K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2021

Câu tục ngữ, thành ngữ muốn khuyên răn con người phải có tinh thần đoàn kết, biết đưa tay giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng nhân ái, yêu thương con người.

13 tháng 11 2021

Tham khảo

Câu tục ngữ,thành ngữ muốn khuyên răn con người phải có tinh thần đoàn kết, biết đưa tay giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng nhân ái, yêu thương con người.

LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH:

Sáng nay, nhân nghe thầy giảng về ý nghĩa câu “Lá lành đùm lá rách" làm em chợt nhớ lại một bà lão, cứ thỉnh thoảng vài ba tuần, có ghé nhà em một lần.

Bà cũng có mái tóc bạc phơ, mặc bộ đồ đen già lọm khọm, giọng nói và gương mặt hiền từ, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Sao bà giống ngoại em hồi còn sống quá! Ban đầu, em không nghĩ bà là người ãn xin. Vì bà cũng có nét sạch sẽ như bao cụ già bình thường khác.

Mỗi lần bà lão đến đều được ba má em niềm nở tiếp đón và biếu nhưng thứ bà cần. Một lần, đang bữa cơm, bà bước vào, ba má ern khẩn khoản mời nhưng bà một mực từ chối:

– Con có lòng như vậy, tôi cám ơn lắm. Già cả rồi đảu có ăn uống được nhiều, nên không thấy đói. Cho tôi ngồi nghỉ một lát.

Em vội vàng đi rót một tách trà nóng mang lên. Sau khi mẹ em xúc gạo trút vào giỏ cho bà lão, ba em còn nháy mắt ra hiệu. Mẹ em hiểu ý, mở tủ lấy tiền đem lại và nói:

– Bà nhận chút ít để mua trầu.

Bà lão cầm tờ giấy bạc trong tay run run, nhìn mẹ em mà đôi mắt rưng rưng ngấn lệ vì cảm động.

– Tôi để dành tiền này, khi bệnh, uống thuốc. Tiền lớn quá, ít có ai cho tôi thế này.

Thật ra thì tờ giấy bạc có bao nhiêu, nhưng nghe bà nói thế, lòng em nổi lên một niềm thương cảm. Tờ giấy bạc ấy, sở dĩ lớn vì đối với bà quá nghèo. Và em cũng chẳng hiểu sao, có nhiều người giàu sang, nhà cửa lộng lẫy, ăn xài phung phí, mà gặp người nghèo khổ họ lại dửng dưng hoặc là họ ném ra vài đồng tiền lẻ như một cách xua đuổi cho kẻ ăn xin sớm đi khuất mắt.

Qua lời hỏi thăm giữa ba má em và bà lão, em mới biêt bã đã ngoài tám mươi tuổi rồi, chẳng có con cái gì, chỉ một mình tá túc nơi nhà đứa cháu, cũng nghèo nàn thiếu ăn. Đôi lúc tủi thân, tủi phận, bà đành lang thang như thế.

Lúc bà bước ra, ba em còn căn dặn “có dịp qua đây, mời bà ghé nhà con chơi. Đừng ngại gì hết”.

Nhưng lâu lắm rồi, gần cả năm nay, em không thấy bà lão ấy đến nữa…

Đôi lúc rảnh rỗi, ba em có nhắc chuyện bà lão và vẫn thường khuyên em “một miếng khi đói bằng một gói khi no” đồng tiền mình giúp người nghèo khó, già cả, cô đơn bệnh tật đáng là bao, nhưng đã mang lại cho họ niềm hạnh phúc trong lúc thắt ngặt. Niềm hạnh phúc ấy của họ cũng chính là niềm vui thanh thản của lòng ta, con ạ”.

21 tháng 8 2019

Có công mài sắt có ngày nên kim

 “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

   Đó là câu tục ngữ mà thầy thường dẫn ra trong lớp để khuyên nhủ chúng em. Nhiều bạn làm theo lời khuyên của thầy mà đã đạt kết quả mỹ mãn, trong đó có em.

   Còn nhớ hồi đầu năm cứ đến giờ tập làm văn là em ngồi thừ ra cắn bút trong khi các bạn khác trong lớp chữ nghĩa cứ tuôn trào. Đến khi các bạn viết đã đầy trang rồi, thế mà em cố gắng lắm cũng chỉ được sáu bảy dòng rồi cạn nguồn và em cứ ngồi loay hoay mãi.

   Chưa bao giờ em được điểm bảy hay tám về môn văn. Má em khuyên nhủ: “Con phải ráng mà kiên nhẫn, đừng chán nản. Phải có công mài sắt thì mới có ngày nên kim được con ạ! Văn ôn, võ phải luyện mà. Con ôn luyện đi. Má sẽ giúp sức cho con”.

   Lời căn dặn của má thúc giục em, từ đó, ngoài việc học và làm bài mới, em đã dành hẳn mỗi ngày một giờ đồng hồ để học văn. Thoạt tiên, em tìm lại sách lớp bốn, đọc kỹ phần ghi nhớ. Má hướng đẫn thật chu đáo khâu tìm hiểu đề, xác định nội dung và thể loại của nó. Má cho em đọc nhiều lần bài văn mẫu, bài đọc thêm ở sách tham khảo rồi yêu cầu em viết bài làm của mình không được giống với những điều gì đã đọc. Lúc đầu, em bắt chước các bài vàn mẫu ấy nhưng dần dần tập viết khác đi bằng cách diễn đạt của mình. Má dạy em cách dùng từ, diễn ý sao cho xác hợp mà thoát ý. Nghe lời má, em sắm một quyển sổ tay chép các đoạn văn hay của các nhà văn nổi tiếng. Lúc nào rảnh rỗi là em lấy số tay đọc để tìm hiểu và học tập cách dùng từ, diễn ý sinh động hấp của các bậc tiền bối này.

   “Học thầy không tầy học bạn”, trong lớp, em làm thân với Nguyên và Hương hai cây văn có tiếng. Hai bạn này truyền đạt lại các kinh nghiệm học văn mà các bạn ấy có được. Điều chi, bài nào khó quá, em mạnh dạn vào lớp hỏi cô. Cô vui vẻ chỉ dẫn tận tình, cho em mượn cả sách tham khảo mà em không có.

   Thấy em cố gắng, ba em cũng hết lòng khích lệ. Ba đã tìm mua cho các em sách tham khảo tập làm văn cần thiết.

   Ba tháng sau, em tiến bộ rõ. Không những biết làm dàn ý, em còn biết viết câu văn sao cho có hình ảnh gợi tả và gợi cảm. Tiến bộ ấy đã được cô em công nhận trong lớp. Bài tập làm văn và các bài tập tiếng việt khác của em điểm số cứ tăng dần. Hai tuần trước đây, lần đầu tiên bài tập làm văn của em đạt điểm chín, được cô đọc cho cả lớp nghe và đặc biệt khen ngợi. Nhưng đặc biệt hơn là cuối học kì một, em được nhà trường tuyển chọn vào đội học sinh giỏi.

   Xúc động biết bao, nước mắt em cứ muốn trào lên. Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim" sáng lên trong tâm trí em lúc này.

Trả lời :

Đề 4 :

Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.

Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường mình thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một điều gì đó bắt gặp ở trên đường.

Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.

Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

Thực sự câu tục ngữ này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và nhìn thế giới này đang trôi. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, nếu bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.

Có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn, bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó.

Đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác và việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc.

Kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi.

Việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, còn chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế.

Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.

Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác.

10 tháng 5 2022

refer

Tục ngữ đúc kết nhiều kinh nghiệm quý giá của dân tộc Việt Nam. Một trong số đó là câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” gửi gắm bài học về tinh thần tương tương ái.

Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ gợi ra hình ảnh dễ dàng được bắt gặp hình các bà, các mẹ khi gói bánh hay đồ ăn, sẽ thường bọc nhiều lớp lá lên nhau, lá rách xếp trước, lá lành xếp sau. Xét về nghĩa bóng, “lá lành” chỉ những con người có cuộc sống tốt đẹp, “lá rách” chỉ những con người có cuộc sống khốn khổ, vất vả. Qua đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn con người phải có tình yêu thương, biết đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Chúng ta sinh ra đều có những hoàn cảnh khác nhau. Cuộc sống của mỗi người có sung sướng, hạnh phúc nhưng cũng có nghèo khổ, bất hạnh. Chính vì vậy, sự đùm bọc và chia sẻ thực sự cần thiết. Bởi điều đó sẽ giúp cuộc sống của mỗi người trở nên tốt đẹp hơn. Người cho cảm thấy hạnh phúc, còn người nhận sẽ cảm thấy ấm lòng hơn. Lời khuyên nhủ được gửi gắm qua câu “Lá lành đùm lá rách” giúp chúng ta hiểu được điều đó.

Bên cạnh câu tục ngữ trên, còn có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ khác răn dạy cách sống đó:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hoặc là:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Dân tộc ta đã cùng nhau vượt qua những năm tháng chiến tranh gian khổ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhân dân ta vẫn luôn biết đoàn kết, sẻ chia và đùm bọc lẫn nhau để vượt qua. Đến ngày hôm nay, chúng ta bắt gặp được tinh thần đó từ những hành động rất đơn giản trong cuộc sống. Những chuyến thiện nguyện của các bạn trẻ đến với các vùng núi xa xôi để mang áo ấm, con chữ đến cho trẻ em vùng cao. Trong dịch bệnh, con người ta chia sẻ cho nhau lương thực, thực phẩm… Tất cả đều sáng ngời vẻ đẹp của con người Việt Nam.

10 tháng 5 2022

vãi lồi đúng bài tui học

“Có công mài sắt có ngày nên kim”.

   Đó là câu tục ngữ mà thầy thường dẫn ra trong lớp để khuyên nhủ chúng em. Nhiều bạn làm theo lời khuyên của thầy mà đã đạt kết quả mỹ mãn, trong đó có em.

   Còn nhớ hồi đầu năm cứ đến giờ tập làm văn là em ngồi thừ ra cắn bút trong khi các bạn khác trong lớp chữ nghĩa cứ tuôn trào. Đến khi các bạn viết đã đầy trang rồi, thế mà em cố gắng lắm cũng chỉ được sáu bảy dòng rồi cạn nguồn và em cứ ngồi loay hoay mãi.

   Chưa bao giờ em được điểm bảy hay tám về môn văn. Má em khuyên nhủ: “Con phải ráng mà kiên nhẫn, đừng chán nản. Phải có công mài sắt thì mới có ngày nên kim được con ạ! Văn ôn, võ phải luyện mà. Con ôn luyện đi. Má sẽ giúp sức cho con”.

   Lời căn dặn của má thúc giục em, từ đó, ngoài việc học và làm bài mới, em đã dành hẳn mỗi ngày một giờ đồng hồ để học văn. Thoạt tiên, em tìm lại sách lớp bốn, đọc kỹ phần ghi nhớ. Má hướng đẫn thật chu đáo khâu tìm hiểu đề, xác định nội dung và thể loại của nó. Má cho em đọc nhiều lần bài văn mẫu, bài đọc thêm ở sách tham khảo rồi yêu cầu em viết bài làm của mình không được giống với những điều gì đã đọc. Lúc đầu, em bắt chước các bài vàn mẫu ấy nhưng dần dần tập viết khác đi bằng cách diễn đạt của mình. Má dạy em cách dùng từ, diễn ý sao cho xác hợp mà thoát ý. Nghe lời má, em sắm một quyển sổ tay chép các đoạn văn hay của các nhà văn nổi tiếng. Lúc nào rảnh rỗi là em lấy số tay đọc để tìm hiểu và học tập cách dùng từ, diễn ý sinh động hấp của các bậc tiền bối này.

Có công mài sắt, có ngày nên kim

1. Ngày xưa, có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu.

2. Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ, cậu bèn hỏi:

- Bà ơi, bà làm gì thế?

Bà cụ trả lời:

- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.

Cậu bé ngạc nhiên:

- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được?

3. Bà cụ ôn tồn giảng giải:

- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Cũng như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài.

4. Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.

16 tháng 5 2022

Tham khảo

1

Từ xưa đến nay, hành động nói dối luôn là một hành động không tốt và được khuyên răn là nên tránh xa. Bởi vì nói dối là việc có hại cho bản thân.

Nói dối là những lời nói không đúng sự thật, dù chỉ là một phần nào đó. Dù là vô tình hay cố ý, thì khi lời nói của chúng ta không chính xác, sai lệch với hiện thực thì chính là dối trá.

Nói dối có thể chia thành hai loại, là nói dối vô hại và nói dối có hại. Mục đích của các lời nói dối gây hại có thể là vì muốn bao che cho sự thật không tốt, muốn thu hút sự chú ý của người khác, muốn hãm hại ai đó… Và tất nhiên, dù là mục đích gì thì nó cũng đem đến cho người đó những hậu quả khôn lường. Những lời nói dối, nó sẽ dần dẫn lối khiến cho chúng ta có một thói quen tệ hại. Chúng khiến ta đánh mất niềm tin từ những người xung quanh, tự dựng lên cho mình một bức hình của kẻ dối trá, không đáng tin cậy. Từ đó, dần dần bị mọi người xa lánh, cô lập, trở thành một kẻ lạc lõng trong tập thể. Nhưng hơn cả như vậy, những lời nói dối còn khiến cho người nghe hiểu sai, phán đoán sai về tình hình thực tế, từ đó dẫn đến các quyết định sai lầm, ảnh hưởng nặng nề đến họ và cả tổ chức nữa. Sau lần đó, người nói dối sẽ phải gánh lấy những hậu quả khó tưởng được.

Như vậy, những lời nói dối luôn đem đến những tai hại cho bản thân người nói. Vì thế nên, chúng ta không nên nói dối, trong bất kì hoàn cảnh nào. Đó là bài học mà bất kì ai trong chúng ta cũng được học, được dạy dỗ từ khi tấm bé đến khi trưởng thành. Thế nhưng, vẫn có nhiều người cố tình phớt lờ đi những điều mình đã được học, đã được dặn để vi phạm vào vùng cấm ấy. Thật đáng phê phán thay những con người không có lập trường này.

Qua những luận điểm trên, một lần nữa, chúng ta khẳng định rằng nói dối là có hại cho bản thân chúng ta và những người xung quanh.

2

Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, tiêu biểu là tương thân tương ái. Điều đó được gửi gắm qua câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.

Trước hết, câu tục ngữ đã sử dụng hình ảnh vô cùng quen thuộc trong cuộc sống. Các bà, các mẹ thường dùng lá để gói bánh, đồ ăn. Nhiều lớp lá xếp lên nhau, lá rách ở bên trong, những lá lành ở bên ngoài. Từ đó, chúng ta liên tưởng đến con người. Hình ảnh “lá lành” là tượng trưng cho người có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Còn hình ảnh “lá rách” là tượng trưng cho những người có cảnh ngộ nghèo khổ, bất hạnh. Qua đó, ông cha ta muốn khuyên nhủ rằng con người cần biết chia sẻ, giúp đỡ nhau. Người có cuộc sống hạnh phúc ấm no, đầy đủ hơn cần giúp đỡ cho những người khó khăn, bất hạnh.

Lời khuyên được gửi gắm trong câu tục ngữ là hoàn toàn đúng đắn. Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng. Có người sung sướng, hạnh phúc. Có người nghèo khổ, bất hạnh. Bởi vậy, con người cần có tấm lòng biết chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống tốt đẹp hơn.

Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam vẫn luôn sống giàu tình yêu thương. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, dân tộc Việt Nam đã phát huy được truyền thống tốt đẹp này. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã từng "hạt muối cắn đôi" với anh bộ đội Cụ Hồ trong thời chống Mĩ. Khi đất nước phải đối mặt với giặc đói, nhân dân ta vẫn sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ lẫn nhau. Ở thời điểm hiện tại, nhiều mạnh thường quân vẫn chung tay giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Các chương trình thiện nguyện đã đem những chiếc áo ấm, sách vở và kiến thức đến với các em nhỏ vùng cao. Nhiều người tích cực tham gia chương trình hiến máu nhân đạo, giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo…

Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, tinh thần tương thân tương ái vẫn được giữ gìn và phát huy. Đặc biệt là học sinh, sinh viên cần biết giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống. Khi giúp đỡ mọi người xung quanh, chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và nhận được nhiều điều tốt đẹp hơn.

Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa. Chúng ta hãy biết trao đi yêu thương, để nhận được những điều tốt đẹp hơn.

 

 

31 tháng 3 2018

hững câu tục ngữ được xem là "túi khôn" của nhân loại. Sau những câu văn ngắn gọn, có vần điệu, có lớp nghĩa hiển ngôn hiển hiện rõ ràng là lớp nghĩa hàm ẩn sâu xa. Ở đó, nhân dân ta đã thể hiện kinh nghiệm, tư tưởng, quan điểm, hay đơn giản hơn là những điều quan sát được trong thiên nhiên và sự liên tưởng qua việc quan sát đó. Sự kiện ấy đã xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ và nổi bật là câu: "Lá lành đùm lá rách".

Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính. Xét về nghĩa đen có người bảo "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ một hiện tượng tự nhiên. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ỏ phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chủ quan của dân gian xưa về một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đốn những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh.

Nhưng dù lớp nghĩa đen nay có là gì đi nữa thì ẩn sâu trong nó vẫn là một lớp nghĩa bóng đẹp đẽ, sâu xa. Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Có vậy, mối quan hệ giữa con người trong xã hội mới đúng nghĩa "đồng bào" mà cha ông xưa đã răn dạy.

Những câu tục ngữ luôn như vậy, ngắn gọn mà chứa đựng một bài học sâu sắc. Hi vọng rồi đây, vốn kiến thức của em sẽ ngày một dày hơn lên, có thêm nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay như vậy. Chắc chắn em sẽ cố gắng hết mình để nghe lời và thực hiện tốt những gì đã được đúc kết từ mỗi lời dạy đó.

18 tháng 8 2018

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu  là trong một cây, những chiếc lá lành có thể “che chở” cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình “Vì người nghèo”, “Lục lạc vàng”, “Vượt lên chính mình” với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

27 tháng 11 2021
giúp tôi với
27 tháng 11 2021

Đáp Án: chớ thấy sóng cả mà ngả tay chèo

chúc bạn học tốt:D

22 tháng 3 2020

Cau 3 giống nhau ca hai la nhung san pham cua su nhan thuc cua nhandân