K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Nét chính về cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

- Nguyên nhân bùng nổ: mâu thuẫn dân tộc sâu sắc giữa nhân dân Đông Nam Á với thực dân phương Tây.

- Mục đích: chống lại ách cai trị bất công của chế độ thực dân, giành lại nền độc lập

- Thời điểm và hình thức đấu tranh không giống nhau giữa các nước.

- Cuộc đấu tranh tiêu biểu:

+ Cuộc đấu tranh của nhân dân trên quần đảo Ban-da (In-đô-nê-xi-a, thế kỉ XVII)

+ Khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô ở Gia-va (In-đô-nê-xi-a, thế kỉ XIX)

+ Các cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)

+ Các cuộc đấu tranh chống Anh của nhân dân Mi-an-ma (1824 - 1885).

- Kết quả: thất bại, bị thực dân phương Tây đàn áp.

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á

 

- Từ giữa thế kỉ XIX, khi các nước châu Âu và Bắc Mĩ căn bản hoàn thành cách mạng tư sản, bành trướng thế lực, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa thì các nước Đông Nam Á vẫn còn duy trì chế độ phong kiến nhưng đều lâm vào khủng hoảng về chính trị, kinh tế, xã hội.              

 

- Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây:

+ In-đô-nê-xi-a bị Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan xâm lược và đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành xâm chiếm và lập ách thống trị.

+ Phi-lip-pin bị Tây Ban Nha, Mĩ nhòm ngó. Giữa thế kỉ XVI, bị Tây Ban Nha thống trị, đến năm 1898, Mĩ hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Phi-lip-pin. Năm 1899 – 1902, Mĩ xâm lược Phi-lip-pin, biến quần đảo, này thành thuộc địa.

+ Năm 1885, Miến Điện bị Anh thôn tính.

+ Đầu thế kỉ XIX, Ma-lai-xi-a trở thành thuộc địa của Anh.

+ Cuối thế kỉ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia).

+ Thái Lan bị Anh, Pháp tranh chấp nhưng vẫn giữ được độc lập.

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 

Ở In-đô-nê-xi-a:

+ Sau khi bị thực dân Hà Lan đô hộ, nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu đã nổ ra như: khởi nghĩa Tơ-ru-nô Giê-giô (1675), khởi nghĩa Su-ra-pa-tit (1683 - 1719), khởi nghĩa Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830),...

+ Kết quả: các cuộc đấu tranh đều thất bại.

Tại Phi-líp-pin:

+ Ngay khi thực dân Tây Ban Nha xâm nhập đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của thổ dân đảo Mác-tan (1521) với thủ lĩnh là La-pu-la-pu.

+ Đến đầu thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh đã có bước tiến rõ rệt, tiêu biểu là khởi nghĩa của Nô-va-lét (1823), khởi nghĩa Khơ-rút-xơ (1844).

- Ở Miến Điện: ngay từ cuộc xâm lược đầu tiên (1824 - 1826), quân Anh đã vấp phải sự kháng cự của quân đội Miến Điện do tướng Ban-đu-la chỉ huy. Đến năm 1825, Ban-du-la hi sinh, cuộc kháng chiến thất bại.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nhận xét:

+ Trong các thế kỉ XVI - XIX, phong trào đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, trong đó, đông đảo nhất là nông dân.

+ Hình thức đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á rất phong phú, đa dạng, nhưng đấu tranh vũ trang là hình thức phổ biến nhất.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.

- Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nhưng do nhiều nguyên nhân, các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á trong giai đoạn này vẫn chưa giành được thắng lợi.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.

- Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nhưng do nhiều nguyên nhân, các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á trong giai đoạn này vẫn chưa giành được thắng lợi.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Hành trình giành độc lập của các nước Đông Nam Á: Từ cuối thế kỉ XIX, sau khi chủ nghĩa thực dân áp đặt được ách cai trị đối với các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước này chuyển sang một thời kì mới - thời kì đấu tranh giành lại độc lập dân tộc và trải qua ba giai đoạn phát triển chính.

- Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920:

+ Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến do giai cấp phong kiến hoặc nông dân lãnh đạo, diễn ra chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Campuchia.

+ Phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản diễn ra sớm nhất ở Philíppin, Inđônêxia, Mianma,… dưới sự dẫn dắt của các trí thức cấp tiến.

- Giai đoạn 2: từ năm 1920 đến năm 1945:

+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng: tư sản (do giai cấp tư sản lãnh đạo) và vô sản (do giai cấp vô sản lãnh đạo). Nhiều đảng phái tiến bộ đã ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân bằng cả phương pháp hòa bình và đấu tranh vũ trang.

+ Sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng minh (1945), nhân dân một số nước như: Inđônêxia, Việt Nam, Lào,.. đã tiến hành cách mạng giành độc lập dân tộc.

- Giai đoạn 3: từ năm 1945 đến năm 1975:

+ Tại Philíppin, Mianma, Malaixia, Inđônêxia diễn ra đấu tranh yêu cầu các nước thực dân phương Tây trao trả độc lập.

+ Trên bán đảo Đông Dương, nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược của Pháp và Mỹ cho đến năm 1975.

+ Năm 1984, Brunây giành được độc lập.

♦ Ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á: sau hơn 4 thế kỉ thống trị, thực dân phương Tây đã tạo ra một số thay đổi ở khu vực Đông Nam Á, như: gắn kết khu vực với thị trường thế giới, du nhập nền sản xuất công nghiệp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa,… Tuy nhiên, chế độ thực dân đã để lại những hậu quả nặng nề đối với các quốc gia Đông Nam Á.

26 tháng 10 2019

Đáp án A

13 tháng 8 2023

Tham khảo

 Nguyên nhân khiến các cuộc kháng chiến của nhân dân Đông Nam Á thất bại:

+ Một là: Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân, bạc nhược trước sức mạnh của kẻ thù. Triều đình nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chính trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp.

+ Hai là: Nhân dân yêu nước, chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, dễ bị thực dân Pháp từng bước đàn áp.

+ Ba là: Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.

14 tháng 8 2023

 Tham khảo: Giới thiệu về anh hùng Trương Định (Việt Nam)

Trương Định (Trương Công Định) sinh năm 1820, người xã Tư Cung, huyện Bình Sơn,  nay thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Trương Định là con của quan Thủy Vệ Uý Trương Cầm, tỉnh Gia Định. Năm 1854, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của triều đình Huế do Nguyễn Tri Phương thi hành, ông đem hết tài sản đi chiêu mộ dân nghèo vùng Quảng Nam - Quảng Ngãi vào khai hoang lập đồn điền ở Gia Thuận, thuộc huyện Gò Công Đông ngày nay và được bổ chức Phó Quản Cơ của đồn điền.

Khi thực dân Pháp đưa quân đánh chiếm các tỉnh Đông Nam Kì của Việt Nam, Trương Định đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy kháng chiến ở Tân Hòa. Sau khi Hiệp ước Nhâm Tuất được kí kết (1862), triều đình nhà Nguyễn hạ lệnh cho Trương Định bãi binh, mặt khác lại điều ông nhận chức Lãnh binh ở An Giang, rồi Phú Yên. Nhưng được sự ủng hộ của nhân dân, ông đã chống lệnh triều đình, quyết tâm ở lại cùng nhân dân kháng chiến “bảo vệ non sông, xóm làng”.

Nghĩa quân do Trương Định chỉ huy đã anh dũng chiến đấu, tổ chức vây đánh địch tại các vùng như: Mỹ Tho, Tân An, Chợ Lớn,… Sau khi căn cứ Tân Hòa (Gò Công) rơi vào tay Pháp, trước hỏa lực mạnh của địch, Trương Định đã buộc phải cho quân rút lui về căn cứ Tân Phước để bảo toàn lực lượng. Tại căn cứ Tân Phước, Trương Định cùng quân sĩ ráo riết chuẩn bị để tổ chức phản công, thu phục lại căn cứ Tân Hòa. Giữa lúc đó, giặc Pháp có tay sai là Huỳnh Công Tấn (tên này trước theo nghĩa quân, nhưng sau đó đã đầu hàng Pháp) dẫn đường bí mật lọt vào căn cứ, bao vây Trương Định và các tùy tướng. Trong cuộc đấu súng quyết liệt vào hửng sáng ngày 20/8/1864, Trương Định không may bị trúng đạn, gãy xương sống. Không muốn để giặc bắt, Trương Định đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành công cuộc xâm chiếm toàn bộ đất đai và đặt ách cai trị ở Ấn Độ. Dưới ách cai trị của thực dân Anh, hình Ấn Độ có sự chuyển biến toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, thực dân phương Tây đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Đông Nam Á. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á diễn ra khắp nơi, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa ở In-đô-nê-xi-a; Phi-líp-pin, ch, Cam-pu-chia,…