Em hãy kể lại một kỉ niệm với thầy cô giáo em nhân ngày 20/11
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo:
Tuổi học sinh, là tuổi đẹp đẽ, hồn nhiên nhất. Chúng ta được vui chơi, được học tập và trong quãng thời gian ấy cũng có biết bao kỉ niệm đẹp đẽ với thầy cô và bè bạn. Và trong chuỗi những kỉ niệm ấy, kỉ niệm khiến tôi không thể nào quên chính là kỉ niệm với cô Trang, tấm lòng, sự tận tâm cô dành cho tôi khiến tôi mãi khắc ghi trong tim.
Tôi còn nhớ đó là giữa học kì I năm lớp tám, thầy giáo chủ nhiệm của chúng tôi nghỉ việc tại trường để cùng gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Thầy không còn chủ nhiệm lớp là niềm thất vọng lớn nhất với chúng tôi. Thầy là người hóm hỉnh, dạy rất giỏi lại luôn ân cần, quan tâm đến học sinh. Lúc chia tay thầy ai cũng tiếc nuối, mấy bạn gái mau nước mắt còn túm tụm một chỗ khóc thút thít với nhau.
Sau ngày thầy chuyển công tác, điều băn khoăn lớn nhất với chúng tôi chính là ai sẽ làm chủ nhiệm lớp. Chúng tôi đoán già, đoán non người thì cho rằng thầy Cường phát-xit, người lại cho rằng cô Loan hiền thục,… Nhưng tất cả mọi dự đoán của chúng tôi đều chệch hướng, giáo viên chủ nhiệm mới của chúng tôi là một cô giáo hoàn toàn mới, cô vừa vào trường năm nay, nên vẫn chưa ai quen mặt.
Sáng thứ hai, sau tiết chào cờ, cô vào chào và làm quen với cả lớp. Cô người dong dỏng cao, khuôn mặt thanh tú, ưa nhìn, mái tóc được nhuộm màu nâu hạt dẻ, bồng bềnh, lượn sóng trông rất đẹp mắt. Giọng cô ấm nhưng rất âm vang và có uy lực. Cô tự giới thiệu cô tên Trang và sẽ là chủ nhiệm lớp tôi hai năm học còn lại, cô là giáo viên dạy bộ môn Toán.
Tiết học đầu tiên của cô chúng tôi đã bày đủ trò để cô không thể dạy học, đứa nói chuyện, đứa ngủ gục,… chúng tôi làm như vậy như là một cách phản ứng lại khi cô làm chủ nhiệm lớp. Vì cái bóng của thầy giáo cũ quá lớn, sự xuất hiện của cô dù biết đó là cô được phân công công tác nhưng tôi vẫn cảm tưởng như cô là người đã đẩy người thầy yêu quý của chúng tôi đi. Đó quả là một suy nghĩ ích kỉ và nhỏ nhen. Bao nhiêu cố gắng, nỗ lực và nhiệt huyết cô dành cho chúng tôi đều đổ xuống sông xuống biển, tôi thấy hiện lên trong sâu thẳm mắt cô là nỗi buồn và sự thất vọng. Là một giáo viên mới vào nghề lại gặp phải ngay những học trò nghịch ngợm như chúng tôi có lẽ cô cảm thấy chán nản nhiều lắm. Nhưng cô vẫn hết sức cương quyết, với những bạn không chú ý, mất trật tự cô lập tức yêu cầu lên bảng trả lời câu hỏi, hoặc có những hình phạt công ích như dọn vệ sinh cho cả lớp,… còn với những bạn chăm chỉ học hành cô luôn có phần thưởng để động viên, khuyến khích. Nhưng có lẽ như vậy vẫn là chưa đủ, chỉ đến khi có một biến cố xảy ra thì mọi suy nghĩ của chúng tôi mới thay đổi.
Sáng hôm ấy, sau tiết thể dục, chúng tôi vào học tiết cuối cô dạy, ai nấy đều mệt bải hoải và không còn tinh thần học tập. Vừa bắt đầu tiết học chưa lâu thì tôi - cô gái khỏe mạnh nhất lớp bỗng thấy đầu óc choáng váng, mọi thứ xung quanh tôi nhòe dần đi, đầu tôi nặng trĩu, tôi gục xuống bàn ngất đi. Khuôn mặt tôi như được các bạn kể lại thì tái mẹt không còn giọt máu, mô hôi rịn ra trên khắp mặt và tay. Ai cũng vô cùng sợ hãi, cô đang giảng bài vội vã chạy xuống với tôi. Cô để tôi nằm thẳng và lấy ngón trỏ day vào nhân trung, một lúc sau thì tôi tỉnh. Người đầu tiên tôi thấy là cô, khuôn mặt cô lo lắng, mắt đã ngân ngấn nước, cô liên tục hỏi tôi có sao không. Và dường như vẫn chưa yên tâm, cô vội vàng bế thốc tôi xuống phòng y tế. Tôi không thể ngờ rằng người có vóc dáng nhỏ bé, gầy gò như vậy lại có thể bế được tôi lên, bởi tôi không hề nhỏ bé. Có lẽ là sức mạnh của tình yêu thương và trách nhiệm đã giúp cô có sức khỏe phi thường như vậy. Thì ra tôi ngất đi là do không ăn sáng, trong tiết thể dục lại chạy nhiều thành ra quá sức mà hạ đường huyết nên ngất đi. Cô ở bên cạnh tôi đến tận lúc cha mẹ tôi đến thì cô mới trở về. Sáng hôm sau đến lớp tôi đã thấy hộp sữa và cái bánh để trên bàn với lời dặn: “Nhớ ăn sáng đầy đủ và hăng say học tập em nhé”. Nét chữ ấy chỉ có cô Trang chứ không còn của ai khác nữa. Sau ngày hôm ấy, chúng tôi đã có cái nhìn về cô, chúng tôi học tập chăm chỉ và ngoan ngoãn. Từ đó cho đến giờ, tình cảm của chúng tôi dành cho cô ngày càng lớn hơn, đó là sự kính trọng, lòng biết ơn với một cô giáo trẻ nhiệt huyết, tận tâm.
Năm nay đã học lớp 9 thời gian tôi còn được học cô không còn nhiều. Tôi tự hứa sẽ học tập thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của cô. Cô sẽ là một kỉ niệm đẹp đẽ, một tấm gương về sự kiền trì, bền bỉ để tôi học tập và noi theo.
TK dàn bài!
1. Mở bài:
Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 - 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.Bản thân mình: nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.2. Thân bài:
- Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện): Đó là kỉ niệm gì,buồn hay vui,xảy ra trong hoàn cảnh nào,thời gian nào?...
- Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):
Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?Đó là người thầy(cô) như thế nào?Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).Tình cảm,thái độ của học sinh đối với thầy cô.- Diễn biến của câu chuyện:
Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?...Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.- Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện:Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn,trong suy nghĩ: tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).
3. Kết bài:
Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.
Tham khảo:
Tuổi học sinh, là tuổi đẹp đẽ, hồn nhiên nhất. Chúng ta được vui chơi, được học tập và trong quãng thời gian ấy cũng có biết bao kỉ niệm đẹp đẽ với thầy cô và bè bạn. Và trong chuỗi những kỉ niệm ấy, kỉ niệm khiến tôi không thể nào quên chính là kỉ niệm với cô Trang, tấm lòng, sự tận tâm cô dành cho tôi khiến tôi mãi khắc ghi trong tim.
Tôi còn nhớ đó là giữa học kì I năm lớp tám, thầy giáo chủ nhiệm của chúng tôi nghỉ việc tại trường để cùng gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Thầy không còn chủ nhiệm lớp là niềm thất vọng lớn nhất với chúng tôi. Thầy là người hóm hỉnh, dạy rất giỏi lại luôn ân cần, quan tâm đến học sinh. Lúc chia tay thầy ai cũng tiếc nuối, mấy bạn gái mau nước mắt còn túm tụm một chỗ khóc thút thít với nhau.
Sau ngày thầy chuyển công tác, điều băn khoăn lớn nhất với chúng tôi chính là ai sẽ làm chủ nhiệm lớp. Chúng tôi đoán già, đoán non người thì cho rằng thầy Cường phát-xit, người lại cho rằng cô Loan hiền thục,… Nhưng tất cả mọi dự đoán của chúng tôi đều chệch hướng, giáo viên chủ nhiệm mới của chúng tôi là một cô giáo hoàn toàn mới, cô vừa vào trường năm nay, nên vẫn chưa ai quen mặt.
Sáng thứ hai, sau tiết chào cờ, cô vào chào và làm quen với cả lớp. Cô người dong dỏng cao, khuôn mặt thanh tú, ưa nhìn, mái tóc được nhuộm màu nâu hạt dẻ, bồng bềnh, lượn sóng trông rất đẹp mắt. Giọng cô ấm nhưng rất âm vang và có uy lực. Cô tự giới thiệu cô tên Trang và sẽ là chủ nhiệm lớp tôi hai năm học còn lại, cô là giáo viên dạy bộ môn Toán.
Tiết học đầu tiên của cô chúng tôi đã bày đủ trò để cô không thể dạy học, đứa nói chuyện, đứa ngủ gục,… chúng tôi làm như vậy như là một cách phản ứng lại khi cô làm chủ nhiệm lớp. Vì cái bóng của thầy giáo cũ quá lớn, sự xuất hiện của cô dù biết đó là cô được phân công công tác nhưng tôi vẫn cảm tưởng như cô là người đã đẩy người thầy yêu quý của chúng tôi đi. Đó quả là một suy nghĩ ích kỉ và nhỏ nhen. Bao nhiêu cố gắng, nỗ lực và nhiệt huyết cô dành cho chúng tôi đều đổ xuống sông xuống biển, tôi thấy hiện lên trong sâu thẳm mắt cô là nỗi buồn và sự thất vọng. Là một giáo viên mới vào nghề lại gặp phải ngay những học trò nghịch ngợm như chúng tôi có lẽ cô cảm thấy chán nản nhiều lắm. Nhưng cô vẫn hết sức cương quyết, với những bạn không chú ý, mất trật tự cô lập tức yêu cầu lên bảng trả lời câu hỏi, hoặc có những hình phạt công ích như dọn vệ sinh cho cả lớp,… còn với những bạn chăm chỉ học hành cô luôn có phần thưởng để động viên, khuyến khích. Nhưng có lẽ như vậy vẫn là chưa đủ, chỉ đến khi có một biến cố xảy ra thì mọi suy nghĩ của chúng tôi mới thay đổi.
Sáng hôm ấy, sau tiết thể dục, chúng tôi vào học tiết cuối cô dạy, ai nấy đều mệt bải hoải và không còn tinh thần học tập. Vừa bắt đầu tiết học chưa lâu thì tôi - cô gái khỏe mạnh nhất lớp bỗng thấy đầu óc choáng váng, mọi thứ xung quanh tôi nhòe dần đi, đầu tôi nặng trĩu, tôi gục xuống bàn ngất đi. Khuôn mặt tôi như được các bạn kể lại thì tái mẹt không còn giọt máu, mô hôi rịn ra trên khắp mặt và tay. Ai cũng vô cùng sợ hãi, cô đang giảng bài vội vã chạy xuống với tôi. Cô để tôi nằm thẳng và lấy ngón trỏ day vào nhân trung, một lúc sau thì tôi tỉnh. Người đầu tiên tôi thấy là cô, khuôn mặt cô lo lắng, mắt đã ngân ngấn nước, cô liên tục hỏi tôi có sao không. Và dường như vẫn chưa yên tâm, cô vội vàng bế thốc tôi xuống phòng y tế. Tôi không thể ngờ rằng người có vóc dáng nhỏ bé, gầy gò như vậy lại có thể bế được tôi lên, bởi tôi không hề nhỏ bé. Có lẽ là sức mạnh của tình yêu thương và trách nhiệm đã giúp cô có sức khỏe phi thường như vậy. Thì ra tôi ngất đi là do không ăn sáng, trong tiết thể dục lại chạy nhiều thành ra quá sức mà hạ đường huyết nên ngất đi. Cô ở bên cạnh tôi đến tận lúc cha mẹ tôi đến thì cô mới trở về. Sáng hôm sau đến lớp tôi đã thấy hộp sữa và cái bánh để trên bàn với lời dặn: “Nhớ ăn sáng đầy đủ và hăng say học tập em nhé”. Nét chữ ấy chỉ có cô Trang chứ không còn của ai khác nữa. Sau ngày hôm ấy, chúng tôi đã có cái nhìn về cô, chúng tôi học tập chăm chỉ và ngoan ngoãn. Từ đó cho đến giờ, tình cảm của chúng tôi dành cho cô ngày càng lớn hơn, đó là sự kính trọng, lòng biết ơn với một cô giáo trẻ nhiệt huyết, tận tâm.
Năm nay đã học lớp 9 thời gian tôi còn được học cô không còn nhiều. Tôi tự hứa sẽ học tập thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của cô. Cô sẽ là một kỉ niệm đẹp đẽ, một tấm gương về sự kiền trì, bền bỉ để tôi học tập và noi theo.
Tham khảo :
Các bạn thân mến!
Trong đời học sinh, ai cũng có những kỉ niệm vui buồn về thầy cô, bè bạn. Có những kỉ niệm sâu sắc đến mức nó sẽ theo ta suốt cả cuộc đời. Sau đây, tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm như thế về thầy Đức, chủ nhiệm lớp 8A năm ngoái.
Thú thật với các bạn, tôi chẳng thể nào yêu thích nổi môn Toán. Không phải do thầy dạy dở mà là vì tôi dốt. Cho nên cứ đến giờ Toán là tôi cảm thấy chán ngán, đầu óc vẩn vơ đâu đâu. Lời thầy giảng vào tai nọ ra tai kia, chẳng đọng chút gì trong óc tôi cả. Nhìn các bạn giải bài tập vừa nhanh, vừa đúng, lại trao đổi với nhau hào hứng, sôi nổi, tôi phục lắm!
Ấy thế nhưng tôi lại là “cây Văn” và “cây Anh văn” của lớp đấy nhé! Điểm 8, 9 hai môn này với tôi chỉ là chuyện thường thôi. Tôi tự hào về điều đó nên cũng hơi “kiêu”.
Nhiều lần, thầy Đức khuyên tôi không nên học lệch, phải cố gắng học các môn tự nhiên để đạt kết quả tốt hơn. Nếu không, sang năm lên lớp 9 là gay. Nghe lời thầy, tôi đã nhờ bạn Trí kèm thêm môn Lí và bạn Hùng kèm thêm môn Hoá. Còn thầy Đức, thầy sẵn sàng giảng lại thật kĩ những bài nào tôi chưa hiểu hoặc hiểu lơ mơ. Nhiệt tình của thầy khiến tôi cảm động. Tôi tự nhủ sẽ nghiêm túc và tự giác học tập để thầy vui.
Thế nhưng chuyện buồn lại xảy ra ngay sau đó. Mà nguyên nhân cũng lại do tính chủ quan, lơ là của tôi trong học tập.
Tôi còn nhớ hôm ấy là thứ năm. Đầu tiết 1, thầy Đức cho làm bài kiểm tra 15 phút về lí thuyết của bài Hình học tuần trước. Tôi hoảng sợ và lúng túng mất hồi lâu vì đã quên hết cả. Nhìn sang bên cạnh, các bạn đang chăm chú viết. Tôi loay hoay cô vắt óc nhớ lại nhưng nội dung định lí cứ trốn đâu mất cả. Năm phút trôi qua. Mồ hôi đã bắt đầu rịn ra trên trán và chảy dọc sống lưng tôi.
Bất chợt, trong đầu tôi loé lên một tia sáng và tôi bám chặt lấy nó như người chết đuối vớ được phao: Giờ Hình tuần trước, tôi quên mang theo vở nên đã chép bài vào cuốn nháp, mà cuốn nháp thì tôi đang dùng để kê tờ giấy làm bài kiểm tra. May quá! Nhân lúc thầy nhìn sang dãy bàn bên trái, tôi lật giở rất nhanh, tìm đúng chỗ và cố giữ vẻ mặt thản nhiên, tôi chép lia chép lịa, không sót chữ nào.
Thầy Đức báo đã hết giờ kiểm tra. Bạn Hùng lớp trưởng đi thu bài mang lên nộp cho thầy. Tôi thở phào nhẹ nhõm vì hành động gian dối không bị ai phát hiện. Tuy thế, trong thâm tâm, tôi vẫn lo lắng.
Đúng một tuần sau, thầy Đức trả bài. Tôi đi học muộn, chẳng dám vào, đành ngồi nép dưới chân tường chỗ cửa sổ cuối lớp. Tiếng thầy Đức nói, tôi nghe rõ mồn một:
– Hôm nay, thầy tuyên dương bạn Hải đã có tiến bộ vượt bậc. Hải rất thuộc bài. Thầy cho Hải điểm 10 toán đầu tiên. Rất tiếc, Hải không có mặt ở đây! Các em hãy học tập tinh thần phấn đấu vươn lên của Hải!
Trời ơi! Giá như lúc ấy đất dưới chân tôi nứt ra để tôi chui xuống trốn thì hay biết mấy! Tôi xấu hổ vô cùng và không ngớt thầm mắng nhiếc mình là đồ dối trá vô liêm sỉ. Cũng may mà đi học muộn chứ nếu ở trong lớp lúc này, chỉ cần các bạn nhìn tôi bằng ánh mắt nghi ngờ và giễu cợt thì tôi cũng đủ “chết đứng” rồi!
Tôi lom khom cúi rạp xuống để không ai phát hiện ra rồi len lén vòng qua hồ nước, ngồi ở đó chờ hết tiết Toán mới dám vào. Vừa thấy tôi, đám bạn trai cùng bàn hét tướng lên: Hải được 10 điểm Toán, chuyện lạ thế giới! Tâm đưa bài cho tôi. Tôi giật phắt lấy rồi cất ngay vào cặp, cúi mặt chẳng dám nhìn ai.
Cái điểm 10 không xứng đáng ấy hành hạ tôi đến mức ăn không ngon, ngủ không yên. Nửa tháng sau, tôi đã gặp thầy Đức, trình bày mọi chuyện và thành thật xin lỗi thầy, mong thầy giữ kín. Thầy Đức hứa và đã giữ đúng lời hứa. Thầy tha lỗi cho tôi, khen tôi dám dũng cảm nhận khuyết điểm như vậy là tốt.
Từ đó, tôi đề ra cho bản thân một nội quy học tập khá chặt chẽ, nghiêm túc. Các bạn thấy đấy, học kì I vừa qua, điểm kiểm tra các môn tự nhiên và xã hội của tôi chênh nhau không đáng kể. Được kết quả như vậy, tôi biết ơn thầy Đức rất nhiều bởi thầy đã kiên trì giúp đỡ và động viên tôi học tập. Có được một người thầy tận tụy, hết lòng vì học sinh như thế, quý biết bao, phải không các bạn?!
Tham khảo
Trong suốt cuộc đời dài và rộng của con người, thì những tháng năm được ngồi trên ghế nhà trường là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất bởi khi ấy, ta chỉ là những đứa học trò hồn nhiên, vô lo, vô nghĩ, không bị tiền bạc áo cơm đè nặng trên đôi vai. Tôi cũng có những năm tháng như vậy với những kỷ niệm đẹp đẽ dưới những mái trường thân yêu bên cạnh những người bạn và thầy cô yêu quý. Một trong những kỷ niệm mà tôi nhớ nhất không bao giờ quên với thầy cô giáo của mình là khi tôi học lớp ba, bị trượt kỳ thi học sinh giỏi.
Khi tôi còn nhỏ, tôi đã được cha mẹ dạy rằng phải học hành thật tốt, như vậy mai sau mới đỡ vất vả. Suy nghĩ ấy đã hình thành trong con người tôi bởi thế cho dù khi còn bé đến lúc lớn lên tôi luôn cố gắng học tập thật chăm chỉ vì tương lai của bản thân. Khi tôi còn học lớp ba, tôi đã rất cố gắng rất nhiều trong những môn văn hóa như văn và toán. Bởi vậy ngay từ đầu năm, tôi đã dễ dàng để lại ấn tượng tốt trong lòng cô giáo của tôi khi đó, cô Hà – giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi. Cô luôn giúp đỡ tôi trên lớp, tận tình giảng dạy và chỉ bảo cho tôi. Tôi còn nhớ, có một lần tôi viết văn được cô cho mười điểm. Điểm mười ấy giống như một dấu ấn ghi nhận năng lực của tôi, luôn nhắc nhở tôi phải cố gắng hơn nữa để học tốt môn học này. Cô Hà luôn khuyến khích tôi sáng tạo trong các bài văn của mình. Nhờ có sự nhiệt tình của cô mà lòng tôi như được thổi lửa, tôi yêu môn văn lúc nào không hay. Cô luôn trêu tôi: “Em có tố chất học văn đấy. Cố lên! Biết đâu mai sau trở thành cô giáo như cô thì sao?” Mỗi khi ấy, tôi chỉ biết cười với cô nhưng trong lòng tôi vui lắm, cảm thấy mình như được tiếp thêm sức mạnh để cố gắng hơn trong học tập. Trường tiểu học của tôi hồi ấy cuối năm nào cũng tổ chức thi học sinh giỏi để các học sinh có cơ hội được cọ sát và rèn luyện bản thân. Năm ấy, tôi cũng thấy mình náo nức, có chút phấn khích đợi chờ vào cuộc thi cuối năm để có cơ hội thể hiện năng lực của bản thân mình. Ngày thi cuối cùng cũng đến. Lúc làm bài thi do chủ quan, đinh ninh mình sẽ làm được nên tôi cũng không đọc kỹ đề bài, chỉ đọc lướt qua đề bài văn và cứ thế cắm cúi viết mà chẳng hề hay biết mình đã lạc đề. Hôm ấy đi thi về, cô giáo có hỏi qua thì tôi cũng cứ thế tự tin trả lời rằng mình làm bài tốt. Mấy ngày sau đó, tôi cũng không nghĩ về bài làm quá nhiều nữa mà bắt đầu nghỉ xả hơi. Đến một buổi tối, mẹ tôi đi làm về thông báo cho tôi rằng hôm nay cô giáo có gọi cho mẹ nói kết quả thi học sinh giỏi. Lúc nghe lời mẹ nói, tai tôi như ù đi, tôi không nói gì được vì sốc, chỉ biết cứ thế chạy vội lên phòng không chịu ra ngoài vì quá thất vọng vì bản thân: môn văn tôi dưới trung bình dù cho đấy là môn mà tôi tự tin nhất. Tôi chỉ biết tự trách bản thân, tại sao lại ngu xuẩn đến mức chủ quan mà không đọc kỹ yêu cầu của đề để rồi đến cuối cùng lại xảy ra sai lầm ngu ngốc như thế. Cả buổi tối hôm đấy, tôi cứ nằm trong phòng khóc mà ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Sáng hôm sau dậy, đầu tôi đau như búa bổ, cảm thấy cả người mình mẩy đều mệt mỏi rã rời, không những thế còn thấy nóng bừng khó chịu. Lúc đi qua chiếc gương ở phía tủ quần áo tôi mới để ý cả mặt đều nổi lên những chấm đỏ rất dễ sợ, vội bảo mẹ thì mới biết mình bị sốt phát ban. Lúc ấy tôi chỉ có một ý nghĩ duy nhất: “Sao số mình xui xẻo thế, đã thi trượt học sinh giỏi lại còn bị ốm cùng lúc thế này!”. Do cơn sốt nên cuối cùng hôm chụp ảnh tập thể lớp cuối năm ấy tôi đã không thể đến. Mấy ngày sau đến trường, tôi không dám nhìn thẳng mặt cô, lúc nào cũng chỉ biết cúi gằm xuống mặt đất vì cảm thấy bản thân đã làm cô thất vọng.
tham khảo:
Trong cuộc đời mỗi con người, để thành công thì không thể nào thiếu đi những bóng dáng người thầy. Người xưa đã có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Trong tim em cũng có một người thầy cho riêng mình. Đó chính là thầy Minh - thầy giáo dạy môn Toán của tôi.
Thầy năm nay cũng đã gần bốn mươi. Thầy rất cao, khoảng 1m75. Khuôn mặt đầy nét cương nghị. Thầy thường mặc áo sơ mi trắng khi đi dạy, quần âu, dép xăng đan đơn giản. Mùa đông, thầy mặc một cái áo gió bên ngoài nữa là ổn. Tóc thầy còn đen, chưa bạc cái nào. Thầy quanh năm chỉ để một kiểu tóc, không hề thay đổi. Thầy có nụ cười rất duyên. Mỗi khi thầy cười, cả lớp cũng muốn cười theo. Em chưa thấy thầy bật cười thành tiếng bao giờ, chỉ là một nụ cười mỉm nhẹ. Mỗi lần cười, ánh mắt và gương mặt thầy đều bừng sáng. Làn da trắng cũng ửng đỏ lên trên gương mặt thầy mỗi khi cười. Thầy rất tâm huyết với học sinh. Thầy luôn cố gắng tìm tòi những bài toán hay, lạ để thúc đẩy sự phát triển về toán học của chúng em.
Từ ngày thầy mới tiếp nhận dạy môn Toán của lớp, em yêu Toán hẳn. Thầy đã truyền được cái lửa, cái tình yêu toán học của mình cho chúng em. hàng ngày thầy đến lớp, bước vào với một tâm thế đầy lửa của một người thầy yêu học trò. Cái thước dài để thầy vẽ hình lúc nào cũng có mặt. Tay thầy cầm phấn rất đẹp. Những nét chữ uyển chuyển được viết lên bảng một cách nhanh chóng. Chữ thầy rất rõ ràng, thầy vẽ hình, viết con số cũng rất đẹp.
Em rất yêu quý thầy bởi cái tâm thế của người dạy học. Những tâm huyết của thầy luôn là món quà vô giá mà thầy đã dành cho chúng em.
Tham Khảo Nha!!!.Bạn có thể thêm tính cách vào nhé mình tìm ko thấy!!!
Tôi 14 tuổi. Cái tuổi này chưa phải là lớn nhưng cũng không còn bé nữa. Tôi đã đủ lớn để nhận thức được đúng – sai. Tôi đã biết khóc trước những mảnh đời bất hạnh, biết cười khi thấy người khác vui. Tôi đã biết cúi xuống nhặt mảnh chai dưới đường để bảo vệ chân mình và chân những người đi sau. Tôi cũng đã biết biết ơn những người có ơn với tôi nữa….Tất cả những điều ấy đều là do thầy đã dạy tôi.
Tôi vẫn thường được nhìn thấy thầy vào mỗi buổi sớm mai, khi mà thầy đi dạy qua nhà tôi. Tôi vẫn thường cảm thấy lòng bồi hồi nhớ lại quãng thời gian trước đây vào lúc đó ngoài ra thì lại không (!?). Hôm nay thì lại khác… Tôi nghe một đoạn quảng cáo:Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng
Là gì? Em biết không?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi….
Câu hát này… sao nó thân quen quá! Cố lục tìm những mảng kí ức bừa bộn, tôi cố tìm những gì liên quan đến câu hát đó.
A! Phải rồi! Nó đây rồi!.Thầy của tôi vẫn để nhạc chuông điện thoại là bài hát này. Thầy hay nói với chúng tôi là thầy rất thích bài hát này, nó ý nghĩa. Thầy nói, sống trên đời là phải biết giữ lại những gì tốt đẹp, quên đi những gì đáng quên. Và đặc biệt là phải biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Như là để gió cuốn đi….Thế đấy! Thầy đã dạy chúng tôi phải sống như thế đấy! Vậy mà, bây giờ tôi mới thấm thía. Còm hồi lớp 4, cái thời điểm thầy dạy thì tôi chỉ vâng dạ cho xong chuyện.Bạn bảo tôi kể về kỉ niệm đáng nhớ về thầy giáo ư? Nhiều lắm, không kể nổi đâu! Tôi chỉ có thể nói với bạn rằng chính thầy cũng là một kỉ niệm đáng nhớ với tôi rồi!.Tôi vẫn luôn thấy tiếc vì thời gian chúng tôi học với thầy quá ít ỏi. Đến nỗi, tôi cứ cảm thấy áy náy vì chưa làm được cho thầy điều gì cả. Thầy đã dạy dỗ 12 đứa học sinh chúng tôi rất chu đáo. Thầy dạy chúng tôi mẹo làm toán nhanh, dạy cả cách làm một bài văn thế nào cho đúng yêu cầu nữa. Thầy có hẳn một kho tàng chuyện cười, tôi nghĩ thế, nên cứ lúc nào chúng tôi mệt là thầy lại kể cho chúng tôi nghe. Học với thầy, chúng tôi luôn cảm thấy dễ chịu, thoải mái.Nhà thầy ở xa trường hơn 20 cây số, thế mà dù nắng hay mưa, thầy luôn đến lớp đúng giờ. Thầy đến, mang cho chúng tôi bao nhiêu là điều mới lạ. Thầy như cơn gió thổi vào lòng những đứa học sinh lam lũ của mình những luồng gió mới. Thầy như tia nắng ban mai thắp sáng ước mơ tôi, gieo cho chúng tôi bao nhiêu ước mơ và hoài bão.Thầy vẫn bảo: “Nếu chỉ được một lần duy nhất đi trên con đường đầy hoa, các con sẽ chọn bông hoa nào?”. Giờ thì, con đã hiểu thầy nói gì rồi, thầy ạ. Con sẽ chọn cho con “bông hoa” cơ hội nào đẹp nhất. Thầy cũng bảo thầy không có con, thế nên thầy xem chúng tôi như con của mình vậy. Thầy đối xử với tôi rất tốt. Thế nên chúng tôi vẫn cố gắng làm thầy vui, như cách những đứa con đang báo hiếu cho cha mình vậy.Thầy trò chúng tôi đã gắn bó với nhau như thế đấy. Ấy vậy mà, sự thật thật trớ trêu. Giữa học kỳ II lớp 4, thầy phải chuyển trường. Khi nghe thầy hiệu phó nói, chúng tôi như không tin vào tai mình. Tôi còn nhớ như in cái ngày hôm ấy. Đó là thứ 2, ngày 21, tháng 2. Chúng tôi đã khóc rất nhiều. Thầy của tôi sắp phải xa chúng tôi rồi! Phải làm thế nào đây? Thầy cũng đã rơi nước mắt đấy. Thầy trò chúng tôi cứ nhìn nhau mà khóc suốt. Thầy dặn chúng tôi: “Các con ở lại nhớ nghe lời thầy giáo mới, phải chịu khó mà học hành. Cơ hội đến với người ta không nhiều, thế nên các con phải biết nắm bắt. Chúc các con sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Thôi, chào các con ở lại, thầy đi đây! “Chúng tôi đã khóc nhiều lắm. Tôi còn ngây thơ hỏi: “Thầy đi thì bao giờ về ạ?”. Tôi đã từng nghĩ, thầy giờ đã không còn là thầy của tôi nữa rồi!
Nhưng mà không phải vậy đâu, thầy vẫn mãi là thầy của chúng tôi chứ. Bây giờ, mỗi sớm mai thấy thầy, tôi vẫn không quên chào thầy. Và, thật vui, thầy vẫn nhận ra tôi, thầy còn cười với tôi nữa. Tôi cũng rất tự hào vì đến giờ tôi vẫn làm theo lời thầy dạy: Biết tôn sư trọng đạo, biết ơn người có ơn với mình. Hạnh phúc hơn là, hồi lớp 7, khi tôi viết truyện về thầy, truyện của tôi được giải ba đấy. Thầy ơi, thầy có biết không, con viết về thầy được giải ba đấy, thầy ạ !Đã hơn 4 năm rồi nhưng tôi vẫn không quên được thầy. Có lẽ vì thầy là kỉ niệm khó quên trong lòng tôi. Tuy xa thầy rồi, nhưng những bài học thầy dạy tôi vẫn chưa quên. Thầy ơi, tuy hôm nay đã là 26/11 rồi, nhưng con vẫn nhân ngày nhà giáo Việt Nam, con chúc thầy mạnh khỏe, có một cuộc sống hạnh phúc. Đặc biệt là thành công trong sự nghiệp trồng người cao quý của mình. Và…thầy hãy chờ xem con thực hiện ước mơ của mình như thế nào, thầy nhé!
Cứ đến ngày này, ngày Nhà giáo Việt Nam thiêng liêng 20/11, lòng tôi lại đau đớn nhớ đến cái ngày đó…, cũng là ngày Nhà giáo Việt Nam nhưng là ngày tôi nhận được tin cô giáo chủ nhiệm kính yêu của tôi, người cô mà tôi chưa kịp xin lỗi, đã ra đi mãi mãi.
Năm ấy tôi học lớp 7, cô giáo chủ nhiệm của tôi, người cô mà tôi hằng kính trọng bằng cả trái tim, cô chỉ có bốn mươi mấy tuổi. Bốn mươi mấy ấy nhỉ? Tôi cũng không nhớ nữa, chỉ nhớ cô có một khuôn mặt hiền hậu và sự dịu dàng cùng tấm lòng bao dung rất lớn. Cô luôn luôn truyền cho chúng tôi những tình cảm tốt đẹp nhất, khai sáng tâm hồn chúng tôi. Cô còn rất tận tình giúp đỡ những bạn học kém và luôn động viên tất cả học sinh phải nỗ lực hơn nữa. Có lẽ vì vậy mà trong cả học kỳ một, tôi luôn là một học sinh xuất sắc của lớp. Đó là vì, như bao bạn học sinh khác, tôi luôn có cô ở bên, cô giáo Hoài Thương của chúng tôi.
Nhưng mọi chuyện đều có thể xảy ra. Bước qua học kỳ hai, cô thường xuyên nghỉ dạy vì bị bệnh tim. Tôi không còn được nhận những sự chỉ dạy của cô nên càng ngày tôi càng sút kém trong học tập. Cứ từ từ, từ từ, tôi mất dần đi những kiến thức căn bản nhất. Tôi cảm thấy chán nản, không còn coi trọng việc học nữa. Và rồi, cái ngày ấy đã đến, cái ngày tôi trượt vào lỗi lầm không thể quên.
Hôm ấy, tôi bình thản bước vào trường thì gặp mấy cậu bạn học cũ. (Chúng tôi cùng học một lớp tiểu học với nhau, giờ cùng học một trường cấp hai, nhưng chúng học khác lớp tôi). Vừa thấy tôi, chúng liền hỏi:
_ Minh, đi chơi không? Tụi này bao cho!
Tôi ngỡ ngàng:
_ Đi chơi ở đâu? Thôi, đi thì phải cúp học ở trường mất. Nghỉ học, tớ sợ lắm!
_ Chơi điện tử chứ đâu! Lâu lâu cúp học một buổi có sao đâu nào!
Mấy đứa bạn xúm vào thuyết phục. Lúc này trong đầu tôi bao nhiêu suy nghĩ đối chọi nhau: “Thôi, lâu lâu đi có sao đâu!”, “Đi mà ba biết thế nào cũng no đòn cho xem!” Hai ý nghĩ ấy cứ cấu xé nhau làm đầu tôi như muốn vỡ tung ra. Nhưng rồi cuối cùng tôi cũng nghe theo lời thuyết phục hấp dẫn của mấy đứa bạn. Cả ngày hôm đó, tôi đi chơi rất vui vẻ. Hình ảnh của cô, của ba, của lớp học,… tất cả đều tan biến hết. Tôi không còn thời gian để nghĩ đến hậu quả của sự việc. Nhưng niềm vui không kéo dài được bao lâu. Ngày hôm sau, vừa vào lớp, cô đã gọi tôi lên để hỏi tại sao nghỉ học ngày hôm qua. Lúc đó tôi rất sợ hãi, tim đập thình thịch, tưởng chừng như muốn vỡ tung trong lồng ngực. Dù rất sợ, tôi vẫn cố bình thản trả lời cô là nhà có việc bận nên nghỉ. Lúc đó, đôi mắt nhỏ bé của tôi nhìn vào mắt cô, tôi có thể cảm nhận được điều gì đó rất lạ trong mắt cô. Linh cảm cho tôi biết là cô đã biết rằng tôi nói dối. Và rồi cả ngày hôm sau, tôi cứ bị ám ảnh mãi về những điều cô nói. Tôi tự hỏi mình trả lời cô thế có đúng không và có ổn không. Nhưng rồi tôi tặc lưỡi: “Mọi việc đã qua rồi, hãy cứ để nó qua đi, đằng nào cô cũng đâu có truy cứu.” Những ý nghĩ ấy đã giúp tôi cảm thấy bình tĩnh hơn. Rồi chuyện gì đến thì nó phải đến. Cuối giờ, cô yêu cầu tôi viết một bản tường trình về việc nghỉ học của mình và đưa cho phụ huynh ký. Tôi lạnh hết cả xương sống khi nghĩ đến trận đòn nhừ tử của ba mẹ nếu biết mình trốn học. Biết làm sao bây giờ? Một ý nghĩ đen tối và liều lĩnh lóe lên trong đầu tôi: “Phải giả chữ ký thôi, chỉ có giả chữ ký mới may ra thoát được nạn này.” Đâm lao thì phải theo lao! Nghĩ sao làm vậy, ngay tối hôm đó, tôi chẳng còn tâm trí đâu mà học. Gài thật chặt cửa phòng, tôi loay hoay ngồi tập chữ ký của ba. Cuối cùng thì tôi cũng thành công, nói đúng hơn là chỉ thành công dưới con mắt nhỏ bé của tôi. Điều đó được chứng minh khi tôi đưa bản tường trình cho cô. Lúc nhìn thấy bản tường trình, đôi mày cô cau lại, những vết hằng trên trán cũng sâu hơn. Cô từ từ đặt bản tường trình xuống và nhìn tôi:
_ Minh, đây có phải là chữ ký của ba em không?
Câu hỏi của cô khiến hơi thở của tôi nóng lên, sống mũi của tôi cay cay, nước mắt tôi chỉ chực ùa ra. Tôi chỉ muốn nói thật to với cô rằng: “Cô ơi, em biết lỗi của em rồi!” Nhưng tôi đã kịp nén lại. Nếu tôi khóc tức là tôi đã nhận mình có lỗi. Tôi mà nhận lỗi với cô thì sau đó chắc chắn sẽ là một trận đòn của ba. Lấy hết can đảm, tôi từ từ ngước nhìn cô. Khuôn mặt của cô khi ấy ánh lên một niềm hy vọng nào đó, chắc là cô đang rất hy vọng tôi sẽ trả lời thành thật.
_ Thưa cô, đây… đây chính là chữ ký của ba em!
Khuôn mặt đầy hy vọng, chờ đợi của cô như tan biến, nhường chỗ cho sự thất vọng đang lộ rõ trong đôi mắt cô. Càng nhìn đôi mắt ấy, tôi lại càng đau đớn, nhưng tôi vẫn không đủ can đảm để nói ra sự thật.
Cô nhẹ nhàng:
_ Thôi được rồi, em về chỗ đi!
Vừa nghe câu đó, tôi cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều. Nhưng sự yên tâm đó chẳng kéo dài được lâu. Chiều đó, cô nói tôi mời phụ huynh vào cho cô gặp. Bấy giờ, tôi mới “hồn lìa khỏi xác”. Chân tay tôi như rời ra từng mảnh, tôi không còn đủ sức lực để bước ra khỏi cánh cửa kia, để mời ba tôi vào. Nhưng tôi thật sự không còn lựa chọn nào khác.
Ba và cô đã nói chuyện gần mười lăm phút rồi. Chỉ có gần mười lăm phút nhưng tôi cảm tưởng như đã vài tiếng trôi qua vậy. Tôi đứng ngồi không yên, thấp thỏm, sợ hãi đến khôn cùng. Cuối cùng, ba tôi cũng bước ra. Ba không nói gì cả, không la cũng chẳng mắng. Khuôn mặt ba trông rất buồn. Ba lặng đi, nhìn tôi một lát rồi nói:
_ Con hãy suy nghĩ về những việc làm của mình đi. Ba bất ngờ và buồn về con quá!
Suốt đêm hôm ấy, tôi không tài nào chợp mắt được. Việc tôi gây ra làm không khí cả nhà buồn bã, trầm lặng hẳn. Tôi cứ suy nghĩ, suy nghĩ mãi. Càng nghĩ tôi càng thấy ăn năn, hối hận. Ba ơi, giá mà ba đánh con thật đau! Cô ơi, giá mà cô mắng con thật nhiều! Nếu được như thế thì con không phải day dứt, ân hận thế này. Ba mẹ và cô đã tin con nhiều đến thế, vậy mà con lại… Ngày mai, ngày 20/11, tôi sẽ nói với cô rằng: “Cô ơi, em xin lỗi cô nhiều lắm!”
Rồi một đêm dài đầy mệt mỏi và dằn dặt cũng qua đi. Ánh bình minh đã ló dạng, tôi bước vào trường nhưng trong lòng vẫn cảm thấy nặng nề vì chưa nói được lời xin lỗi cô. Thế rồi, tôi đâu có ngờ chính sáng hôm ấy, buổi sáng mà người học trò đầy mặc cảm tội lỗi như tôi mong chờ được gặp cô để nói lời xin lỗi bằng cả tấm lòng, thì một tin sét đánh đã xé nát lòng tôi. Đêm hôm qua, cô tôi đã ra đi. Một cơn đau tim đột ngột đã cướp đi mạng sống của cô tôi, khiến cô vĩnh viễn không bao giờ có thể nghe tôi nói lời xin lỗi được nữa