Số lượng học sinh tham gia Câu lạc bộ Cờ vua của một trường được biểu diễn ở biểu đồ sau:
Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh trong Câu lạc bộ Cờ vua của trường đó. Tính xác suất các biến cố:
\(A\): “Học sinh được chọn là nữ”.
\(B\): “Học sinh được chọn học lớp 8”.
\(C\): “Học sinh được chọn là nam và không học lớp 7”.
Tổng số học sinh tham gia câu lạc bộ là:
\(8 + 9 + 6 + 8 + 4 + 5 + 4 + 6 = 50\) (học sinh)
- Biến cố \(A\) xảy ra khi bạn học sinh chọn được là nữ.
Số học sinh nữ tham gia câu lạc bộ là:
\(9 + 8 + 5 + 6 = 28\) (học sinh)
Xác suất của biến có \(A\) là:
\(P\left( A \right) = \frac{{28}}{{50}} = \frac{{14}}{{25}}\)
- Biến cố \(B\) xảy ra khi bạn học sinh chọn được là học sinh lớp 8.
Số học sinh lớp 8 trong câu lạc bộ là:
\(4 + 5 = 9\)(học sinh)
Xác suất của biến có \(B\) là:
\(P\left( B \right) = \frac{9}{{50}}\)
- Biến cố \(C\) xảy ra khi bạn học sinh chọn được là nam và không học lớp 7.
Số học sinh câu lạc bộ là nam và không học lớp 7 là:
\(8 + 6 + 4 = 18\)
Xác suất của biến có \(C\) là:
\(P\left( C \right) = \frac{{18}}{{50}} = \frac{9}{{25}}\)