Qua văn bản, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện quan điểm như thế nào về trách nhiệm của các tướng sĩ với đất nước trong việc chống quân Mông - Nguyên xâm lược?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Theo Trần Quốc Tuấn, các tướng sĩ phải có trách nhiệm bảo vệ đất nước, chuyên tâm học theo Binh thư yếu lược để chống lại giặc Mông – Nguyên xâm lược. Đó là việc làm theo lẽ phải, theo chính nghĩa, xuất phát từ cơ sở trách nhiệm của đấng nam nhi với Tổ quốc; từ cơ sở tuân theo đạo thần - chủ, từ lợi ích của cá nhân và dòng tộc của từng binh sĩ.
1.Trần Hưng Đạo
2.Vua Trần Thánh Tông
3.Vạn Kiếp
4.Mạc Đĩnh Chi
5.Bộ luật Hồng Đức (hay còn gọi là Quốc triều Hình Luật)
6.thứ ba
7.Hồ Nguyên Trừng
8.Trần Du Tông
9.22 tháng 10 năm Mậu Dần (1278)
10.Lê Văn Hưu
1. Trần Hưng Đạo
2. Vua Trần Thánh Tông
3. Vạn Kiếp
4. Mạc Đĩnh Chi
5. Bộ luật Hồng Đức (hay còn gọi là Quốc triều Hình Luật)
6. thứ ba
7. Hồ Nguyên Trừng
8. Trần Du Tông
9. 22 tháng 10 năm Mậu Dần (1278)
10. Lê Văn Hưu
Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300) - người đã được vua Trần giao cho thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông được thể hiện rõ qua văn bản "Hịch tướng sĩ", văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn "Binh thư yếu lược" do ông biên soạn.
Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng xả thân cho đất nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".
Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện lòng căm thù sục sôi quân cướp nước mà còn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Ông vạch ra hai con đường chính - tà cũng là một con đường sống chết để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. "Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?", đó là lời động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.
Tham khảo
- Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”. - Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư. - Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.
Ông đã khéo léo nêu lên lòng yêu thương của ông đối với các tướng sĩ,cùng với tinh thần đồng cam cộng khổ.Mặt khác,ông còn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước cảnh tổ quốc đang gặp cảnh lâm nguy bằng những lời lên án nghiêm khắc trước thái độ bàng quan,chỉ biết hưởng lạc của các tướng sĩ vô trách nhiệm .Ông đã liệt kê những hậu quả không chỉ cho ông mà còn cả 1 đất nước ,cả dân tộc VN .Tất cả nhằm kích thích lòng tự tôn dân tộc ,lòng tự trọng của những kẻ làm tướng mà không xông ra chiến trường diệt giặc.
2.Các cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Chủ động tiến công trước để tự vệ
- Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến
- Biết khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta: cho người đọc bài thơ Thần (Nam quốc sơn hà)
- Cách tấn công bất ngờ: đang đêm cho quân tấn công
- Kết thúc chiến tranh nhân đạo: đề nghị giảng hòa
3.Thái sư Trần Thủ Độ khảng khái trả lời vua Trần "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo". Vua Trần ra lệnh bắt giam sứ giả Mông cổ vào ngục, khi được tin quân Nguyên chuẩn bị xâm lược, vua Trần ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập quân sự... trong lần kháng chiến thứ nhất...
Theo Trần Quốc Tuấn, các tướng sĩ phải có trách nhiệm bảo vệ đất nước, chuyên tâm học theo Binh thư yếu lược để chống lại giặc Mông – Nguyên xâm lược. Đó là việc làm theo lẽ phải, theo chính nghĩa, xuất phát từ cơ sở trách nhiệm của đấng nam nhi với Tổ quốc; từ cơ sở tuân theo đạo thần - chủ, từ lợi ích của cá nhân và dòng tộc của từng binh sĩ.