K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

Kỉ niệm tôi nhớ nhất cùng những người thân yêu là khi cùng gia đình đi du lịch hoặc đi chúc Tết vào mỗi dịp đầu xuân. Nếu được kể lại, tôi sẽ thuật chi tiết hành động, cử chỉ, lời nói, thái độ cảm xúc của mọi người để làm nổi bật khung cảnh ấy. 

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

     Nhớ lại những kỉ niệm với người thân cùng những cảnh vật xung quanh và kể lại những kỉ niệm ấm áp ấy.

Lời giải chi tiết:

- Học sinh tự nhớ lại những kỉ niệm về người thân mà mình cảm thấy ấm áp, dễ chịu. Đó có thể là kỉ niệm về một buổi đi chơi cùng bố mẹ, hay một bữa cơm gia đình ấm cúng, hoặc khung cảnh quê hương mỗi lần về thăm ông bà cùng bố mẹ,...

- Một số lưu ý khi kể lại kỉ niệm ấy: cách diễn đạt cần dễ hiểu, ngôn ngữ giản dị mà vẫn thể hiện được sự ấm áp của kỉ niệm ấy; hay khi miêu tả cảnh vật thì tránh sự dài dòng không cần thiết, ...

8 tháng 3 2023

Tôi sẽ kể về những món ăn mà bà ngoại đã làm cho tôi từ ngày còn nhỏ. Những món ăn được bà dành hết tình yêu thương để nấu cho con cháu sẽ là những kỷ niệm không bao giờ phai mờ trong cuộc đời tôi.

 
28 tháng 10 2019

đề 4 nha bn hơi khó đấy

khó quá thì tra mạng hihi

5 tháng 11 2017

Tuổi thơ của ai cũng gắn bó với một loài vật nuôi đáng yêu, đó có thể là chú rùa, chú chim hay chú mèo… Riêng với tôi, tuổi thơ của tôi gắn với chú chó Phi Phi dũng cảm.

Phi Phi là chú chó lai béc-giê mà tôi đã.. nhặt được trong công viên! Chuyện là thế này: cách đây chừng một năm, vào buổi chiều tôi đi tập thể dục trong công viên. Đang chạy bộ, tôi chợt nghe tiếng rên yếu ớt trong lùm cây. Tò mò, tôi rẽ đám lá nhìn vào thì thấy một chú chó nhỏ yếu ớt đang nằm rên trong chiếc hộp giấy. Thương chú quá, tôi mang về nuôi. Tôi không ngờ, lúc mang Phi Phi về bố mẹ không những không trách tôi mà còn giục tôi đi lấy sữa cho chú uống nữa!

Bây giờ thì Phi Phi đã lớn lắm. Lông chú màu đen mượt, bốn chân cao và chắc. Hai tai lúc nào cũng dựng lên lắng nghe mọi âm thanh xung quanh. Cái mũi thì lúc nào cũng có vẻ khịt khịt như đánh hơi mọi thứ. Phi Phi rất ngoan và can đảm. Khi tối trời, chú luôn ra ngoài hiên nằm canh. Có Phi Phi ở ngoài, cả nhà tôi rất yên tâm đi ngủ. Thế rồi, đến một ngày, có chuyện xảy ra, gia đình tôi đã cảm nhận được sâu sắc sự dũng cảm và lòng trung thành của Phi Phi.

Đó là một đêm mùa đông gió rét. Như mọi hôm, Phi Phi vẫn nằm canh ở ngoài hiên. Cả nhà tôi đang ngủ thì chợt nghe tiếng Phi Phi sủa dữ dội, tiếng chú giằng dây xích loảng xoảng. Bố vội vàng bật dậy rồi nnẹ nhàng cầm gậy lách ra ngoài. Cuối góc vườn, một bóng đen khả nghi đang di chuyển. Thấy động, hắn vội vàng trèo tường hòng thoát ra ngoài. Bố vừa hô hoán hàng xóm vừa lao theo tên trộm. Phi Phi cũng lồng lộn chồm lên, dây xích bị giằng co hết mức. Bố đuổi theo tên trộm, bất ngờ, hắn quay lại đạp mạnh vào bố. Bị lỡ đà, bố ngã xuống. Hắn lợi dụng lúc ấy đè lên người bố, tay phải rút mạnh con dao ra rồi vung lên. Chính lúc ấy, Phi Phi từ đâu lao đến ngoạm vào tay cầm dao của hắn rồi mặc cho gã gian phi đẩy, đạp đánh như thế nào cũng kiên quyết không nhả tay hắn ra. Cuộc vật lộn dừng lại khi các cô bác hàng xóm ùa đến trói gô tên trộm lại. Mẹ tôi vừa xuýt xoa dìu bố vào nhà vừa nhắc chị em tôi lấy sữa cho Phi Phi và đưa chú vào nhà.

Sau hôm ấy, Phi Phi nổi tiếng cả khu phố với câu chuyện “cứu chủ”. Kẻ gian bị bắt sau đó đã khai ra rất nhiều vụ trộm mà hắn nhúng tay vào. Gia đinh tôi và Phi Phi còn được tuyên dương nữa!

Phi Phi vẫn sống cùng gia đình tôi cho đến bây giờ. Chú luôn được cả nhà cưng chiều và yêu quý, đặc biệt là tôi. Phi Phi tuy là một chú chó nhưng có nhiều điều đáng để chúng ta học tập đúng không các bạn!

5 tháng 11 2017

Hồi nhỏ, ba mẹ và mấy chị em tôi sống chung trong căn nhà cùng với ông bà ngoại và cậu, mợ. Lúc ấy, gia đình tôi được một người quen tặng một con cún rất dễ thương. Nó tên là Si Tô - cái tên đã có trước khi Si Tô là thành viên mới chính thức của gia đình tôi.

Tôi nhớ khi về nhà tôi, Si Tô là một chú cún nhỏ dễ thương với bộ lông xù kết hợp với màu nâu hạt dẻ, trông bộ lông vô cùng quyến rũ và đập vào mắt người khác khi nhìn Si Tô lần đầu. Không những vậy, sự đáng yêu ấy còn được hấp dẫn hơn với đôi mắt đen long lanh và tròn xoe như hạt nhãn. Chiếc mũi của chú cún bé bé xinh xinh lúc nào cũng ướt cùng với đôi tai to, thính, lúc nào cũng vểnh vểnh lên như nghe ngóng điều gì. Nét đáng yêu ấy còn thể hiện qua cái đuôi tí xíu, nho nhỏ lúc nào cũng ngoe nguẩy theo nhịp những bước chân ngắn, mập mạp đi một cách uyển chuyển. Ngày tháng trôi qua, Si Tô lớn dần và ngày càng thân thiết với mọi người và vóc dáng của chú cún ngày càng tuyệt đẹp hơn.

Tôi nhớ rất rõ mỗi lần tôi và Ngọc Ngân đi học mẫu giáo về, từ xa, Si Tô đã đứng ngay sau cánh cổng đợi, ánh mắt hướng về phía chúng tôi. Ba mẹ mở cửa và Si Tô rất mừng, nhảy cẫng lên vui mừng thật đáng yêu! Ba tôi khép cửa và tôi, Ngọc Ngân vuốt ve bộ lông mượt mà ấy, thực sự rất thích Si Tô nằm xuống và ngước nhìn kêu lên “ư ử” như muốn nói ràng “chào hai chị - cử chỉ thân thiện, đáng yêu làm sao! Lúc ấy, tôi bảo: “Si Tô đợi hai chị cất cặp nha!”. Rồi tôi và Ngọc Ngân lon ton chạy vào nhà cất cặp và thưa ông bà ngoại đi học mới về. Sau đó bà ngoại đưa tôi đồ ăn nhẹ buổi chiều của Si Tô. Tôi, Ngọc Ngân cho Si Tô ăn. Si Tô ăn rất chậm rãi, chắc nó không đói lắm. Sau đó, tôi lấy một hộp sữa trong tủ lạnh đổ vào chén của Si Tô một nửa, Si Tô hớp từng ngụm nhỏ trong bát. Ăn xong, tôi và Ngọc Ngân ôm Si Tô chơi với nhau.Sau đó, ba ra tắm cho Si Tô rồi mặc đồ cho nó.Trông nó thật đáng yêu làm sao, giống như một cô “công chúa nhỏ”! Và ngày nào cũng thế, tình bạn của chúng tôi ngày càng khăng khít hơn, không xảy ra chuyện gì. Si Tô là một chú cún nghịch ngợm nhưng cũng rất đáng yêu, thân thiện.

Si Tô là chú bảo vệ nhỏ của nhà tôi. Tuy “nhỏ nhưng có võ”. Mồi lần có tiếng động hay người lạ, Si Tô sủa vang ầm ĩ cả nhà.

Và một ngày thật đáng buồn! Hôm ấy khi tôi còn là một đứa trẻ cấp hai, vào đêm cỡ chín giờ hơn thì gia đình tôi cho Si Tô ăn cơm rồi và nó đang nằm dài ngoài sân. Lúc đó, cửa chính đang mở hé nhỏ vì chị tôi mới ra ngoài mua đồ gần nhà sẽ về nhà liền nên đóng cửa hờ lại. Sau đó, ba tôi định ra ngoài sân đổ xích Si Tô lại thì không thấy nữa. Ba hỏi mọi người con Si Tô đâu rồi ai cũng nói không biết và tôi nhớ ra lúc nãy chị hai đi ra ngoài và tôi nghe tiếng Si Tô sủa to nhưng tôi nghĩ là mấy người hàng xóm hay mấy đứa bạn cùng tuối tôi hoặc lớn hơn hay đi qua nhà ngoại tôi vào buổi tối nên tôi không quan tâm lắm và sau đó thì không nghe tiếng chó sủa gì cả. Và rồi tôi cùng Ngọc Ngân, ba, cậu và anh đi kiếm vòng vòng quanh đâu đó và hỏi người ta có thấy không, có người nói là tôi không biết, tôi không thấy, có cô kia thì nói: “Khi nãy có thấy một đứa con trai tầm hai mươi vô nhà rồi ra có mang theo cái ba-lô, tôi tưởng người nhà mấy anh nên không để ý lắm”. Cô nói thêm là: “Đứa con trai đó mặc áo đen hay xanh gì đó tại tối quá tôi nhìn không rõ với không nhớ kĩ lắm”. Nhưng hôm đó nhà tôi không ai mặc áo như vậy cả. Sau đó ba tôi cám ơn cô xong ba nói: “Thôi về nhà đi, người ta bắt con Si Tô mình rồi không kiếm được đâu!”.

Sau đó chúng tôi về nhà, tôi và Ngọc Ngân rất buồn vì chú chó con ấy rất dễ thương và thân với hai chị em tôi. Lúc đó, đây là lần đầu tiên mà tôi thấy trống rồng khi biết mình đã mãi mãi mất đi một người bạn thân rất tốt bụng và thân thiện.

Tôi nhớ mãi cái hình dáng đáng yêu, ngộ nghĩnh ngày nào của Si Tô. Từ đó vẻ sau, gia đình tôi không nuôi chó nữa, kông phải chúng tôi hết yêu chúng mà là vì sợ việc này sẽ xảy ra một lần nữa và lại buồn khi nhìn thấy một con vật hiền lành, đáng yêu của mình bị người khác bắt đi.

Đề 1: Thủ đô Hà Nội đã trải qua những ngày giãn cách xã hội để chống dịch. Đây cũng là khoảng thời gian chúng ta nhận ra những giá trị xung quanh mình để mỗi ngày đang sống trở nên thật ý nghĩa. Em hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân trong những ngày thực hiện chỉ thị giãn cách đó.Đề 2: “Kỉ niệm giống như tiếng vang, còn vọng mãi sau khi âm thanh đã dứt”....
Đọc tiếp

Đề 1: Thủ đô Hà Nội đã trải qua những ngày giãn cách xã hội để chống dịch. Đây cũng là khoảng thời gian chúng ta nhận ra những giá trị xung quanh mình để mỗi ngày đang sống trở nên thật ý nghĩa. Em hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân trong những ngày thực hiện chỉ thị giãn cách đó.

Đề 2: “Kỉ niệm giống như tiếng vang, còn vọng mãi sau khi âm thanh đã dứt”. Hãy kể về một kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ mãi.

Đề 3: Em hãy kể về một người thân yêu nhất trong gia đình em.

Đề 4: Tuổi thơ ai cũng có những giây phút khó quên dưới mái trường, bên thầy cô, bạn bè. Em hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ với một người bạn hoặc một thầy (cô giáo) mà em yêu quý.

Đề 5: Em hãy kể lại một việc tốt mà em (hoặc bạn em) đã làm để thực hiện điều Bác Hồ dạy.

0
11 tháng 4 2018

My hometown has been attached to me since I was born until now, eleven years, a long time for me. It has become an integral part of my childhood. From the wings autumn golden yellow but the mature trees, to the green dike grassy grass, how many friends, how many relatives (slightly bored). And in my hometown river is still a place to impress me. most profound.

The river flows through my hometown a strip of silk cut across the blue shirt of the North Delta. Beautiful summer morning, the new bustling Red River.When the fishing boat sail fishing net white sail to clear the river. Song screams. Two shore, on the grass leaves still. Dew drops tiny beads of glitter. The river is gentle, so that people have enough time to look at it. It reflects the beard, the bushes and even the young birds singing in the pot. Summer sun in the deep and deep. The sky has risen as high as giving life to all species. Shining the sun glare down the river makes it shimmer gold. At noon, we again I called each other to bathe the river. The jumper dropped water to splash.

Love the river in my country, it is beautiful and fanciful how. River bring water to feed the fields for four lush. River bring the fish to feed the gentleman. Oh how the river hugging memories, the thirst of the little soul!


 

20 tháng 4 2018

bài này lm rồi mak

26 tháng 12 2021

''LẦN đầu tiên học nhóm''

26 tháng 12 2021

vd

10 tháng 3 2018

Tả đồ vật (quạt điện):

Việt Nam là nước thuộc vùng nhiệt đới, nằm gần đường xích đạo nên không ai phủ nhận việc nước Việt Nam chúng ta có nhiều ngày tiết trời oi bức. Lúc ấy, chúng ta sẽ cần đến một vật dụng mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày – quạt máy.

Quạt máy là một thiết bị dẫn động bằng điện được dùng để tạo ra các luồng gió nhằm phục vụ lợi ích cho con người (nhất là giảm sức nóng của cơ thể, hạ nhiệt, giúp con người cảm thấy mát, thoải mái), thông gió, thoát khí, làm mát, hoặc bất kỳ tác động liên quan đến không khí trong môi trường sống. Thành phần chính của quạt máy gồm: động cơ điện, trục động cơ, cánh quạt, công tắc quạt, vỏ quạt. Khi hoạt động, quạt điện gồm các cánh quạt xoay nhanh tạo ra các dòng khí. Các nhà sản xuất thiết kế mỗi quạt điện có nhiều mức độ quay khác nhau từ mức cao nhất đến mức thấp nhất. Nguyên lí hoạt động của quạt điện được tận dụng rất nhiều trong đời thường, chẳng hạn như phong tốc kế (thiết bị đo gió) và tuốc bin gió thường được thiết kế tương tự như quạt điện.

Một trong những người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832. Ông gọi phát minh của mình là máy quạt ly tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí.Và khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla phát hiện ra nguồn năng lượng điện cho toàn thế giới vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện. Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Một công ty động cơ điện ở Mỹ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa vào thị trường cho người sử dụng. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay.

Kỉ niệm khó quên về tình bạn:

Nhớ ngày hôm đó là một ngày thứ hai đầu tuần, mọi năng lượng như tràn ngập hơn bao giờ hết. Tôi vui vẻ cất bước đến trường thật sớm, ngồi vào bàn học và tận hưởng ngày mới bắt đầu. Khi tiếng trống vang lên, cô giáo bước vào lớp, đi theo sau cô là một bạn mới, cô giáo giới thiệu bạn ấy tên là Ánh ở lớp 5B chuyển sang (chúng tôi là lớp 5D). Bạn ấy là một người rất hiền và dễ thương. Cô giáo đã xếp bạn ấy ngồi cạnh tôi, và nhắc nhở tôi giúp đỡ bạn ấy.

Hai tiết học trôi qua thật vui vẻ, tiếng trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến, cả lớp tôi đổ ào ra như ong vỡ tổ. Hôm nay, tôi ngồi yên trong lớp đọc nốt quyển truyện tranh mới mua. Tôi tình cờ nhìn sang bên cạnh Ánh, và thấy Ánh đang chăm chú nhìn tôi, tôi thấy vậy quay sang mỉm cười. Ánh nói “ Đó là quyển truyện tớ rất muốn đọc, cậu có thể  cho tớ xem cùng được không?”. Thì ra đây là quyển truyện mà Ánh thích, thế là tôi và Ánh cùng đọc. Chúng tôi chụm đầu vào đọc một cách chăm chú, lâu lâu lại cười phá lên vì những tình tiết quá gây hài. Thật là vui, từ lúc đó chúng tôi không còn ngần ngại như lúc trước, chúng tôi nói chuyện với nhau nhiều hơn, kể cho nhau nghe về bản thân cho đến khi tiết học tiếp theo bắt đầu. Hết tiết học cuối, tôi chào Ánh ra về, mà tâm trạng cảm thấy rất vui sướng vì có thêm một người bạn cùng sở thích với mình.

Ngày hôm sau khi đến lớp, tôi đã thấy Ánh ngồi tại đó, tôi vừa bước vào Ánh đã vẩy tay chào mừng tôi, chúng tôi tranh thủ tâm sự với nhau rất nhiều, Ánh có kể qua về gia đình bạn ấy, tôi cảm thấy rất thương Ánh khi nghe những lời tâm sự đó. Tôi vỗ vai Ánh cổ vũ bạn ấy, và hứa sẽ luôn là những người bạn thật sự của nhau. Chúng tôi giúp đỡ nhau rất nhiều trong học tập, tôi yếu môn Văn nên Ánh đã hướng dẫn tôi cách lập dàn ý, cách viết bài và chau chuốt cho từng câu chữ. Ánh hơi kém môn Toán, tôi đã chỉ bạn ấy cách phân tích bài toán, đưa ra hướng giải một cách nhanh nhất. Ánh và tôi cũng thường qua nhà nhau chơi, cùng nhau làm việc nhà, cùng nhau chăm heo, cho vịt ăn. Tôi còn được nghe bà của Ánh kể rất nhiều câu chuyện thú vị hồi xưa, hai đứa ngồi nghe cứ cười thích thú.

Ánh là một người bạn rất tốt mà tôi vô cùng quý mến. Từ ngày  có Ánh là bạn tôi không ngồi một mình trong lớp nữa, tôi tham gia nhiều trò chơi hơn, và cũng trở nên vui vẻ hơn rất nhiều. Ánh đã cho tôi cuộc sống thú vị hơn.

Trong cuộc sống ai cũng có một người bạn thân, một tình bạn tri kỉ. Tôi luôn trân trọng tình bạn ấy. Cảm ơn Ánh đã trở thành người bạn và ở bên cạnh sẽ chia vui buồn cùng tôi. Hãy mãi mãi là những người bạn tốt nhé Ánh.

20 tháng 10 2016

Nhân vật tự sự đc miêu tả qua những phương diện :

1. Cốt truyện:- Tác phẩm kể về sự việc gì?- Thông qua cốt truyện tác giả muốn phản ánh hiện thực gì?- Tư tưởng tình cảm nào được tác giả gửi gắm vào tác phẩm?2. Nhân vật:- Tác phẩm có mấy nhân vật, nhân vật chính là ai?- Nhận diện được nhân vật chính diện; Nhân vật phản diện.- Ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, nội tâm của nhân vật như thế nào, thông qua đó để khái quát nên đặc điểm về phẩm chất và tính cách của nhân vật.3. Tình huống: Tình huống cơ bản của truyện là tình huống nào? Qua tình huống ấy nhân vật bộc lộ tính cách gì? Từ đó tác giả muốn gửi gắm điều gì? Nghệ thuật tạo tình huống của nhà văn có gì đặc sắc, độc đáo trong việc góp phần xây dựng tính cách nhân vật , thể hiện ý nghĩa của truyện? ...   * Lưu ý: Một nhân vật văn học thành công bao giờ cũng mang một tính cách, số phân riêng. Muốn phân tích nhân vật tức là phân tích đặc điểm tính cách và nội tâm của nhân vật chúng ta cần căn cứ vào những chi tiết có liên quan đến nhân vật trong tác phẩm để tìm hiểu suy luận rồi khái quát nên các đặc điểm của nhân vật. Trong các tác phẩm tự sự, những chi tiết có giá trị góp phần thể hiện đặc điểm nhân vật gồm: lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, hành vi (cử chỉ, hành động) của nhân vật. Cụ thể là: a. Lai lịch của nhân vật: Đây là phương tiện đầu tiên góp phần chi phối đặc điểm tính cách và cuộc đời nhân vật. Lai lịch có quan hệ khá trực tiếp và quan trong với đường đờì của một người cũng như mục đầu tiên trong bản “ sơ yếu li lịch” ta thường khai là thành phần xuất thân và hoàn cảnh gia đình.b. Ngoại hình của nhân vật. Tục ngữ Việt nam có câu: “ Xem mặt mà bắt hình rong” trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp để nhà văn hé mở tính cách nhân vật. Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét phác hoạ chấm phá có thể giúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế cùng bản chất của nhân vật nào đó.c. Ngôn ngữ của nhân vật Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học được cá thể hoá cao độ, nghĩa là mang đậm dấu ấn của một cá nhân. Thông thường, mỗi con người thường theo tính khí mà có khẩu khí. Con người làm sao thì lời ăn tiếng nói làm vậy. Vì thế khi phân tích nhân vật ta cần đặc biệt chú ý phân tích ngôn ngữ của nhân vật.d. Nội tâm của nhân vật: Nội tâm là thế giới bên trong của nhân vật gồm cảm giác, cảm xúc tình cảm, tâm lí, suy nghĩ… của con người. Thế giới nội tâm của con người rất sâu kín, phong phú, phức tạp. Ngòi bút của nhà văn có khả năng miêu tả được những ngõ ngách xâu kín của nội tâm con người từ những điều thuộc phạm vi ý thức đến những điều trong cõi tiềm thức, vô thức. Qua đó ta có thể xét đoán được tính cách nhân vật.e. Cử chỉ hành động của nhân vật: Đây là chi tiết quan trong nhất trong việc tìm hiểu phân tích tính cách nhân vật. Con người trong cuộc đời cũng như nhân vật trong tác phẩm, trước hết là con người hoạt động, hành động. Trong môi trường tự nhiên và xã hội, trong quan hệ với người khác, với công việc, con người phải hành động. Hành động của con người được thể hiện qua việc làm, hành vi. Nhân vật trong tác phẩm cũng vây, con người thế nào sẽ có hành vi thế ấy.Ngôi kể : có tác dụng : _ ng kể có thể trực tiếp kể ra những j mk nghe , mk thấy , mk trải qua , có thể trực tiếp ns ra cảm tưởng , ý nghĩ của mk_ ng kể có thể linh hoạt , tự do vs những j diễn ra vs nhân vậtThứ tự có tác dụng lm ng đọc , ng nghe dễ theo dõi , dễ nhớ , dễ hiểu , nổi bật ý nghĩa câu chuyện   
20 tháng 10 2016

Văn tả người :

  • Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết…)
  • Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc)

Văn tả cảnh :

  • Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
  • Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
  • Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.