Đặc điểm và tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nội dung | Đặc điểm | Tác dụng |
Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường | Đảo trật tự từ, mở rộng khả năng kết hợp của từ và tách biệt | - Tạo ra sự sáng tạo và mới mẻ trong ngôn ngữ - Tăng cường tính linh hoạt và đa dạng trong việc sử dụng ngôn ngữ - Tạo ra sự chú ý và ấn tượng nhất định - Thể hiện giá trị cá nhân và chủ quan của người sử dụng ngôn ngữ |
Biện pháp tu từ đối | - Sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau - Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau; - Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ lợi với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ; - Các từ đối nhau hoặc là đồng nghĩa với nhau, hoặc là trái nghĩa với nhau, hoặc là cùng trường nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa. | Việc sử dụng phép đối, tác giả muốn tạo hiệu quả về sự giống nhau hoặc trái ngươc nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt để hướng đến làm nổi bật một nội dung ý nghĩa nào đó. |
Biện pháp tu từ lặp cấu trúc | Dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi lặp lại những thanh điệu cùng nhóm bằng hoặc nhóm trắc | - Tăng nhạc tính, tăng tính tạo hình và biểu cảm của câu thơ. - Nhằm nhấn mạnh nội dung, tạo sự nhịp nhàng cân đối cho văn bản. |
Một số kiểu lỗi về thành phần câu | Cách nhận biết | Cách sửa |
Câu thiếu thành phần chủ ngữ | Câu không có thành phần chủ ngữ, chỉ có thành phần vị ngữ và trạng ngữ,... | Thêm thành phần chủ ngữ cho câu |
Câu thiếu thành phần vị ngữ | Câu không có thành phần vị ngữ mà chỉ có thành phần chủ ngữ và trạng ngữ,... | Thêm thành phần vị ngữ cho câu |
Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ | Câu chỉ có thành phần trạng ngữ | Thêm thành phần chủ ngữ và vị ngữ cho câu |
Câu thiếu một vế của câu ghép | Câu ghép chỉ có một vế, bị thiếu mất vế sau | Thêm vế sau cho câu ghép |
Câu không xác định được thành phần | Trong câu có quá nhiều chủ ngữ, vị ngữ hoặc trạng ngữ nhưng không được phân cách bởi các dấu câu một cách rõ ràng | Phân cách các vế trong câu bằng dấu câu. |
Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần | Câu không mang trọn vẹn ý nghĩa, khó hiểu, các thành phần trong câu được sắp xếp một cách lộn xộn | Sắp xếp lại thành phần câu theo công thức: Trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ. |
Các ví dụ minh họa cho các hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường:
- Đảo trật tự từ ngữ:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
(Huy Cận, Tràng giang)
- Mở rộng khả năng kết hợp của từ
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
- Tách biệt:
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!". Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.
(Nam Cao, Chí Phèo)
- Tác giả sử dụng hình thức đảo ngữ: Lơ thơ cồn nhỏ, tiếng làng xa vãn chợ chiều.
- Hình thức đảo ngữ giúp nhấn mạnh hình ảnh tràng giang một buổi chiều mênh mông, vắng vẻ. Cảnh vật bên cồn thưa thớt trống trải, âm thanh của tiếng chợ chiều đã vãn bao giờ cũng chứa chất nỗi buồn.
a. "Ăn ngay ở thật" - Kết hợp từ bất bình thường.
b. "Những là đắp nhớ đổi sầu" - Kết hợp từ bất bình thường.
c. Chuyển từ loại: Trăng từ danh từ thành tính từ.
d. "Càng thấy anh đứng yên" - Thay đổi trật tự từ trong câu.
e. "Đừng xanh như lá, bạc như vôi." - Tỉnh lược một bộ phận cấu thành câu.
Tham khảo!
a. "Ăn ngay ở thật" - Kết hợp từ bất bình thường.
b. "Những là đắp nhớ đổi sầu" - Kết hợp từ bất bình thường.
c. Chuyển từ loại: Trăng từ danh từ thành tính từ.
d. "Càng thấy anh đứng yên" - Thay đổi trật tự từ trong câu.
e. "Đừng xanh như lá, bạc như vôi." - Tỉnh lược một bộ phận cấu thành câu.
a. - Hiện tượng đảo trật tự cú pháp của hai câu: “xanh om” và “trắng xóa” được đặt lên đầu câu thơ.
- Dựa vào hình thức câu để kết luận như vậy.
b. - Hiện tượng đảo trật tự cú pháp ở câu thơ thứ hai khi thành phần chủ ngữ đặt cuối câu còn thành phần vị ngữ (động từ) đảo lên vị trí đầu câu.
Tham khảo!
Truyện gây cười do vi phạm quy tắc hội thoại, cụ thể trong lời nói của chú tiểu vi phạm phương châm về chất. “Đậu phụ là món ăn được chế biến từ đậu tương, được ép thành bánh” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê). Ta thường thấy có đậu phụ cân, đậu phụ thanh chứ không thấy có đậu phụ làng, đậu phụ chùa và càng không thể có “đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa”. Người đọc bật cười vì cách đáp của chú tiểu. Bởi chú tiểu biết chắc sư cụ xơi thịt cầy vụng mà sư cụ lại bảo ăn đậu phụ nên chú tiểu trả lời sư cụ như một sự chấp nhận câu nói của sư cụ. Cả hai nhân vật giao tiếp cùng vi phạm quy tắc hội thoại khi đã trả lời không đúng sự thật – vi phạm phương châm về chất
Truyện gây cười do vi phạm quy tắc hội thoại, cụ thể trong lời nói của chú tiểu vi phạm phương châm về chất. “Đậu phụ là món ăn được chế biến từ đậu tương, được ép thành bánh” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê). Ta thường thấy có đậu phụ cân, đậu phụ thanh chứ không thấy có đậu phụ làng, đậu phụ chùa và càng không thể có “đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa”. Người đọc bật cười vì cách đáp của chú tiểu. Bởi chú tiểu biết chắc sư cụ xơi thịt cầy vụng mà sư cụ lại bảo ăn đậu phụ nên chú tiểu trả lời sư cụ như một sự chấp nhận câu nói của sư cụ. Cả hai nhân vật giao tiếp cùng vi phạm quy tắc hội thoại khi đã trả lời không đúng sự thật – vi phạm phương châm về chất.
• Hiện tượng đảo trật tự từ ngữ
- Đảo trật tự từ ngữ so với trật tự từ ngữ thông thường được dùng với mục đích nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. (VD: SGK - tr. 6)
• Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ
- Ở hiện tượng này, từ ngữ được cung cấp thêm những khả năng kết hợp mới tạo ra những kết hợp từ vô cùng độc đáo, nhằm tăng hiệu quả diễn đạt. (VD: SGK - tr.6)
• Hiện tượng tách biệt
- Tách biệt là hiện tượng tách các thành phần câu thành những câu độc lập với dụng ý nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc. (VD: SGK - tr.6)