Nhận xét về cách thể hiện cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cảm hứng chủ đạo: Đề cao lí tưởng và chí khí anh hùng của đấng nam nhi: hết lòng giúp nước, giúp đời, để lại sự nghiệp lừng lẫy và tấm lòng son lưu vào sử sách.
- Tác dụng của cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố vần, nhịp, âm điệu trong việc thể hiện cảm hứng là:
+ Hình ảnh kì vĩ lớn lao góp phần thể hiện sự lớn lao của lí tưởng khát vọng anh hùng.
+ Từ ngữ, câu thơ cổ kính, trang trọng cho thấy quan niệm anh hùng của chủ thể trữ tình là sự phát huy truyền thống , đã trở thành lẽ sống, cảm hứng chung của bao thế hệ.
+ Nhịp thơ linh hoạt, khỏe khoắn: câu thơ co duỗi phóng túng, nhịp nhàng cùng với cách ngắt nhịp linh hoạt, khỏe khoắn, cách gieo vần liền luân phiên theo từng cặp rất đặc biệt của thể hát nói (vay- tây; bể - nghệ,…) giúp làm nên âm điệu hào hùng của một bài ca biểu dương lẽ sống cao đẹp.
→ Tất cả các yếu tố trên góp phần thể hiện một tiếng nói, một giọng điệu tự tin, kiêu hãnh, hảo sảng… của một chủ thể trữ tình nhân danh đấng làm trai, luôn đầy ắp hùng tâm tráng trí. Đó là yếu tố làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của cảm hứng chủ đạo, chủ đề và hình tượng nghệ thuật trong bài thơ.
- Chủ đề: Vẻ đẹp thiên nhiên những ngày mùa đông đến.
- Cảm hứng chủ đạo: Tình yêu và nỗi nhớ
- Biểu hiện:
+ “Nắng đã vàng hanh”, “tiếng sếu vọng sông gày”: Dấu hiệu ngày mùa đông về
+ “Em ở nhà xa, em có hay”: câu hỏi như mở ra không gian, gửi một lời nhắn của anh đến với em.
- Chủ đề: Không gian thiên nhiên ngày nắng hanh.
- Cảm hứng chủ đạo: nỗi nhớ trong tình yêu và nhưng rung cảm, cảm nhận trong không gian thiên nhiên.
- Biểu hiện:
+ “Nắng đã vàng hanh”, “tiếng sếu vọng sông gày”: những dấu hiệu của một ngày vừa nắng vừa se lạnh. Đay chính là cảm hứng của bài thơ.
+ “Em ở nhà xa, em có hay”: ở kia, liệu người đó có biết nỗi niềm. Khung cảnh nắng hanh, mây trôi như mở ra không gian, như một lời nhắn của “anh” đến với “em”.
- Chủ đề của bài thơ: Cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân về.
- Nhan đề Xuân về đã gợi mở trực tiếp khung cảnh thiên nhiên những ngày xuân sắp về.
Kết cấu tác phẩm có nét độc đáo:
+ Bài thơ giống như câu chuyện, phát triển theo thời gian, trần trụi với thiên nhiên, thân thiết với vầng trăng
+ Qúa khứ nghèo khó nhưng gần gũi với vầng trăng, khi về thành phố, sống với tiện nghi, con người lãng quên quá khứ.
+ Tình huống tạo nên yếu tố bất ngờ khi con người với vầng trăng gặp lại, con người giật mình thức tỉnh, soi xét lại sự vô tình, thờ ơ của bản thân.
+ Giọng điệu thơ chậm dãi, nhịp nhàng theo lời kể, lúc lại suy tư. Tất cả góp phần quan trọng bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình
Bài thơ có bổ cục ba phần:
- Phần 1 (hai khổ đầu): vầng trăng gắn liền với những ngày nghèo khó của tuổi thơ
- Phần 2 (3 khổ thơ tiếp): Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa con người với vầng trăng
- Phần 3 (2 khổ cuối): Sự thức tỉnh của con người
Khổ thơ thứ 4 là bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc khi đối diện với vầng trăng. Con người nhìn lại, tự soi chiếu vào mình, đó cũng là chủ đề tác giả muốn thể hiện trong tác phẩm
- Bài thơ được trình bày không theo thời gian tuyến tính, nhân vật trữ tình từ hiện tại nhớ về quá khứ
- Trong phần kết, giọng điệu của người kể chuyện cố tỏ ra lãnh đạm (qua lâu rồi, cũng thế cả thôi), song khi nhớ về những kỉ niệm thì giọng điệu trở nên buồn thương da diết (“không sao quên được”, “hạnh phúc nhất, xúc động nhất, đẹp đẽ nhất trong đời tôi”,...) và câu kết “Còn tôi, bây giờ đã đứng tuổi, tôi không hiểu nổi vì lẽ gì đã nói những lời đó...” ẩn chưa sự day dứt, trăn trở khôn nguôi.
- Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn xuất phát từ tình yêu thương, lòng đồng cảm, thấu hiểu giữa người với người. Trong cuộc sống, chúng ta phải thấu hiểu, yêu thương mọi người và sẵn sàng bày tỏ tình cảm một cách chân thành nhất.
Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm:
- Văn phong: Thể hiện cái tôi uyên bác, tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Cảm hứng thẩm mĩ: Thể hiện tình yêu, niềm tự hào, ca ngợi vẻ đẹp đối với dòng sông và cũng là với quê hương, đất nước.