưa ma, kẻ thì khóc lóc, người đào huyệt chôn thây kẻ chết chúng ta thấy lạ làm và thích thú vô cùng. Ta cùng đám bạn rủ nhau bắt chước. Một đứa được cử làm người chết cho những đứa khác khiêng. Bọn ta giả khóc lóc rồi đào huyệt, chôn người giống hệt một đám tang. Hôm ấy, “đám tang” đang diễn ra thì mẹ ta về. Bà thấy vậy hốt hoảng chạy lại hỏi han. Ta vô tư trả lời người: “Chúng con bắt chước những người kia” rồi chỉ tay về phía đám ma đang đào huyệt chôn thây người ở nghĩa địa. Chẳng hiểu sao mẹ ta buồn phiền lo lắng nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được". Rổi ít lâu sau mẹ bán dần đồ đạc trong nhà chuyển nhà ra gần chợ.

Ở gần chợ, ta lại thấy người người buôn bán tấp nập, mặc cả, cãi vã lẫn nhau. Ta thấy những điều đó khá lạ kì. Càng lạ kì hơn là những người cãi nhau càng lớn, mặc cả càng nhiều thì càng mua được nhiều đồ rẻ. Ta cũng bắt chước cách ấy, rủ mấy đứa trẻ con nô nghịch, buôn bán với nhau. Một ngày nọ, bọn ta đang chơi trò ấy thì mẹ ta về. Người nhìn thấy chúng ta thì làm rơi cả liềm cả cuốc, người lo lắng nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Ít ngày sau, mẹ ta lại chuyển nhà ra gần một trường học.

Ở gần trường, ta thấy học trò đi học rất đông. Ta lại thấy họ lễ phép nghe lời thầy giáo, chăm chỉ học hành. Ta bèn bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở đi học. Mẹ ta thấy vậy thì vui vẻ mỉm cười: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Và nhà ta ở hẳn đấy đến giờ.

Một ngày nọ, ta thấy người hàng thịt giết lợn. Ta hỏi mẹ: "Người ta giết lợn làm gì?". Mẹ không nhìn ta mà nói: "Để cho con ăn đấy". Ta cứ nghĩ đó là một lời nói đùa bởi nhà ta nghèo ít khi được ăn thịt lợn. vả lại, ta đã thấy nhiều nhà giết lợn nhưng đã thấy ai cho thịt bao giờ. Không ngờ, trưa hôm đó, ta thấy mẹ đi mua thịt lợn về cho ta ăn thật.

Khi ta lớn hơn một chút, ta đước mẹ cho đi học. Một hôm, ta thấy bài học khó khăn bèn bỏ học về nhà chơi, về đến nhà, ta thấy mẹ đang dệt vải. Mẹ hỏi ta: “Vì sao con về?”. Ta đáp: “Con không muốn học”. Mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy". Ta vô cùng ân hận vì dệt vải vất vả vô cùng, mẹ đã thức bao đêm mới dệt được phán vải ấy.. Chỉ vì ta mà người đã bỏ đi bao công sức của mình. Từ đó, mỗi lần nản việc học hành, ta lại nghĩ đến mẹ để cố gắng chuyên tâm học tập.

Ta học tập chuyên cần, khi lớn lên, nhớ lại những chuyện đã qua ta càng thấy thấm thìa ý nghĩa sâu xa của những việc mẹ làm, từ những việc chuyện nhà hay cắt đứt tấm vải đang dệt dở. Sau này ta được người đời tôn vinh là bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của mẹ ta.

Làm con, ta thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng muôn  đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.

4 tháng 12 2018

Chọn đáp án: A.

1. Chép ba câu thơ 

Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Đoạn thơ là hành trành đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

2. Biện pháp phóng đại của cảm hứng lãng mạn đã thổi một nguồn sinh lực lớn vào các hình ảnh, biến cái bình thường thành cái khác thường, tạo nên hiệu quả thẩm mĩ thú vị. Hai động từ “lái”, “lướt” đã kết nối các hình ảnh thành một không gian vũ trụ đặc biệt: con thuyền nhỏ bé bỗng được nâng lên tầm vóc thật lớn lao khi nó được đặt trong tương quan với bốn hình ảnh kì vĩ: gió, trăng, mây cao, biển bằng. Con thuyền ở giữa, làm chủ tất cả, lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm, lấy mây cao, biển bằng làm không gian lướt sóng. Con thuyền chính là con người, con người mang tầm vóc vũ trụ, làm chủ vũ trụ và cuộc đời.

3. Yêu cầu:

- Hình thức: đoạn văn khoảng nửa trang giấy

- Nội dung: Suy nghĩ về hình ảnh ngư dân ngày đêm ra khơi bám biển.

*Bài 2.   Trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận có câu thơ sau:                                              “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo? Dựa vào trình tự ra khơi của đoàn thuyền thì đoạn trích em vừa chép mang nội dung gì? (Diễn đạt ngắn gọn bằng một câu văn).Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”? Các...
Đọc tiếp

*Bài 2.   Trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận có câu thơ sau:

                                              “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”

Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo? Dựa vào trình tự ra khơi của đoàn thuyền thì đoạn trích em vừa chép mang nội dung gì? (Diễn đạt ngắn gọn bằng một câu văn).

Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”? Các biện pháp nghệ thuật đó đã góp phần khắc họa vẻ đẹp nào của những người ngư dân?

Câu 3: Phân tích nét đặc sắc của hình ảnh “buồm trăng”. Em hiểu cách nói “thuyền ta” nghĩa là gì? Theo em, có thể thay thế “thuyền ta” bằng “đoàn thuyền” được không? Vì sao?

Câu 4: Câu thơ “Lướt giữa mây cao với biển bằng", tác giả đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Điều đó có phải chủ ý của nhà văn không, vì sao?

Câu 5: Trong chương trình Ngữ văn THCS, em cũng đã học một bài thơ rất hay có hình ảnh con thuyền, cánh buồm. Đó là bài thơ nào? Của ai?

Câu 6: Bằng sự hiểu biết của bản thân, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo kiểu lập luận diễn dịch, trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của người dân chài khi đánh cá trên biển đêm, trong đoạn có sử dụng một câu phủ định và một phép lặp để liên kết (chỉ rõ).

0
*Bài 2.   Trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận có câu thơ sau:                                              “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo? Dựa vào trình tự ra khơi của đoàn thuyền thì đoạn trích em vừa chép mang nội dung gì? (Diễn đạt ngắn gọn bằng một câu văn).Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”? Các...
Đọc tiếp

*Bài 2.   Trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận có câu thơ sau:

                                              “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”

Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo? Dựa vào trình tự ra khơi của đoàn thuyền thì đoạn trích em vừa chép mang nội dung gì? (Diễn đạt ngắn gọn bằng một câu văn).

Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”? Các biện pháp nghệ thuật đó đã góp phần khắc họa vẻ đẹp nào của những người ngư dân?

Câu 3: Phân tích nét đặc sắc của hình ảnh “buồm trăng”. Em hiểu cách nói “thuyền ta” nghĩa là gì? Theo em, có thể thay thế “thuyền ta” bằng “đoàn thuyền” được không? Vì sao?

Câu 4: Câu thơ “Lướt giữa mây cao với biển bằng", tác giả đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Điều đó có phải chủ ý của nhà văn không, vì sao?

Câu 5: Trong chương trình Ngữ văn THCS, em cũng đã học một bài thơ rất hay có hình ảnh con thuyền, cánh buồm. Đó là bài thơ nào? Của ai?

Câu 6: Bằng sự hiểu biết của bản thân, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo kiểu lập luận diễn dịch, trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của người dân chài khi đánh cá trên biển đêm, trong đoạn có sử dụng một câu phủ định và một phép lặp để liên kết (chỉ rõ).

0