Viết đoạn văn tả một bộ phận của cây mà em đã quan sát.
Gợi ý:
- Em muốn tả bộ phận nào của cây? Bộ phận đó có đặc điểm gì nổi bật?
- Khi tả, em nên sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá để đoạn văn thêm sinh động.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Tả một bộ phận của cây ở thời điểm nhất định: Giờ đã là sát Tết, nên trên cây quất có rất nhiều trái. Những trái quất lớn như trái chanh, chín vàng ươm, thơm nức mũi. Lác đác là một vài trái nhỏ hơn vẫn còn xanh. Nhìn cây như có cả trăm chiếc bóng đèn lấp lánh đang sáng bừng lên vậy.
Hoa cúc đẹp nhất là vào lúc nở hết. Hoa cúc có màu vàng tươi. Cánh hoa xòe tròn, xếp thành nhiều lớp bao quanh nhị. Hoa nọ sát hoa kia tạo thành một mảng vàng rực nổi bật trên nền lá xanh. Dưới ánh nắng nhạt của mùa thu, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt.
Ông e có trồng 1 vườn cây, nhưng e thích nhất là cây cam. Cây cam này có độ cao là 1,5m. Lá cây màu xanh nhạt, nhẵn bóng. Quả cam tròn, to bằng quả tennis.Vỏ quả có màu cam, khi chưa chín, quả cam có màu xanh nhạt. Cuống của quả cam dài 3 cm, nhỏ thon. Khi mẹ e dùng dao bổ quả cam ra, 1 mùi thơm phức tỏa ra khắp nhà, e thấy ruột cam có màu vàng đậm, những múi cam tròn trông rất hấp dẫn nhưng rất ít hạt. Khi ăn vào, cam có vị ngọt và mát.E muốn cây cam ở nhà ông e lớn nhanh và kết trái để ngày nào e cx đc ăn. E rất thích ăn cam
đây nè
cái này là mik tự làm đó nha:
bộ phận: thân cây
Cây bàng cao lớn lắm.Thân cây bằng một vòng tay em ôm không xuể.Thân cây to xu xì , màu nâu đậm.Thân cây đầy những hốc bướu to, nhỏ.Những cái bướu đó rất thuận lợi cho những bạn nam thích leo trèo.Các bạn leo lên,trèo xuống trông vẻ thích thú lắm.
a)
Tên bài | Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây | Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây |
Sầu riêng | x | |
Bãi ngô | x | |
Cây gạo | x |
b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?
- Thị giác(mắt):
+ (Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng
+ (Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc
+ (Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá
- Khứu giác(mũi):
+ (Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng
- Vị giác(lưỡi):
+ (Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng
- Thính giác(tai):
+ (Bãi ngô): tiếng tu hú
+ (Cây gạo): tiếng chim hót
c)
Bài “sầu riêng”
- So sánh :
+ Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.
+ Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.
Bài “Bãi ngô ”
- So sánh : + Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.
+ Búp nhu kết bằng nhung và phấn.
+ Hoa ngô xơ xác như cỏ may.
- Nhân hóa :
+ Búp ngô non núp trong cuống lá.
+ Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.
Bài “Cây gạo”
- So sánh
+ Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.
+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.
+ Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
- Nhân hóa :
+ Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.
- Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.
+ Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.
* Trên đây là những hình ảnh được tác giả dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong miêu tả. Học sinh lựa chọn một số hình ảnh mà em thích.
Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.d)
Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.
e) - Giống nhau : Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.
- Khác nhau: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó - đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.
Em ngồi xuống trên một cái rễ đa to như bắp chân người lớn nghỉ xả hơi cho đỡ mệt. Nhìn quanh gốc cây, những chiếc rễ đa chằng chịt đan quyện vào nhau, nổi lên trên mặt đất như những con trăn hoa nằm hóng gió. Cái gốc của nó năm sáu đứa chúng em nối tay nhau mới ôm xuể được. Thân cây cao độ bốn mét với vô vàn nhánh. Các nhánh lớn lại đẻ ra nhiều cành nên tán lá đa xoè ra phủ kín một khoảng đất rộng, ước chừng đến cả trăm người ngồi dưới vẫn con thấy thoáng mát. Những chiếc lá xanh thẫm hình bầu dục to như bàn tay người lớn khép kín. Lá to, lá nhỏ, tầng tầng, lớp lớp tạo ra một vóm lá dày đặc xanh um, nắng mưa khó lòng lọt qua được. Trên tán lá xanh cao vời vợi ấy lũ chim sáo, chào mào, chìa vôi … kéo về hàng đàn, tha hồ thi nhau ca hát”.
Lá của cây phượng không to như lá của cây bàng hay của cây bằng lăng, mà lá của cây phượng lại rất nhỏ. Dễ nhận thấy được rằng cũng chính các chiếc lá phức dường như cũng lại có bề ngoài giống như lông chim vậy. Từ đó em cũng thêm hiểu vì sao cây phượng lại được gọi là cây phượng vĩ. Đồng thời những chiếc lá này lại có màu lục sáng, nhạt đặc trưng của cây phượng dù ở bất cứ nói đâu. Người ta nói rằng lá phượng cũng chính là loại lá phức lông chim kép thật đẹp. Em được bố em giải thích lá phức lông chim ghép đó chính là mỗi chiếc lá dài khoảng 30-50 cm. Thể rồi trên chiếc lá đó lại có từ 20 đến 40 các cặp lá chét sơ cấp hay còn được gợi là lá chét lông chim lớn. Đồng thời mỗi lá chét lông chim lớn vừa rồi cũng đã lại được chia tiếp thành 10-20 cặp lá chét thứ cấp hay lá chét con tiếp theo. Cứ lớp này nối lớp khác thật đẹp, nhìn cây phượng em cũng đã cảm thấy được một sự liên kết thật chặt chẽ và nó như cũng đã thể hiện sự dũng mãnh của nó.
Tả lá bàng.
Mùa thu trong Nam không đậm nét như ngoài Bắc nhưng cũng đủ làm cho những chiếc lá bàng to màu xanh thẫm từ từ chuyển sang màu vàng pha đỏ, có những chấm đen rồi dần dần pha màu nâu. Gặp cơn gió nhẹ thoảng qua, đôi ba chiếc lá vàng lìa cành, chao qua chao lại rồi rớt xuống sân trường. Bây giờ chỉ còn là đôi ba chiếc lá vàng rơi nhưng rồi một hai tháng nữa, lá bàng sẽ dần dần rụng hết, thân cành của nó sẽ trở nên khắng khiu, gầy guộc, in trên nền trời. Mùa ấy, bàng không đẹp, nhưng biết làm sao được?
Ở nhà em như vườn cổ tích vậy, có rất nhiều cây và hoa. Nhưng trong đó em thích nhất là hoa trà. Hoa này có rất nhiều màu, như là màu trắng, màu đỏ, hồng,... Và nhỵ của hoa màu vàng. Cánh hoa mềm mại, mỏng manh. Hoa trà có mùi rất thơm, thơm ngào ngạt. Em rất thích hoa trà nhà em. Mỗi lần em về, em lại tưới cho cây 2 cốc nước.
CHÚC BẠN HỌC GIỎI, VÀ NHỚ CHO MÌNH NHA
Cây bàng sân trường em cao khoảng 4m, cao hơn cả tầng hai của tòa nhà học tập. Thân cây rắn chắc, cứng cáp, phải cả hai đứa học sinh cùng ôm thì mới xuể. Thân cây thô ráp, sần sùi. Ở phần gần gốc, có chỗ còn nứt ra, tạo thành từng rãnh sâu khá đáng sợ. Bộ rễ của cây vùi sâu trong lòng đất. Nhưng chỉ cần nhìn thấy một vài nhánh trồi lên trên thô to như cổ chân, cũng đủ để tưởng tượng ra cả một chùm rễ khổng lồ dưới kia rồi. Từ cách mặt đất khoảng gần 2m, các cành cây bắt đầu tỏa ra. Các cành ở phía dưới khá lớn, có cái to như bắp đùi, bắp chân. Càng lên cao các cành sẽ nhỏ dần. Rồi từ các cành, các nhánh thi nhau tỏa ra, đan cài vào nhau chằng chịt. Chỉ khi đến mùa đông, lá rụng hết, thì mới có thể chiêm ngưỡng hệ thống cành dày như mạng nhện của cây bàng. Còn lại, quanh năm lá bàng dày và xum xuê y như cái ô khổng lồ. Lá bàng thường to như bàn tay của người lớn, mỏng và tròn ở đầu. Vào ngày hè, chúng em thường lấy lá cây để làm quạt mát. Bạn nào tìm được chiếc lá thật to và đẹp sẽ là người oai nhất.
Dưới gốc cây bàng, được nhà trường xây một đường tròn quanh gốc để bảo vệ gốc cây. Đồng thời, nó cũng trở thành chiếc ghế cho chúng em ngồi chơi.
Cây bàng gắn bó với tuổi thơ trong những năm tháng đến trường. Bàng là loài cây thân gỗ, thân cây mọc thẳng đứng, hiên ngang giữa khoảng sân trường. Thân cây có vỏ màu nâu đậm, khá to, bằng vòng tay của chúng em. Vỏ cây mang vẻ sần sùi như những vết sẹo dài. Chúng em gọi đó là những vết tích mà sự khắc nghiệt của thời tiết ghi dấu ấn vào nó. Bàng khá cao, vươn mình đón lấy ánh nắng của tiết trời mùa hạ. Vào những ngày thu, vỏ bàng khô khốc, lần lượt xa cây trong niềm tiếc nuối. Ngày đông, thân bàng một mình trơ trọi giữa tiết trời giá rét, chống chọi với cái lạnh giá của thời tiết. Khi xuân về, bàng lại tràn sức sống, bàng đung đưa như mỉm cười vẫy gọi đón xuân sang.