Để việc thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống diễn ra hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những gì (trước, trong và sau khi thảo luận)?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Muốn cho một cuộc thảo luận, tranh luận về một vấn đề đời sống có hiệu quả, những người tham dự cần lưu ý:
- Hiểu rõ yêu cầu trong thảo luận/ tranh luận.
- Chấp hành sự phân công của người điều hành buổi thảo luận, tranh luận (về thứ tự, thời điểm, thời gian mỗi thành viên được cho phép phát biểu).
- Lắng nghe, ghi chép, chuẩn bị ý kiến để phát biểu bổ sung, phát triển ý kiến; thể hiện sự đồng tình hay phản bác khi cần.
- Thể hiện thái độ lịch sự, cầu thị, hợp tác.
- …
Bước 1: Chuẩn bị
Thành lập nhóm và phân công công việc
Một nhóm nên gồm khoảng 6 thành viên. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công, theo dõi tiến độ, chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận. Thư kí ghi chép ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận.
Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận.
Sau khi chia nhóm, nhóm trưởng thông bảo cho các thành viên về vấn đề cần thảo luận:
+ Có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường?
+ Nhà trường có nên ban hành nội quy về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh?
+ Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số?
+ Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?
Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận
Mục đích của buổi thảo luận này là gì?
⟹ Mục đích của buổi thảo luận là để bàn luận về những vấn đề gây tranh cãi xung quanh cuộc sống.
Thời gian thảo luận dự kiến là bao lâu?
⟹ Thời gian thảo luận từ 25- 30 phút
Nhóm sẽ dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến khi thảo luận?
⟹ Nhóm sẽ dánh 10 phút cho mỗi ý kiến thảo luận.
Bước 2: Thảo luận
Trình bày ý kiến
Phản hồi các ý kiến
Thống nhất ý kiến
Em cần lưu ý điều gì về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm:
- Giữ thái độ khách quan, lịch sự, tranh luận văn minh và tích cực.
Khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần lưu ý những điều sau để có thể trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng ý kiến khác biệt:
- Tôn trọng ý kiến của người khác.
- Không chen ngang khi người khác đang trình bày.
- Không có thái độ khinh thường, dè bỉu ý kiến người khác.
- Tập trung, chú ý, lắng nghe ý kiến và quan điểm người khác.
- Có thể đưa ra lời nhận xét, góp ý với thái độ cầu thị.
Lưu ý:
- Thể hiện rõ ràng ý kiến về vấn đề cần trao đổi.
- Đưa ra được lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.
- Ngôn ngữ và cử chỉ hợp lí.
- Nghiêm túc lắng nghe ý kiến phản biện và bảo vệ ý kiến của mình với thái độ xây dựng.
- Tôn trọng các ý kiến khác biệt, đống góp cho vấn đề tốt hơn.
Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, ta cần chú ý:
- Cần có những câu văn nêu rõ ý kiến và sử dụng từ ngữ có chức năng chuyển ý để bài văn mạch lạc, rõ ràng.
- Có thể sử dụng các trích dẫn, danh ngôn để tăng sức thuyết phục cho bài viết.
- Một lí lẽ chặt chẽ, hoàn chỉnh cần nêu được cơ sở và kết luận. Cơ sở chính là căn cứ để người viết đưa ra lí lẽ, thường mở đầu bằng cụm từ “bởi vì…”. Kết luận là điều suy ra được từ cơ sở, thường mở đầu bằng cụm từ “cho nên…”
- Khi triển khai bằng chứng, cần tránh sa đà vào kể, mà phải phân tích bằng chứng và chỉ ra được sự tương quan giữa bằng chứng và lí lẽ bằng cách trả lời câu hỏi: “Bằng chứng này làm sáng tỏ lí lẽ như thế nào?”
Kinh nghiệm:
- Xác định vấn đề bàn luận để bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối.
- Thu thập bằng chứng một cách chính xác.
- Bàn luận vấn đề ở đa khía cạnh.
- Không nên quá dài dòng vào 1 ý kiến.
Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, ta cần chú ý đến tính chân thực, chính xác, ý kiến và lí lẽ của bài viết.
Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi viết và chia sẻ bài viết:
- Luyện tập viết bài thường xuyên
- Có ý kiến và lí lẽ về bài viết.
Tham khảo:
Xác định hướng đi, mục tiêu ngay từ đầu. ...Đi học đầy đủ ...Tham gia các hoạt động tập thể, làm việc nhóm hiệu quả ...Hãy mạnh dạn hỏi và nêu lên quan điểm của mình. ...Chủ động trong việc học. ...Lưu lại những kiến thức quan trọng để ứng dụng trong thực tiễn.Xác định hướng đi, mục tiêu ngay từ đầu. ...
Đi học đầy đủ ...
Tham gia các hoạt động tập thể, làm việc nhóm hiệu quả ...
Hãy mạnh dạn hỏi và nêu lên quan điểm của mình. ...
Chủ động trong việc học. ...
Lưu lại những kiến thức quan trọng để ứng dụng trong thực tiễn.
Cần lưu ý những điều sau:
- Chuẩn bị một cách kỹ lưỡng các thông tin liên quan đến vấn đề cần phân tích
- Cần trình bày vấn đề thành các luận điểm
- Xin ý kiến đánh giá, nhận xét, tiếp thu ý kiến và chỉnh sửa.