Đề 2:
I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: RÙA VÀ THỎ
Ở một khu rừng nọ, có một chú thỏ lúc nào cũng chỉ thích khoác lác về tài chạy nhanh như gió của mình. Gặp ai chú ta cũng phải khoe khoang:
- Tớ chạy rất nhanh. Tớ là nhanh nhất đấy!
Mệt mỏi khi ngày nào cũng phải nghe những lời khoe khoang của thỏ và chế nhạo mình chậm chạp, Rùa đưa ra lời thách thức thỏ chạy thi với mình. Tất cả các loài động vật trong rừng đều rất ngạc nhiên khi nghe tin này, và chúng tập trung rất đông để xem rùa và thỏ chạy thi.
Hai bạn thỏ và rùa đứng ở vạch xuất phát sẵn sàng cho cuộc đua. Tất cả động vật trong rừng đồng thanh hô to “1… 2… 3… bắt đầu!”. Thỏ chạy vụt đi rất nhanh, loáng một cái quay lại đã không thấy bóng dáng rùa đâu. Thỏ cười khẩy và quyết định dừng lại để nghỉ ngơi. Nó quay lại nhìn con rùa và mỉa mai:
- Đúng là chậm như rùa, làm sao mà thắng nổi thỏ ta chứ !
Nói đoạn thỏ vươn mình rồi nằm dài ra đường để ngủ.
- Còn lâu nó mới đuổi kịp mình, cứ ngủ một giấc cho sướng đã - Thỏ ta thầm nghĩ.
Trong lúc đó, rùa vẫn miệt mài chạy, chạy, chạy mãi không bao giờ dừng. Cho đến lúc rùa vượt qua chỗ thỏ đang nằm ngủ và gần chạm tới vạch kết thúc.
Động vật trong rừng hò hét cổ vũ rất lớn cho rùa, thỏ giật mình tỉnh giấc. Nó lại còn vươn người và ngáp một cách lười biếng rồi mới bắt đầu chạy trở lại, nhưng đã quá muộn. Rùa đã cán đích trước và chiến thắng cuộc đua bằng tinh thần chăm chỉ và nghiêm túc của mình. Thỏ vô cùng xấu hổ và lủi tít vào trong rừng sâu, chẳng còn mặt mũi nào để gặp mọi người.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ ?
A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận.
Câu 2. Nhân vật chính truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ ?
A. Rùa. B. Rùa và Thỏ. C. Thỏ. D. Động vật trong rừng
Câu 3. Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ ?
A. Rùa thích chạy thi với Thỏ B. Thỏ thách Rùa chạy thi
C. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi.
D. Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình.
Câu 4. Công dụng dấu chấm lửng trong câu: Tất cả động vật trong rừng đồng thanh hô to “1… 2… 3… bắt đầu!” ?
A. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
B. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm
C. Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng
D. Tất cả đều đúng.
Câu 5. Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản Rùa và Thỏ là gì?
A. Gặp ai chú ta cũng phải khoe khoang.
B. Rùa đưa ra lời thách thức thỏ chạy thi với mình.
C. Còn lâu nó mới đuổi kịp mình, cứ ngủ một giấc cho sướng đã - Thỏ ta thầm nghĩ.
D. Hai bạn thỏ và rùa đứng ở vạch xuất phát sẵn sàng cho cuộc đua.
Câu 6. Thỏ thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn?
A. tự cao, tự đại, ngạo nghễ . B. chủ quan, bảo thủ, phiến diện.
C. tự cao, tự đại, chủ quan . D. không lắng nghe ý kiến của người khác .
Câu 7: Vì sao Thỏ thua Rùa
A. Rùa chạy nhanh hơn Thỏ. B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa.
C. Rùa dùng mưu mà Thỏ không biết. D. Rùa vừa chạy vừa chơi mà vẫn tới đích trước.
Câu 8. Ghép cột A với cột B sao cho phù hợp với truyện ngụ ngôn ?
Cột A | Cột B |
1. Nhân vật | a) Suy nghĩ/ hành động/ lời nói… ẩn chứa những bài học sâu sắc. |
2. Hành động | b) Xoay quanh một hành vi ứng xử, một quan niệm, một nhận thức phiến diện, sai lầm,... có tính chất cường điệu, tạo một ấn tượng rõ rệt, hướng đến một bài học, một lời khuyên,... |
3. Cốt truyện | c) Hiểu và tự đúc rút được bài học để tránh những sai lầm trong cuộc sống. |
4. Bài học | d) Là loài vật, đồ vật, con người. |
1+ ... 2+... 3+... 4+...
Câu 9. Nêu ý nghĩa truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ?
Câu 10. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên?
II. VIẾT Hiện nay bạo lực học đường đang trở thành mối lo ngại cho tất cả mọi người, nhiều bạn trẻ bị bạo lực học đường dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về bạo lực học đường ở học sinh hiện nay ?
a.
Mở bài: Su là chú rùa nhỏ, ngộ nghĩnh, đáng yêu mà ông bà em nuôi đã bảy năm rồi.
- ND chính: giới thiệu nhân vật chú rùa.
Thân bài:
Chú rùa Su có cái mai rất cứng, trông như được ghép bởi các mảnh gỗ gồ ghề màu nâu vàng. Nó như một chiếc áo giáp mà Su chẳng bao giờ cởi ra. Chú có chiếc đầu tròn thuôn nhọn về phía mũi. Mỗi khi cảm thấy nguy hiểm, chú lại thu cái đầu nhỏ vào trong mai. Phải đến khi mở đôi mắt an toàn rồi, chú mới chịu chui ra ngoài, nhỏ xíu như hạt đậu, thấy
Su có bốn chiếc chân tí hon. Mỗi bàn chân có năm ngón ngắn ngủn với những chiếc móng dài mà không hề sắc nhọn, bởi Su rất chăm chỉ tập đi bộ. Mảnh vườn nhỏ của ông bà em, không có chỗ nào mà chú chưa bò qua. Chăm đi bộ là thế, nhưng lần nào thi đi nhanh với em chú cũng thua. Em bế chú lên và bảo:“Su cố lên nhé! Lần sau, tớ sẽ chờ!”
- ND chính: tả chú rùa và những hoạt động, thói quen của tác giả với chú rùa.
Kết bài: Em rất thích chú rùa Su và có lẽ Su cũng rất thích em.
- ND chính: tình cảm với chú rùa Su.
b.
Phần thân bài có 4 đoạn chính.
Đoạn "Chú rùa Su ...cởi ra": miêu tả chiếc mai của chú rùa.
Đoạn "Chú có chiếc đầu tròn ... tí hon": miêu tả chiếc đầu, tập tính và chiếc chân của chú rùa.
Đoạn "Mỗi bàn chân ... đi bộ": miêu tả bàn chân của chú rùa.
Đoạn "Mảnh vườn nhỏ ... sẽ chờ!": kể về hoạt động của chú với tác giả.