chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu tù ẩn dụ trong câu: bây giờ mận mới hỏi đào, vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ trong câu là:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
- mận: chỉ chàng trai
- đào: chỉ cô gái
- vườn hồng: chỉ tình trạng hôn nhân của cô gái
→ Kiểu ẩn dụ: ẩn dụ phẩm chất
=> Tác dụng: Thể hiện lời ướm hỏi, lời tỏ tình, lời đáp rất kín đáo của chàng trai và cô gái.
MỌI NGƯỜI COI THỬ CÓ ĐÚNG KHÔNG
2. Hình ảnh ẩn dụ:
- Mận – đào (mận: người con trai; đào: người con gái)
- Ý nghĩa: lời ngõ ý hỏi của cháng trai xem cô gái có người yêu chưa.
- Hiệu quả nghệ thuật: thể hiện tính thẫm mĩ của con người trong giao tiếp.
Câu thơ trên thuộc kiểu ẩn dụ hình thức:
+," mận " là đây nghĩa là người con trai
+," đào" người con gái
+," Vườn hồng" đây có nghĩa là người con trai hỏi người con gái đã có người thương chưa để người con trai tiến tới giành lấy cơ hội.
câu a BPTT ẩn dụ
cây B BPTT ẩn dụ
câu C BPTT hoán dụ
câuD BPTT ẩn dụ và hoán dụ
a. Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
➩ Ẩn dụ
b. Em tưởng giếng sâu
Em nối sợi gàu dài
Ai ngờ giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây (Ca dao)
➩ Ẩn dụ
c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy
Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu (Lê Anh Xuân)
➩ Hoán dụ (lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng)
d. Thác bao nhiêu thác cũng qua ➩ Ẩn dụ
Thênh thang là chiếc thuyền ta trên đời ➩ Hoán dụ (dùng vật bao chứa để gọi tên vật chứa đựng)
e. Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
➩ Nhân hóa
Trong hai câu thơ trên được sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, cụ thể: " mận " là hình ảnh chỉ người con trai, " đào" là chỉ người con gái. Biện pháp ẩn dụ còn được sử dụng qua từ " vườn hồng", " lối", " chưa ai vào"
=> Ý là chỉ người con gái chưa có chồng.
Phép tu từ trên đã dẫn dắt người đọc vào câu chuyện trêu ghẹo như một bản tình ca của một nam một nữ. Từ đó, đã thể hiện được những lời đối đáp giao duyên đầy tình tứ mà cũng rất kín đáo của chàng trai, cô gái thuở xưa.
Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây:
a. Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm.
=> Ẩn dụ phẩm chất.
b. Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
=> Ẩn dụ hình thức.
c. Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn?
=> Ẩn dụ phẩm chất.
d. Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào.
=> Ẩn dụ hình thức.
e. Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.
=> Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
g Em thấy cơn mưa rào Ngập tiếng cười của bố.
=> Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
h. Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai.
=> Ẩn dụ cách thức.
ẩn dụ : mận , đào , vườn hồng
Tác dụng: + Mận : chỉ người con trai
+ Đào : chỉ người con gái
+ Vườn hồng : người con trai ý muốn hỏi người con gái đã thương nhớ ai hay chx
( cho chị tick nha )
Biện pháp tu từ ẩn dụ: "mận" - người con trai; "đào" - người con gái, "vườn hồng đã có ai vào hay chưa" - trong lòng cô gái đã có ai chưa.
Tác dụng:
- Tăng tính thẩm mĩ khi giao tiếp gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.
- Bày tỏ tình cảm khéo léo, tinh tế hóm hỉnh của chàng trai dành cho cô gái.