Nêu cảm nhận của em về nhân vật vua Quang Trung được khắc họa trong đoạn trích, qua đó nhận xét cảm hứng của các tác giả đối với vị anh hùng dân tộc này.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Quang Trung (Nguyễn Huệ) một người anh hùng đã có công dẹp loạn quân Thanh. Ông là một người anh hùng thông minh, có tài, ông còn là người có tài cầm quân xuất sắc. Một con người không chỉ thông thông minh mà còn rất anh dũng, đánh rất nhanh gọn lẹ khiến bao quân địch phải hoảng sợ. Với tác phẩm (khởi ngữ) "Hoàng lê nhất thống" đã khiến bao người cảm thấy khâm phục Quang Trung. Ông là một trong những vị anh hùng xuất sắc nhất - người anh hùng Tây Sơn. Không những vậy ông còn là một tướng quân, một lãnh đạo vô cùng yêu nước. Dù có đánh giắc, trải qua nhiều gian khổ, gian nan nhưng ông vân cố gắng đứng lên quyết đấu với quân địch để dành lại chiến thắng. Ông là một vị tướng cầm quân có tài hơn người. Chỉ trong thời gian ngắn mà đường dài quân đội của ông vẫn chỉnh tề, tuân theo mọi chỉ huy của ông. Thật vậy, ông quả là có tầm mắt nhìn xa trông rộng. với nhiều chiêu bà của quân Thanh nhưng ông vấn không khéo, bình tĩnh phá hủy tất cả. Quang trung quả là một người anh hùng tài ba - tấm gương sáng cho nhân dân ta ngày nay và mãi tít mai sau. Quang trung - vị anh hùng của dân tộc! (câu cảm thán)
Tham khảo
Một số chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ về con người và nghề thuật trong tác phẩm:
- Khi gặp anh thanh niên, người họa sĩ dường như đã tìm thấy cảm hứng, ý tưởng cho sáng tác nghệ thuật của mình: Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.
- Ông họa sĩ bối rối, nhận thấy sự bất lực của nghệ thuật trước bức chân dung cuộc sống giản dị mà đẹp đẽ: Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài,…
=> Nhận xét: Nhân vật ông họa sĩ có vai trò quan trọng trong tác phẩm. Ông là một nghệ sĩ từng trải, có cảm nhận sâu sắc về cuộc sống. Tác phẩm được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn, cảm nhận, suy nghĩ của ông. Qua nhân vật này, nhà văn Nguyễn Thành Long muốn gửi gắm những trăn trở, suy ngẫm của mình về con người và nghệ thuật. Nhân vật ông họa sĩ đã đem đến cho tác phẩm chiều sâu tư tưởng.
Nhận xét: Hai tính cách trên tương phản nhau nhưng lại không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau. Chúng hạn chế được những mặt yếu, phát huy được những mặt mạnh, trở thành một khối thống nhất vững chắc trong mọi suy nghĩ, sinh hoạt và hành động.
Nhân vật | Các chi tiết | Nhận xét tính cách, phẩm chất |
Trần Bình Trọng | “Cậu bé chăn ngự đã biết đem tất cả... hạnh phúc đối với những người làm tướng”, “Nhưng đột nhiên, ông nhớ lại và thấy trước đây, ông chưa đối xử rộng tình với quân sĩ và gia nô của ông”, “Trần Bình Trọng dùng mũi kiếm... dùng thuốc đấu trán cho Hoàng Đỗ” | là vị tướng tài năng, rất giỏi nhìn người, có sự thấu hiểu cho những người dưới trướng mình. |
Trần Quốc Tuấn | “Đây là một đạo...Việc lớn của nước nằm trong viên sáp này đó”, “Binh pháp gọi như.... như vậy đâu!”, “Ta cũng đã nghĩ trước....vận nước đâu” | là người có mắt nhìn người rất tinh tế và nhìn đúng người. Luôn suy nghĩ, dự liệu, cẩn thận trước mọi thứ. |
Hoàng Đỗ | “Phải trung với nước. Dù có chết cho nước cháu cũng không sợ”, “cháu sợ không đảm đương được việc này”, “Nuốt xong, cháu không chịu chết.... mạng giặc.” | là một cậu bé ngoan ngoãn, nhanh nhẹn và có lòng yêu nước nồng nàn từ khi còn rất nhỏ. |
Tham khảo!
Đặc trưng của truyện lịch sử: theo lối biên niên, kể về các biến cố lịch sử qua các thời đại, tái hiện lại các nhân vật lịch sử, các cuộc chiến tranh, các hoạt động bang giao; tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy; văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học của quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua.
Đây là những thể loại văn học vừa thuộc phạm trù khoa học lịch sử, vừa thuộc phạm trù khoa học văn học nghệ thuật do phẩm chất riêng của từng tác phẩm như miêu tả sinh động, khắc họa chân dung, tính cách, chi tiết chọn lọc, gợi cảm, tái hiện tình huống, không khí, ngôn từ lịch sử,…
- Ở đoạn trích này, những yếu tố đặc trưng của truyện lịch sử đã được tác giả sử dụng là:
+ Truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể.
+ Cốt truyện được xây dựng trên các cơ sở các sự kiện đã xảy ra nhằm thể hiện chủ đề của tác phẩm.
+ Truyện khắc họa nhân vật nổi tiếng: vua Quang Trung, Lê Chiêu Thống,…
+ Ngôn ngữ truyện kể và nhân vật phù hợp với thời đại được miêu tả.
- Nghệ thuật kể chuyện: Lối văn trần thuật đặc sắc. Không ghi chép sự kiện một cách gấp gáp qua từng mốc thời gian mà miêu tả cụ thể hành động, lời nói. Miêu tả được thế đối lập giữa hai đội quân và trung thành với lịch sử dân tộc.
- Nhân vật người vợ hiện lên qua những chi tiết:
+ Bà vợ đến bên và bảo: “Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không”
+ Bà vợ thong thả nói: “Ông chả biết tính toán gì cả…”
- Nhân vật người vợ là người biết cách nói ý, khéo léo, dù châm chọc chồng nhưng không lộ liễu
Tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được bộc lộ trực tiếp qua từ ngữ "Lòng rượi buồn", "Chập chờn sống lại","nhớ","chửa xoá mờ"
Tình cảm, cảm xúc của tác giả: tiếc nuối và xen chút hoài niệm. Tác giả khao khát được một lần về quá khứ thời niên thiếu của mình để được ở bên mẹ lâu hơn. Dần dần ước mong ấy trở thành tiếc nuối khôn nguôi vì không thể thực hiện được
- Nhân vật Lê Chiêu Thống được khắc họa rõ nét qua những chi tiết:
+ Vua Lê trong điện, nghe tin có biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài.
+ Cướp thuyền đánh cá khi thấy cầu phao bị đứt, ngày mồng 6 chạy đến núi Tam Tằng.
+ Vua Lê đưa thái hậu đến đồn Hòa Lạc, được một người thổ hào giúp đỡ.
+ Khi vua Lê nghe thấy tin quân Tây Sơn đã đuổi theo đến nơi, vua vội vã đi theo lối tắt đến cửa ải, kịp chỗ nghỉ ngơi của Tôn Sĩ Nghị.
- Phân tích chi tiết vua tôi Lê Chiêu Thống tháo chạy:
+ Vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc.
+ Đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh.
+ Tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông, khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị thì “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, rồi chấp nhận phận vong quốc, sau này phải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh.
- Thái độ của tác giả với vua Lê: Sự xót thương, ngậm ngùi cho số phận của Lê Chiêu Thống. Bởi dù sao ông cũng là một cựu thần trung thành của nhà Lê, trước sự sụp đổ triều đại mình tôn thờ không khỏi không ngậm ngùi, chua xót.
- Vua Quang Trung là một con người hành động mạnh mẽ quyết đoán.
- Vua Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén.
+ Sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta
+ Sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi
- Vua Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng.
- Vua Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người.
- Vua Quang Trung là người lẫm liệt trong chiến trận.
=> Cảm hứng của tác giả với vị anh hùng dân tộc Quang Trung: Hình tượng vua Quang Trung đã được miêu tả với đầy đủ những phẩm chất của một vị anh hùng, mang vẻ đẹp oai phong lẫm liệt. Tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê mà vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca như vậy là vì họ đứng trên tinh thần dân tộc mà phản ánh, tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Có thể thấy, tác phẩm đi theo quan niệm văn sử bất phân - một nét đặc thù của văn học trung đại Việt Nam. Nhờ vậy, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực cao, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Đây cũng là điểm đặc sắc của thể loại tiểu thuyết lịch sử.