K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Qua đoạn văn này, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó tha thiết, một niềm tự hào và một thái độ trân trọng, gìn giữ đối với những vẻ đẹp tự nhiên và đậm màu sắc văn hóa của dòng sông quê hương.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
24 tháng 12 2023

Tác giả đã thể hiện tình cảm yêu nhớ quê hương của mình trong văn bản Trở gió. Đó là tình cảm chân thành mộc mạc về quê hương với những thứ gần gũi thân quen gắn bó với những người lao động lam lũ. Trở gió thể hiện cảm nhận tinh tế của tác giả thông qua những điều bình dị của quê hương.

27 tháng 12 2023

- Đoạn văn đã trình bày rõ những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát: gợi cho tôi những cảm xúc sâu lắng.

Tác giả đoạn văn có sử dụng ngôi thứ nhất, xưng “tôi” để chia sẻ cảm xúc.

- Nội dung câu mở đoạn: giới thiệu bài ca dao và trình bày cảm xúc chung của nhân vật “tôi”.

- Phần thân đoạn gồm các câu văn phân tích từ ngữ trong bài và thể hiện cảm xúc của người viết.

- Nội dung của câu kết đoạn nói về bài học thấm thía mà người viết nhận được khi đọc bài ca dao này.

Tình cảm, cảm xúc của tác giả trong bài "Trở gió" là tình yêu quê hương và sự gắn kết mạnh mẽ giữa con người và thiên nhiên. Từng biến đổi của cảnh vật cuối năm đều được tác giả miêu tả vô cùng tỉ mỉ. Sự biến đổi của đất trời cũng tạo ra sự thay đổi trong cách cảm nhận trong lòng con người. Chắc chắn phải là người vô cùng yêu quê hương mới có thể viết có sự quan sát đầy tinh tế như vậy. Tác giả gắn bó sâu sắc với quê hương thông qua tình yêu và sự gắn kết với thiên nhiên mảnh đất Nam Bộ.

6 tháng 10 2023

loading...

CHÚC EM HỌC TỐT NHÉoaoa

 Dàn Ý Ghi Lại Cảm Xúc Về Bài Thơ Những Cánh Buồm:1. Mở đoạn:- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.- Giới thiệu về cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.2. Thân đoạn:a. Cảm xúc về nội dung: Thông qua văn bản, nhà thơ muốn ngợi ca tình cảm gia đình, cụ thể là tình cảm cha con gắn bó, khăng khít.* Tình cảm yêu thương, dạt dào của người cha dành cho đứa con thân yêu:- Lòng cha dâng lên nỗi niềm...
Đọc tiếp
 Dàn Ý Ghi Lại Cảm Xúc Về Bài Thơ Những Cánh Buồm:

1. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.
2. Thân đoạn:
a. Cảm xúc về nội dung: Thông qua văn bản, nhà thơ muốn ngợi ca tình cảm gia đình, cụ thể là tình cảm cha con gắn bó, khăng khít.
* Tình cảm yêu thương, dạt dào của người cha dành cho đứa con thân yêu:
- Lòng cha dâng lên nỗi niềm hạnh phúc khi dắt tay con đi trên bãi cát "dưới ánh mai hồng". => Cha luôn nâng niu, trân trọng từng khoảnh khắc bên con.
- Đối với con, cha luôn âu yếm, nhẹ nhàng:
+ Cha xoa đầu, mỉm cười nhìn con.
+ Cha từ tốn giải thích cho con sự bao la, rộng lớn của đất trời: "Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây, có cửa, có nhà,/ Vẫn là đất nước của ta,/ Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.".
- Cha giống như cánh buồm, luôn che chở, đồng hành cùng con trên bước đường hướng đến tương lai.
- Người cha dâng lên niềm hạnh phúc, vui sướng khi thấy ước mơ của mình ngày trước trong khát vọng, hoài bão của con hiện tại.
* Tình cảm sâu sắc và niềm tin yêu của con dành cho cha:
- Cha là người có thể giải đáp mọi thắc mắc, băn khoăn của con: "Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời/ Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?".
- Con mong "Cha mượn cho con buồm trắng nhé,/ Để con đi..." => Lời nói đã cho thấy sự tin tưởng tuyệt đối của con.
b. Cảm xúc về nghệ thuật:
- Yếu tố miêu tả được kết hợp hài hòa với tự sự.
- Từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm: "lênh khênh", "rực rỡ", "rả rích", "phơi phới", "thầm thì",...
- Các biện pháp tu từ độc đáo: điệp ngữ "không", ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Ánh nắng chảy đầy vai".
3. Kết đoạn:
Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

0
D
datcoder
CTVVIP
1 tháng 2 2024

Mạch cảm xúc đi từ thực tại đến quá khứ; từ tình thương một người con gái đẹp, tài hoa đến thương cho muôn kiếp tài hoa; từ thương người, Nguyễn Du ngậm ngùi trong nỗi thương mình.

 Viết đoạn văn (khoảng ½ trang giấy) nêu cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi- Cảm xúc chung của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi - Cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của...
Đọc tiếp

 Viết đoạn văn (khoảng ½ trang giấy) nêu cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

- Cảm xúc chung của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

- Cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản.

+ Tình yêu thương (Thức suốt đêm, quằn quại vì lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con)

+ Sự hi sinh (Sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con)

- Liên hệ bản thân ?

 

HS lưu ý: Trên đây là gợi ý viết đoạn văn. Các em thêm lời văn của mình và diễn đạt đúng theo hình thức của một đoạn văn.

0

tham khảo nha:

    Mẹ của En-ri-cô có tình yêu thương con sâu sắc, cao cả. Bà tận tụy, lo lắng cho En-ri-cô suốt ngày đêm trong những ngày cậu ốm: “thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” bà cũng giống như bao bà mẹ khác, luôn quan tâm, săn sóc và hết mình vì con. Thậm chí bà còn có thể hi sinh vì con “bỏ hết một năm hạnh phúc” để “tránh cho con một giờ đau đớn” hình ảnh tương phản kết hợp với “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con” càng làm nổi bật rõ hơn sự hi sinh, tình yêu thương của bà dành cho đứa con yêu quý của mình. Không chỉ yêu thương con, mẹ còn có vị trí vô cùng quan trọng với con. Mẹ là điểm tựa, là sự cưu mang, che chở trong suốt cuộc đời con: “mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay đón vào lòng”, dù có khôn lớn trưởng thành thì cũng sẽ cảm thấy yếu đuối nếu không có mẹ ở bên che chở. Nỗi bất hạnh, đau đớn nhất đối với con là không còn mẹ: “ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Bằng những lời lẽ vừa tha thiết, xúc động vừa nghiêm khắc, cảnh tỉnh người cha đã cho thấy vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời mỗi con người và “thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”. Văn bản đã cho thấy chân dung của một người mẹ có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng mà thầm lặng và vị tha. Qua hình ảnh người mẹ của En-ri-cô, ta càng thấy yêu mẹ hơn vì tình yêu thương vô bờ bến của người dành cho ta. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải yêu quý, kính trọng cha mẹ, cố gắng thành người để đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục lớn lao của cha mẹ đối với mình.

20 tháng 2 2018

Sự đối mặt thực sự diễn ra trong tĩnh lặng giữa nhân vật trữ tình với vầng trăng - quá khứ nghĩa tình. Cuộc gặp gỡ đối mặt này làm nhà thơ làm thức tỉnh lương tâm, tình cảm con người. Nhân vật trữ tình như tự soi chiếu vào chính mình, trong khoảnh khắc ấy “rưng rưng” nhớ về quá khứ vất vả, gian lao nhưng ngập tràn bình yên với thiên nhiên nay bỗng ùa về đầy trong trí nhớ. Tất cả những cảm xúc đó thực sự làm người đọc thấy cảm động và trân quý quá khứ nhiều hơn.

28 tháng 8 2017

Sự đối mặt thực sự diễn ra trong tĩnh lặng giữa nhân vật trữ tình với vầng trăng – quá khứ nghĩa tình. Cuộc gặp gỡ đối mặt này làm nhà thơ làm thức tỉnh lương tâm, tình cảm con người. Nhân vật trữ tình như tự soi chiếu vào chính mình, trong khoảnh khắc ấy “rưng rưng” nhớ về quá khứ vất vả, gian lao nhưng ngập tràn bình yên với thiên nhiên nay bỗng ùa về đầy trong trí nhớ. Tất cả những cảm xúc đó thực sự làm người đọc thấy cảm động và trân quý quá khứ nhiều hơn.