1.1. Ở sách Ngữ văn 8, tập một, các em đã được rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (Bài 4) và viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (Bài 5). Bài 8 tập trung rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài văn thường tập trung làm sáng tỏ nội...
Đọc tiếp
1.1. Ở sách Ngữ văn 8, tập một, các em đã được rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (Bài 4) và viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (Bài 5). Bài 8 tập trung rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài văn thường tập trung làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của một nhận định, một ý kiến về tư tưởng, tình cảm hay quan niệm về lối sống, cách ứng xử,... Đề văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí thường lấy một câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao,... nào đó để nêu lên yêu cầu. Ví dụ:
Đề 1. Suy nghĩ về câu tục ngữ. "Chết trong còn hơn sống đục.".
Đề 2. Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.".
1.2. Để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý:
- Tìm hiểu kĩ nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí được nêu trong đề.
- Trình bày rõ ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về tư tưởng, đạo lí ấy và lí giải vì sao.
- Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: Căn cứ vào đề bài để xác định cách tìm ý cho phù hợp (đặt câu hỏi hoặc suy luận)
- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng phù hợp để làm rõ ý kiến, tăng sức thuyết phục cho bài viết
Kiểu bài
Khái niệm
Đặc điểm
Bố cục
Bài văn phân tích một tác phẩm văn học
Bài văn phân tích một tác phẩm văn học thuộc kiểu bài nghị luận văn học, trong đó người viết dùng lí lẽ, bằng chứng, để làm rõ chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm
• Về nội dung: nêu được chủ đề; nêu và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm văn học, ví dụ: hình ảnh, từ ngữ, các biện pháp tu từ (đối với văn bản thơ); tình huống, chi tiết tiêu biểu, nhân vật, ngôi kể (đối với văn bản truyện),...
• Về hình thức: lập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy từ tác phẩm, diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.
đọc nhận ra mạch lập luận.
• Bố cục bài viết cần đảm bảo:
Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tác giả,...), nêu ý kiến khái quát về chủ đề và nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm
Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm.
Kết bài: khẳng định lại ý kiến về chủ đề và một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cả nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.
Văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách
Văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách thuộc kiểu vă bản thông tin, được viết nhằm mục đích chia sẻ những cảm nhận, đánh giá của người viết về cuốn sách, khuyến khích mọi người đọc sách
• Giới thiệu thông tin chính về cuốn sách.
• Tóm tắt nội dung cuốn sách.
• Nêu nhận xét của người viết về cuốn sách, khuyến khích mọi người đọc sách.
• Có thể kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
• Trình bày thông tin mạch lạc.
Phần 1: nêu một số thông tin về tên sách, tên tác giả; nêu cảm nhận hoặc
ấn tượng nổi bật về cuốn sách để thu hút người đọc.
Phần 2: tóm tắt ngắn gọn nội dung và trình bày nhận xét của người viết về giá trị của cuốn sách. Trích dẫn một vài chi tiết từ cuốn sách để làm rõ ý kiến.
Phần 3: khẳng định giá trị của cuốn sách, khuyến khích/ đề nghị mọi người nên đọc cuốn sách đó (giản tiếp hoặc trực tiếp).
Bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội
Là văn bản kể lại một hoạt động có ích cho xã hội mà bản thân đã tham gia
Tìm ý, lập dàn bài, viết bài
- Trình bày lần lượt các sự việc, sự việc này nối tiếp sự việc kia tạo tính logic và có kết thúc
- Cần đảm bảo tính trung thực của lời kể.
- Kết hợp với yếu tố biểu cả để tăng cảm xúc cho bài viết
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
• Chọn một hoạt động xã hội mà em cảm thấy thú vị và có ý nghĩa tích cực đổi với cộng đồng để kể lại, ví dụ: – Các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, môi trường
– Các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương
– Các hoạt động thể hiện tình yêu quê hương, đất nước
• Xác định mục đích viết và người đọc (Họ là ai? Họ mong muốn thu nhận được thông tin gì từ bài viết).
• Thu thập tư liệu cho bài viết bằng cách:
– Nhớ lại những hoạt động xã hội mà bản thân đã tham gia hoặc chứng kiến.
– Xem lại những bức ảnh đã chụp trong lẫn tham gia hoạt động xã hội.
— Trò chuyện với những người cùng tham gia để nhớ lại những sự việc đã xảy ra.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Bước 3: Viết Tử đản y đã lập, em viết thành bài văn hoàn chỉnh. Khi viết, em cần lưu ý:
• Sử dụng ngôi thứ nhất để kể lại.
• Sử dụng những từ ngữ liên kết như: đầu tiên, sau đó, thế rồi, cuối cùng, nhằm thể hiện trình tự của các sự việc.
• Kết hợp kể với miêu tả (quang cảnh diễn ra hoạt động; thái độ, hành động của những người tham gia,...) và biểu cảm (bộc lộ cảm xúc của bản thân về hoạt động với những người cùng tham gia) một cách hợp lí trong bài viết.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Em hãy đọc lại bài viết của mình từ vai trò người đọc và trả lời các câu hỏi sau:
1. Phần hấp dẫn nhất trong bài viết là phần nào?
2. Bài viết nên điều chỉnh những gì để hoàn thiện hơn?