K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 7 2023

- Lai kinh tế đơn giản: Lai 2 giống 

- Lai kinh tế phức tạp: Lai 3 giống trở lên

- Phép lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.

- Ở nước ta hiện nay, phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội.

Ví dụ: Con cái là ỉ Móng cái × con đực thuộc giống lợn Đại Bạch.

Không dùng con lai kinh tế để làm giống là vì:

Con lai F1 là cơ thể dị hợp, nếu đem các con lai F1 giao phối với nhau thì các gen lặn sẽ được tổ hợp lại với nhau tạo thể đồng hợp lặn → các tính trạng có hại sẽ được biểu hiện ra bên ngoài kiểu hình, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm của các thế hệ tiếp theo.

3 tháng 2 2021

Lai kinh tế (Commercial crossing), còn gọi là lai công nghiệp, là phương pháp lai giữa hai cơ thể (đực và cái) thuộc hai, ba, bốn dòng, hoặc giống, hoặc loài khác nhau để tạo con lai thương phẩm; con lai này không sử dụng làm giống mà chỉ để nuôi lấy sản phẩm thịt, trứng, sữa…

22 tháng 8 2019

Đáp án đúng : D

14 tháng 4 2017

Đáp án đúng : A

Câu 30: Mục đích của phương pháp lai kinh tế là?A. Tạo giống mới. B. Làm giống. C. Thuần chủng. D. Lấy sản phẩm.Câu 31: Lai kinh tế phức tạp là lai giữa bao nhiêu giống vật nuôi?A. từ 2 giống trở lên. B. từ 3 giống trở lên.C. từ 4 giống trở lên. D. từ 5 giống trở lên.Câu 32: Trong các phép nhân giống sau, phép nhân giống nào là nhân giống thuần chủng?A. Lợn Đại bạch x Lợn ỉ B. Lợn Đại bạch x lợn...
Đọc tiếp

Câu 30: Mục đích của phương pháp lai kinh tế là?

A. Tạo giống mới. B. Làm giống. C. Thuần chủng. D. Lấy sản phẩm.

Câu 31: Lai kinh tế phức tạp là lai giữa bao nhiêu giống vật nuôi?

A. từ 2 giống trở lên. B. từ 3 giống trở lên.

C. từ 4 giống trở lên. D. từ 5 giống trở lên.

Câu 32: Trong các phép nhân giống sau, phép nhân giống nào là nhân giống thuần chủng?

A. Lợn Đại bạch x Lợn ỉ B. Lợn Đại bạch x lợn Lanđrat.

C. Lợn Đại bạch x lợn Móng cái. D. Lợn Móng cái x lợn Móng cái.

Câu 33: Mục đích của nhân giống thuần chủng là gì?

A. Phát triển về số lượng.

B. Tạo ra giống mới.

C. Tạo ưu thế lai.

D. Tạo ra đời con tốt hơn bố mẹ.

Câu 34: Mục đích của lai giống là gì?

A. Làm thay đổi đặc tính di truyền của giống đã có hoặc tạo ra giống mới.

B. Sử dụng ưu thế lai, làm giảm sức sống và khả năng sản xuất ở đời con.

C. Phát triển số lượng.

D. Duy trì, củng cố chất lượng giống.

Câu 35: Cá chép V1 được lai tạo từ những giống cá chép nào sau đây?

A. Cá chép trắng Việt Nam, cá chép vàng Hung-ga-ri

B. Cá chép trắng Việt Nam, cá chép vàng In- đô-nê-xi-a

C. Cá chép vàng Hung- ga-ri, cá chép vàng In-đô-nê-xi-a

D. Cá chép trắng Việt Nam, cá chép vàng Hung-ga-ri, cá chép vàng In-đô-nê-xi-a

Câu 36: Trong các phép nhân giống sau, phép nhân giống nào là nhân giống tạp giao?

A. Lợn ỉ x Lợn ỉ B. Lợn Yorkshire x lợn Lanđrat.

C. Lợn Đại bạch x lợn Đại bạch. D. Lợn Móng cái x lợn Móng cái.

Câu 37: Cá chép trắng Việt Nam có đặc điểm?

A. To khoẻ, nhiều thịt, lớn nhanh nhưng thích nghi kém.

B. Thịt ngon, chịu được môi trường sống không thuận lợi.

C. Lớn nhanh, to, ngoại hình đẹp.

D. Không sinh sản đươc.

Câu 38: Cá chép In-đô-nê-xi-a có đặc điểm?

A. To khoẻ, nhiều thịt, lớn nhanh nhưng thích nghi kém.

B. Thịt ngon, chịu được môi trường sống không thuận lợi.

C. Lớn nhanh, to, chịu được môi trường sống không thuận lợi

D. Ngoại hình đẹp, khả năng sinh sản tốt.

Câu 39: Cơ cấu sản phẩm của NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP nước ta năm 2004 là bao nhiêu?

A. 21,7%.

B. 24,5%.

C. 18,38%.

D. 38,2%.

Câu 40: Cơ cấu sản phẩm của CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG nước ta năm 2004 là bao nhiêu?

A. 21,7%. B. 40,1% C. 38,2%. D. 24,5%.

0
5 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Trong quá trình lai tạo, khi lai giống thuần chủng A với giống thuần chủng B, con lai F1 được tạo ra sẽ mang những đặc tính kết hợp từ cả A và B. Tuy nhiên, các đặc tính này không đồng đều và không ổn định trong thế hệ lai tiếp theo (F2).
- Do đó, để tạo ra giống mới với đặc tính ổn định và đồng đều hơn, người ta thường sử dụng phương pháp cho con lai F1 lai trở lại với một trong hai giống gốc. Khi lai con lai F1 với giống thuần chủng A hoặc B, các đặc tính của giống thuần chủng sẽ được truyền lại cho thế hệ lai tiếp theo (F2) và các đặc tính kết hợp không mong muốn sẽ được loại bỏ.
- Tuy nhiên, để đạt được giống mới với đặc tính tốt và ổn định, người ta thường phải lai tạo F1 với giống cần cải tiến một hoặc nhiều lần. Quá trình lai tạo lặp lại này giúp tập trung các đặc tính tốt và loại bỏ các đặc tính không mong muốn, từ đó tạo ra một giống mới có đặc tính tốt và ổn định hơn.

khi lai giống thuần chủng A với giống thuần chủng B, con lai F1 được tạo ra sẽ mang những đặc tính kết hợp từ cả A và B. Nhưng những đặc tính này sẽ ko đồng đều và sẽ ko thể truyền lại cho thế hệ con lai tiếp theo là F2. Cho nên, cho con lai F1 trở lại với giống cần cải tiến thì nó sẽ giúp cho tạo ra giống mới với đặc tính ổn định và đồng đều hơn