K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2. Lời thoại của nhân vật trong các đoạn trích dưới đây có những đặc điểm nào của ngôn ngữ nói?a. – Tươm rồi đấy, anh – Cô gái nói trong bóng tối.- Cám ơn nhé, Nhật Giang!Cô gái trở lại với nỗi ngạc nhiên:- Ô kìa. Ừ nhỉ, sao anh biết tên em?Tôi cười, không đáp.- À, em biết rồi. Anh tọa độ chứ gì mà. Các anh bộ đội chuyên thế. Cứ gọi: Lan, Hằng, Liên, Oanh thế nào cũng trúng, chứ gì?- Nhưng Giang, lại...
Đọc tiếp

2. Lời thoại của nhân vật trong các đoạn trích dưới đây có những đặc điểm nào của ngôn ngữ nói?

a. – Tươm rồi đấy, anh – Cô gái nói trong bóng tối.

- Cám ơn nhé, Nhật Giang!

Cô gái trở lại với nỗi ngạc nhiên:

- Ô kìa. Ừ nhỉ, sao anh biết tên em?

Tôi cười, không đáp.

- À, em biết rồi. Anh tọa độ chứ gì mà. Các anh bộ đội chuyên thế. Cứ gọi: Lan, Hằng, Liên, Oanh thế nào cũng trúng, chứ gì?

- Nhưng Giang, lại Nhật Giang nữa, chắc không có hai người tên như thế đâu, đoán mò sao được.

(Bảo Ninh, Giang)

b. Bỗng thằng Cò kêu “oái” một tiếng, hai tay vò trán lia lịa.

- Có ong sắt, tía ơi! Nó đánh con một vết đây nè!

Tôi nhanh trí ngược hướng gió chạy ra xa để tránh bầy ong, và nhân thể bứt vội vàng một nắm cỏ tranh và sậy khô đưa lại cho tía nuôi tôi:

- Tía ơi, đốt nó đi, tía!

Tía nuôi tôi mỉm cười, khoát khoát tay:

- Đừng! Không nên giết ong, con à! Để tía đuổi nó cách khác…

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Lời thoại của nhân vật trong các đoạn trích trên có những đặc điểm của ngôn ngữ nói là:

a.

- Sử dụng khẩu ngữ, được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.

- Sử dụng thán từ.

- Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ: nụ cười, cử chỉ.

- Sử dụng đa dạng về ngữ điệu.

b.

- Sử dụng từ ngữ địa phương.

- Sử dụng đa dạng về ngữ điệu.

- Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ: nụ cười, cử chỉ.

15 tháng 3 2019

Đặc điểm ngôn ngữ trong đoạn trích Vợ nhặt:

- Sử dụng ngôn ngữ là lời ăn tiếng nói hàng ngày: mấy, có khối, nói khoác, sợ gì, cười tít, đằng ấy…

- Miêu tả cử chỉ điệu bộ (kèm lời nói): đẩy vai, cười (nắc nẻ), cong cớn, ngoái cổ, ton ton chạy…

- Các từ hô gọi: kìa, này, nhà tôi ơi, đằng ấy…

- Từ tình thái: có khối… đấy, sợ gì…

Các nhân vật luân phiên lượt lời đối thoại.

4 tháng 3 2023

a.

- Phép tu từ: phép chêm xen, phần đặt trong ngoặc đơn: Anh vô tình anh chẳng biết điều/ Tôi đã đến với anh rồi đấy.

- Tác dụng: thể hiện một cách kín đáo tế nhị lời nói thầm kín của cô gái đối với chàng trai “hương thơm, chùm hoa” là cách bộc lộ tình yêu của cô gái.

b.

- Phép tu từ: phép chêm xen trong câu: cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.

- Tác dụng: nhấn mạnh sự “đáng sợ” của tình trạng cô độc.

29 tháng 8 2023

a. Nội tâm nhân vật đã được biện pháp chêm xen nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của người con gái một cách kín đáo khi người con trai đã vô tình không nhận ra tình cảm của người con gái khiến cho cô gái ấy phải nhờ hương thơm để đến gần hơn.

b. Bổ sung thông tin cần thiết của Chí Phèo khi nghĩ đến cảnh mai sau của hắn, và nhấn mạnh sự cô đơn còn đáng sợ hơn đói rét và đau ốm. Bởi sự cô đơn cứ bám lấy hắn cả đời, không ai bầu bạn, không ai chia sẻ,....

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

a.

- Phép tu từ: phép chêm xen, phần đặt trong ngoặc đơn: Anh vô tình anh chẳng biết điều/ Tôi đã đến với anh rồi đấy.

- Tác dụng: thể hiện một cách kín đáo tế nhị lời nói thầm kín của cô gái đối với chàng trai “hương thơm, chùm hoa” là cách bộc lộ tình yêu của cô gái.

b.

- Phép tu từ: phép chêm xen trong câu: cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.

- Tác dụng: nhấn mạnh sự “đáng sợ” của tình trạng cô độc.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!Anh thanh niên vừa vào, kêu lên....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
– Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ quay trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
– Chào anh.

(Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

b) Ở đây, ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên? (Gợi ý: Có phải là một trong các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kĩ sư, anh thanh niên hay là một người nào đó?) Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện? (Gợi ý: Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? nếu là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi như thế nào?…)

1
16 tháng 3 2017

- Người kể là người giấu mặt, không phải là nhân vật trong truyện kể

Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.- Quê anh ở đâu thế? Họa sĩ hỏi.- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có...
Đọc tiếp

Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:
- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.
- Quê anh ở đâu thế? Họa sĩ hỏi.
- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn…

1
5 tháng 12 2021

Tham khảo!

I, MB: Nói đến các tác phẩm viết về  cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, thật thiếu sót nếu như không nhắc đến thiên truyện "Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long. Tác phẩm đã khắc họa 1 cách chân thực vẻ đẹp của con người lao động trong thời kì ấy mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên thông qua đoạn trích ""Anh hạ giọng, nửa tâm sư,.....Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ". 

II, TB 

 1, Khái quát chung 

 - Tác phẩm được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai, in trong tập “Giữa trong xanh” (1972). “Lặng lẽ Sa Pa” kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm khí tượng trong vòng nửa giờ trên đỉnh núi Yên Sơn khi xe dừng lại - hình ảnh tiêu biểu cho những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh.

- Nội dung đoạn trích: Đoạn trích là những chia sẻ, suy nghĩ của anh thanh niên về chính công việc của mình, về ý nghĩa công việc. Qua đó làm toát lên vẻ đẹp phẩm chất ở anh. 

2, Phân tích 

 a, Nhân vật anh thanh niên

 * Hoàn cảnh sống và làm việc:

-Hoàn cảnh sống: hoàn cảnh sống khá đặc biệt.

- Công việc: Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất... phục vụ sản xuất và chiến đấu công việc tuy không nặng nhọc nhưng đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác và phải có tinh thần trách nhiệm cao.

*. Tính cách, phẩm chất:

- Anh có lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng của mình là có ích cho cuộc sống "khi ta làm việc, ta với công viêcj là đôi, sao gọi là một mình được",..

- Anh rất yêu thích sách (thể hiện qua lời nói với cô kĩ sư). 

- Một người sống có lý tưởng, có trách nhiệm. Anh ý thức một cách rất rõ ràng: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?

- Anh sống cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm con người, "thèm người". 

=>hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu. 

3, Đánh giá chung

-NT

III, KB: Khẳng định lại vấn đề

*bài làm

Nói đến các tác phẩm viết về  cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, thật thiếu sót nếu như không nhắc đến thiên truyện "Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long. Tác phẩm đã khắc họa 1 cách chân thực vẻ đẹp của con người lao động trong thời kì ấy mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên thông qua đoạn trích "Hồi chưa vào nghề.....cho bác vẽ hơn”. 

 Tác phẩm được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai, in trong tập “Giữa trong xanh” (1972). “Lặng lẽ Sa Pa” kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm khí tượng trong vòng nửa giờ trên đỉnh núi Yên Sơn khi xe dừng lại - hình ảnh tiêu biểu cho những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh.  Đoạn trích là những chia sẻ, suy nghĩ của anh thanh niên về chính công việc của mình, về ý nghĩa công việc. Qua đó làm toát lên vẻ đẹp phẩm chất ở anh. 

Nhân vật anh thanh niên là 1 trong những nhân vật chính, làm nổi bật nội dung tư tưởng của câu chuyện. Ấn tượng đầu tiên mà người đọc cảm nhận khi tiếp xúc văn bản là Anh thanh niên là người có lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm về công việc.  Anh đã tìm thấy niềm vui trong công việc và xem sách là bạn. Anh có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc "Khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao coi là  1được" . Anh ý thức một cách rất rõ ràng: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Nhận thức đó cho thấy anh trẻ nhưng không hời hợt.

Mặc dù, chỉ có một mình trên đỉnh núi cao, anh vẫn chủ động, sắp xếp cho mình một cuộc sống ngăn nắp, đầy đủ, phong phú và thơ mộng: trồng hoa, nuôi gà, đọc sách…Với anh, đọc sách không chỉ là nâng cao kiến thức mà còn để trò chuyện, để thanh lọc tâm hồn. Khi cô kĩ sư, ông họa sĩ… đến phòng ở của anh và quyển sách anh đang đọc dở vẫn còn để mở trên bàn. Chính anh cũng đã khẳng định với cô kĩ sư: Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. 

Không những thế ở anh còn toát lên sưj chân thành, cởi mở và lòng hiếu khách.  Vì “thèm người” mà anh đã đẩy một khúc gỗ ra chắn giữa đường, buộc xe khách đi qua phải dừng lại. Anh vui mừng ra mặt khi có khách đến thăm. Từ hành động tiếp khách, tiễn khách nồng nhiệt, ân cần, chu đáo cũng thể hiện điều đó.

Hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu. 

Như vậy, với cốt truyện đơn giản, xây dựng nhân vật qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế, tác phẩm đã khắc họa thành công hình ảnh những conngười lao động bình thường, khẳng định vẻ đẹp của conngười lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

7 tháng 11 2018

Chọn đáp án: C

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi (trang 75 SGK Ngữ văn 9, tập 2):- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lười đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!Anh thanh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi (trang 75 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lười đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.

- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.

(Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

1. Qua câu "Trời ơi, chỉ còn có năm phút!", em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với họa sĩ và cô gái?

1
22 tháng 10 2019

- "Trời ơi, chỉ còn có năm phút" – Không chỉ thông báo thời gian mà còn cho thấy anh thanh niên gấp gáp, luyến tiếc vì thời gian còn lại ít ỏi

- Cách diễn đạt tình cảm tế nhị, khéo léo bằng câu gián tiếp mang hàm ý