Học thuộc lòng một số đoạn trong bản dịch Bình Ngô đại cáo và các bài thơ của Nguyễn Trãi có trong bài học này (Bảo kính cảnh giới - bài 43 Dục Thúy Sơn).
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyễn Trãi là một người nghệ sĩ đa tài hay nói đúng hơn, ông được coi như một thiên tài ở nhiều lĩnh vực. Một con người vừa có khả năng chính trị tài tình, vừa sáng tác thơ văn đạt đến độ kiệt xuất thật hiếm ai được như Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc trên nhiều loại hình văn học: văn học chức năng và văn học nghệ thuật, văn chính luận và trữ tình, văn xuôi và thơ, chữ Hán và chữ Nôm,... Có thể nói, Nguyễn Trãi chính là người làm giàu cho vốn văn học, văn hoá của dân tộc.
Phương pháp giải:
- Đọc lại các văn bản được nêu ra trong đề bài.
- Chú ý những nét đặc sắc, nổi bật của từng bài.
Lời giải chi tiết:
a. Một số đặc điểm chính của văn chính luận Nguyễn Trãi qua Bình Ngô đại cáo, Thư lại dụ Vương Thông:
- Có mục đích và đối tượng hướng đến rõ ràng.
- Lí lẽ và bằng chứng chặt chẽ, thuyết phục.
- Sử dụng đan xen các yếu tố tự sự, biểu cảm.
- Thể hiện hiện tư tưởng nhân nghĩa.
- Vừa đảm bảo yếu tố về lí và tình, vừa có sức thuyết phục.
b. Một số nét đặc sắc của thơ Nguyễn Trãi qua Bảo kính cảnh giới - bài 43, Dục Thúy sơn:
- Có sáng tạo trong thể thơ Nôm Đường luật.
- Đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt.
- Hình ảnh thiên nhiên nên thơ, giàu màu sắc, đường nét, âm thanh, mang tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Trãi.
c. Những nét nổi bật về tư tưởng, con người Nguyễn Trãi qua văn thơ của ông.
- Không thể tách bạch các yếu tố nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà nho.
- Hết lòng nâng niu năng lực sáng tạo của nhân dân.
- Mang nặng tư tưởng nhân nghĩa.
- Sống liêm khiết.
a. Một số đặc điểm chính của văn chính luận Nguyễn Trãi qua Bình Ngô đại cáo, Thư lại dụ Vương Thông:
- Hệ thống luận điểm rõ ràng, kết nối chặt chẽ, lô-gic.
- Lí lẽ đanh thép kèm theo dẫn chứng cụ thể, thuyết phục.
- Sử dụng thích hợp các biện pháp tu từ tạo sức biểu cảm cao và làm tăng hiệu quả biểu đạt.
- Giọng văn phù hợp với từng hoàn cảnh, mục đích viết, đối tượng hướng tới và thay đổi linh hoạt trong từng luận điểm khác nhau.
b. Một số nét đặc sắc trong thơ Nguyễn Trãi qua Bảo Kính cảnh giới - bài 43, Dục Thúy Sơn
-Các quan sát, miêu tả thiên nhiên tinh tế, độc đáo, mới lạ.
- Cảnh vật thường được nhân hoá, sinh động, hữu tình, mang hơi thở, tâm hồn, tình cảm con người.
- Trong cảnh luôn có tình, từ cảnh đi đến bộc lộ tình.
c. Những nét nổi bật về tư tưởng, con người Nguyễn Trãi qua văn thơ ông.
- Yêu nước thương dân là tư tưởng xuyên suốt thơ văn Nguyễn Trãi. Nó thể hiện ở tinh thần nhân nghĩa, trừ bạo để yên dân, ở tấm lòng ưu ái luôn mong dân được no ấm, yên vui, ở tình cảm gắn bó thiết tha với quê hương, xóm làng.
- Cách quan sát, miêu tả thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của Nguyễn Trãi trong bài thơ Bảo kính cảnh giới - bài 43:
- Cách miêu tả thiên nhiên:
+ Sử dụng nhiều động từ: đùn đùn (dồn dập tuôn ra), giương (giương rộng ra), phun, tiễn (ngát, nức)
+ Tác giả không chỉ cảm nhận bức tranh ngày hè bằng thị giác mà còn bằng thính giác và khứu giác.
⇒ Gợi tả sức sống căng đầy chất chứa từ bên trong tạo vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, gây ấn tượng.
- Cách miêu tả cảnh sinh hoạt.
+ Sử dụng các từ láy mô tả âm thanh: lao xao, dắng dỏi.
⇒ Từ cảnh sinh hoạt, tác giả bày tỏ nỗi trăn trở về thời cuộc về đất nước và cuộc sống của nhân dân. Một vị đại quan luôn dành sự ưu ái cho nhân dân.
- Cách quan sát của tác giả vô cùng tỉ mỉ kết hợp bởi nhiều giác quan khác nhau: thị giác, khướu giác, thính giác...
- Tác giả dùng điểm đặc trưng để gợi ra khung cảnh ngày hè tươi đẹp
- Cảnh sinh hoạt được hiện lên tràn đầy sức sống, vui vẻ và sôi nổi
Đoạn văn tham khảo:
Tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Dục Thuý sơn” là một con người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống nhưng mang nặng nỗi niềm hoài cổ. Tình yêu thiên nhiên của ông trước hết thể hiện ở cách miêu tả tinh tế không gian hùng vĩ, tráng lệ nơi cửa biển cùng các hình ảnh so sánh độc đáo. Nguyễn Trãi là một vị quan có tâm và luôn luôn biết lo cho vận mệnh của đất nước, khi ngắm cảnh vãn lai tác giả cũng đã thể hiện được tâm sự của mình trong những vần thơ, ngẩn ngơ trước khung cảnh thiên nhiên tác giả càng cảm thấy xa vắng và có nhiều cảm xúc hơn. Với cảm xúc thương nhớ, tác giả đã biểu hiện được những dư âm sâu sắc của thiên nhiên, chạnh lòng - đó là những giây phút buồn rầu và hơi có chút hiu quạnh và buồn rầu trong tâm hồn, nhớ đến Trương Thiếu Bảo, và những tấm bia đá đã dính rêu phong.
Học sinh tự chọn một tác phẩm tiêu biểu để học thuộc.